Bước tới nội dung

Thảo luận:Người Mường

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Buiquangtu trong đề tài Chưa có tiêu đề

Chưa có tiêu đề

[sửa mã nguồn]

Có một giả thuyết (rất tiếc, tôi quên nguồn) cho là người Mường xưa kia cũng chính là người Việt. Đến thế kỷ 13 thì số sống ở vùng trung du Bắc bộ tách ra thành một tộc riêng. Vì thế mà người ta thấy có vô số điểm trùng hợp giữa người Việt và người Mường trên các mặt nhân chủng, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡngv.v.; đặc biệt khi so sánh các "vết tích còn lại" của người Việt từ thế kỷ thứ mười trở về trước.

TQNAM 09:29, 19 tháng 10 2006 (UTC)

Có nhiều giả thuyết rằng người Mường và người Kinh có cùng gốc rễ, hiện nay đa phần các học giả chấp nhận giả thuyết này, họ chỉ tập trung vào tìm hiểu thời điểm sự phân nhánh thành hai tộc người. Có nhiều giả thuyết, một trong những giả thuyết nói rằng thời điểm ấy là khi nhà Đường đánh bại quân Nam Chiếu, khoảng thế kỷ thứ 8, những bộ phận Việt cổ liên minh với Nam Chiếu chống Đường chạy lên núi, bị cắt đứt liên lạc với đồng bằng, trở thành Mường, và duy trì nhiều truyền thống, dấu vết văn hóa, phong tục Việt cổ, người Việt đồng bằng tiếp tục con đường "Hán hóa" và trở thành người Kinh. Xem thêm "The birth of Vietnam", tác giả Keith Taylor. Có những giả thuyết khác thì cho rằng quá trình này muộn hơn, lấy dẫn chứng rằng có lẽ vua Lê Lợi cũng là người Mường, thậm chí dòng dõi các chúa Trịnh, Nguyễn cũng xuất xứ là người Mường Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh. Gần nhất là giả thiết khái niệm "người Mường" do Pháp đặt ra, để tiện việc quản lý hành chính, phân biệt các nhóm người ở các vùng khác nhau (miền núi - đồng bằng), không nhất thiết phản ánh đặc trưng tộc người. ~~ Rotceh thảo luận quên ký tên này là của Rotceh (thảo luận • đóng góp).

Khi đọc các bài Hệ ngôn ngữ Nam Á, Nhóm ngôn ngữ Môn-KhmerTiếng Việt thì sẽ thấy tiêng Việt và tiếng Mường có chung gốc (nhánh Việt-Mường). Mekong Bluesman 11:12, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quan điểm mới nhất của Keith Taylor khi trả lời phóng viên bbc ban Việt ngữ ngày 26-6-2003: "trước thế kỷ 20, những người mà hiện nay ta gọi là người Kinh hay người Mường đã không bị phân biệt. Tất cả những người này đã cư trú trong một khư vực chính trị. Rất nhiều người có vai trò quan trọng trong lịch sử như Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lê Lợi đã ở những vùng mà hiện nay ta gọi là những địa phương người Mường"(trích địa chỉe-cadao.com. Tiến sĩ sử học Mai Thị Hồng Hải thuộc trường đại học Hồng Đức- Thanh Hóa qua bài viết về "Mối quan hệ Việt - Mường ở Thanh Hóa" cho thấy ở miền tây Thanh Hoá, ranh giới giữa người Mường và Kinh không phân định rõ ràng. Tức là có những bộ phận trước đây gốc người Kinh, nay thành người Mường hay ngược lại. Thậm chí ở các huyện đồng bằng, trong tiếng Kinh có rất nhiều từ của tiếng Mường. Hiện tượng này thể hiện ở cả hai xã Ngọc Lương và Yên Trị của tỉnh Hòa Bình. Hai xã này giáp với Nho Quan- Ninh Bình, về phong tục hoàn toàn là của đồng bằng bắc bộ. Người dân Mường ở đây có ngôn ngữ mà người Kinh thấy không khác là mấy, da số chuyển từ Nam Định và Ninh Bình lên từ thời Hậu Lê. Điều nay lại càng cho thấy mối quan hệ Việt- Mường rất gần gũi và sâu đậm.


Theo GS Từ Chi, các nhà ngôn ngữ học lịcch sử nhận xét tiếng Mướng và tiếng Việt tách đôi từ thế kỷ thứ 7. Bản thân tôi nhận thất trong tiếng Mường còn lưu giữa nhiều phát âm cổ của tiếng Việt mà hiện nay chỉ một số ít cụ già Việt còn nói, như âm "w, j" v.v. TQNAM (thảo luận) 04:56, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời


Theo tôi Việt Mường phải phân tách từ thế kỷ 8 đến thể kỷ 10. Và không thể phân tách sau thời nhà Lê (thế kỷ 15 bởi những lý do sau: 1. ngừoi mường sử dụng sử thi đẻ đất đẻ nước. nếu tách ra từ thế kỷ 15 thì người kinh vẫn phải biết sử thi đẻ đất đẻ nước. Vì trong thời gian ngắn người Kinh không thể lại quên đựoc 2. Dùng công chiêng và vai trò cồng chiêng rất quan trọng với nguơi Mường. nhưng người Kinh lại không phổ biến. 3. Một số dòng họ Đinh người Mường vẫn nhận là con cháu Vua Đinh tiên Hoàng(hay quân lính của ông) và tại sao họ lại phải lên vùng Mường sinh sống. Nên nhớ là thời Đinh có biến cố chính trị rất lớn là Vua Lê Hoàn lên ngôi và việc Đinh Tiên Hoàng bị giết 4. Ở Nho Quan Ninh Bình có 1 cái đền điện và vùng này xưa toàn người Mường. do 1 vị quang lang Mường (lang đạo Mường) cai quản. và người trong nom ngôi điện này phải là người mang họ đinh, Quách, Bạch, Hà, Bùi(họ người Mường) trong nom mơi được. Và có thông tin vùng này khoảng 60% là người Mường nhưng giờ họ nới toàn tiếng Kinh, thờ cúng giống người kinh rồi. Nhưng khi xưa tổ tiên họ là Người Mường. 5 Mường Kinh ở gần nhau nên Taylor dùng phuơng pháp phân tích ngôn ngữ mà giải thích thời điểm tách ra giữa người Mường và kinh thì không chính xác đượcLacsoncuong (thảo luận) 01:31, ngày 1 tháng 11 năm 2015 (UTC)LSCLacsoncuong (thảo luận) 01:31, ngày 1 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời




Mẫu Trang phục Mường trong phần người Mường này không phải là trang phục Mường. Ai thay thế đi đựoc không ạ. Đây có sự nhầm lẫn gì chăngLacsoncuong (thảo luận) 02:31, ngày 1 tháng 11 năm 2015 (UTC)lscLacsoncuong (thảo luận) 02:31, ngày 1 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Trong bai viết này o phan những nguoi danh tiếng của dân tộc Mường chua cập nhật hết những người danh tiếng. Bui khac tiep (thảo luận) 01:42, ngày 9 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nếu các bạn có nguồn thông tin, nhờ các bạn bổ sung. Buiquangtu (thảo luận) 02:27, ngày 9 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời