Thảo luận:Murakami Haruki
Thêm đề tàiDự án Văn học | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Nội dung tạm do Thành viên:Viethavvh viết
[sửa mã nguồn]Murakami Haruki (Tiếng Nhật: 村上春樹, âm Hán Việt: Thôn Thượng Xuân Thụ)[1], sinh năm 1949 tại Kyoto và hiện đang sống ở Boston, Mỹ, là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật. Từ thời điểm nhận giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979 đến nay, hơn một phần tư thế kỷ hoạt động và viết lách, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng trên thế giới[2], đồng thời trong nước ông là người luôn tồn tại ở tiền cảnh sân khấu văn học Nhật Bản[3]. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mĩ danh "nhà văn được yêu thích", "nhà văn best-seller", "nhà văn của giới trẻ".
Tiểu sử
[sửa mã nguồn]Sự nghiệp
[sửa mã nguồn]Sự nghiệp của Murakami Haruki biểu hiện trên các phương tiện truyền thông thành 5 thời kỳ, tuy cách phân chia đó không có nghĩa là đồng nhất với cách phân loại theo hoạt động văn học của ông:
1979-1984
[sửa mã nguồn]Murakami Haruki xuất hiện lặng lẽ trên văn đàn và chỉ đến khi tác phẩm tiểu thuyết Hãy nghe tiếng hát của gió của ông được nhận giải thưởng Gunzo vào ngày 9 tháng 4 năm 1979 giới báo chí mới vào cuộc. Một số nhật báo đăng tin một cách vắn tắt về ông và tuần báo Asahi Simbun lần đầu tiên đăng hai trang phỏng vấn với tựa đề "Giải thưởng nhà văn mới Gunzo - ông Murakami Haruki" và nhấn mạnh "sự xuất hiện thêm một nhà văn mới khác biệt nữa trong một khung cảnh văn học đang nối tiếp những nhà văn khác người". Tuy nhiên, chàng thanh niên Murakami 29 tuổi trong lúc này vẫn còn chưa chú ý đúng mức đến sự nghiệp cầm bút, bởi nghề nghiệp chính của anh lúc này là kinh doanh băng đĩa nhạc và chủ một quán cafe nhạc jazz.
Hai năm sau, năm 1981, Murakami quyết định sống chuyên về sáng tác nên bán quán lại cho người khác. Đây là một bước đi mạnh dạn của tác giả, bởi trước đó anh chỉ mới xuất bản 2 tiểu thuyết (trừ cuốn được giải nói trên, một tiểu thuyết khác mang tên Pinball xuất bản năm 1973). Tuy nhiên, các nhà phê bình như Kawamoto Saburo, Yoshimoto Takaaki, Tssukimura Toshiyuki đã chú ý đến văn phong độc đáo và giới trẻ yêu thích văn học bắt đầu rầm rĩ về nhà văn mới này. Tuy thời điểm này còn ít thông tin về tác giả trên báo ngày nhưng nhật báo Asahi đã đăng bài phỏng vấn ngắn: Nhà văn trầm lặng được thế hệ trẻ yêu thích[4] và tiếp theo là cho đăng bài viết của Murakami mang tên Sự hấp dẫn của Fitzgerald[5].
Trong năm 1982 khi Murakami nhận "Giải thưởng nhà văn mới văn nghệ Noma lần thứ 4" với tiểu thuyết thứ ba mang tên Cuộc săn cừu hoang (đăng trên Gunzo số 8 và thành sách xuất bản tháng 10), báo chí lại được dịp nói nhiều về tác giả. Những bài báo trong giai đoạn này trên Mainichi và Sankeinói nhiều về cuộc sống của ông: "không ti vi, không xe hơi, không đi ngoại quốc", "chạy bộ 10km mỗi ngày", "mặc áo thể thao, sống trong phòng đầy đĩa và băng cát xét" [6]. Đặc biệt, với chuyên mục phỏng vấn đăng liên tục 7 kỳ về "thần tượng của giới trẻ" trên Asahi Jounar, Murakami đã thực sự gửi làn gió mới vào văn đàn Nhật Bản, khẳng định hình ảnh Murakami Haruki trong lớp độc giả rộng rãi đặc biệt là độc giả trẻ.
1985-1987
[sửa mã nguồn]Từ lúc nhận giải thưởng Tanizaki Junichiro năm 1984 cho đến thời điểm tác phẩm Rừng Na Uy bùng nổ thành hiện tượng best-seller năm 1997.
1988-1996
[sửa mã nguồn]Từ năm nhận giải thưởng văn học báo Yomiuri cho đến 1996.
1997-2000
[sửa mã nguồn]Từ 1997 đến năm 2000 xuất bản tác phẩm Sau động đất.
2001-nay
[sửa mã nguồn]Giải thưởng
[sửa mã nguồn]Trong nước
[sửa mã nguồn]- Giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979
- Giải thưởng Nhà văn mới Noma năm 1982
- Giải thưởng văn học Tanizaki năm 1985
- Giải thưởng ăn học Yomiuri năm 1995
Quốc tế
[sửa mã nguồn]Trong năm 2006, Murakami Haruki đã được 2 giải thưởng quốc tế là Giải thưởng văn học Franz Kafka cho thể loại tiểu thuyết, và Giải thưởng Frank O'Connor cho truyện ngắn.
Những câu nói đáng chú ý
[sửa mã nguồn]Những câu nói đáng chú ý của Murakami Haruki được trích dẫn lại đây là những câu trả lời phỏng vấn từ Trần Tiễn Cao Đăng qua email[7], với hàm ý dành riêng cho độc giả Việt Nam nhân dịp nhiều tác phẩm của ông vừa được xuất bản bằng tiếng Việt:
- Tôi thích rượu vang Pháp. Nhưng chẳng ai bảo rằng vì vậy mà tôi chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Pháp. Tôi vẫn là một tiểu thuyết gia Nhật Bản, không gì khác. Tôi không nghĩ đấy là điều gì lạ lùng, sai lạc, kỳ quặc, trái khoáy, phi tự nhiên hay đáng thẹn. Một số nhà phê bình hay học giả phương Tây cứ có cái thói hễ văn chương châu Á thì cứ phải là đặc thù châu Á. Chẳng có lý do gì tôi phải thỏa mãn cái lối nhìn rập khuôn của họ. Cái mà tôi muốn mô tả trong tác phẩm của tôi là những con người. Tôi gọi họ là "những con người của tôi". Có thể diễn dịch rằng ấy là "người Nhật" mà cũng có thể diễn dịch họ là con người nói chung.
- Tôi không nghĩ mình là nhà văn hậu hiện đại, mặc dù nếu bạn gọi tôi bằng cái tên đó thì tôi không phản đối. Nói thật, người ta gọi tôi là gì tôi cũng chẳng quan tâm. Theo ý tôi, tôi chỉ là người kể chuyện. Một người kể chuyện khá cừ, chắc vậy. Tôi cho rằng trên thế giới có hai loại tiểu thuyết gia: tiểu thuyết gia đầy cảm hứng và tiểu thuyết gia thường. Bạn cũng đoán được rồi đó, tôi muốn mình là loại thứ nhất.
- Tôi chẳng mấy quan tâm đến bất kỳ giải thưởng nào. Giải thưởng đích thực của tôi là độc giả, những độc giả đang mong chờ tác phẩm kế tiếp của tôi. Tôi rất trân trọng sự quan tâm và thủy chung của họ. Tôi đã nỗ lực suốt nhiều năm trời để nắm được tư tưởng họ, tâm hồn họ, và dường như tôi đã nắm được tư tưởng, tâm hồn độc giả, nhiều độc giả.
- Đến năm 29 tuổi tôi mới bắt đầu viết[8]. Trước thời gian đó tôi chẳng có gì để viết. Đôi khi bạn phải sống cuộc đời của chính mình cho hết sức hết lòng, hết mực chân thành, sau đó bạn mới tìm thấy một cái gì đó của riêng mình để viết.
Đặc điểm nghệ thuật
[sửa mã nguồn]Tác phẩm
[sửa mã nguồn]Một số tác phẩm đã dịch ở Việt Nam
[sửa mã nguồn]- Rừng Na Uy (Hạnh Liên và Hải Thanh dịch theo bản tiếng Anh của Alfred Birnbaum, Bùi Phụng hiệu đính). Nhà xuất bản văn học, 1997.
- Rừng Na Uy, Trịnh Lữ hiệu đính, Nhã Nam và NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2006.
- Biên niên ký chim vặn dây cót (Trần Tiễn Cao Đăng dịch), Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 2006
- Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời (Cao Việt Dũng dịch theo bản tiếng Pháp có tham khảo bản tiếng Nhật), Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 2007.
- Kafka bên bờ biển (sắp xuất bản), Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 2007.
- Các tập truyện ngắn do Phạm Vũ Thịnh dịch và Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành: Ngày đẹp trời để xem Kangaroo (18 truyện), Đom đóm, Sau cơn động đất, Người Ti-vi (14 truyện), Bóng ma ở Lexington (14 truyện).
Chú thích
[sửa mã nguồn]- ^ Khi nhận giải Gunzo lần thứ 22 năm 1979, theo tin của báo chí thì người nhận giải là Haruki nhưng Haruki viết Kanji là "Xuân Kỷ", trong khi đó tạp chí Gunzo cùng năm lại ghi Haruki là "Xuân Thụ", có thể trong thời gian rất ngắn ông dùng bút danh Xuân Kỷ còn Xuân Thụ là tên thật.
- ^ Theo lời nhận định của chính tác giả trong trả lời phỏng vấn của Trần Tiễn Cao Đăng (tiếng Anh). Murakami Haruki cũng cho biết không có khả năng theo dõi các bản dịch có tốt không, ngoại trừ bản tiếng Anh được ông xem khá kỹ
- ^ Murakami Haruki - hiện tượng cùng thời đại, OOI Kouchi (ký giả Ban văn nghệ Báo Mainichi), kỷ yếu hội thảo Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto.
- ^ Asahi, số ra chiều ngày 17 tháng 5 năm 1980
- ^ Asahi, số ra chiều ngày 12 tháng 11 năm 1980
- ^ Mainichi, số ra ngày 1 tháng 5 năm 1982
- ^ Trích đăng lại từ Kỷ yếu hội thảo Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto tổ chức ở Việt Nam.
- ^ Thực tế tác giả đã từng có tiểu thuyết xuất bản từ năm 1973, tức năm 23 tuổi, có lẽ ý của tác giả ở đây là cầm bút thực sự với văn nghiệp,
Tham khảo
[sửa mã nguồn]- Kỷ yếu hội thảo Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto, Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam–Nhật Bản (VJCC), Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam và, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức. Tháng 3 năm 2007.
Liên kết ngoài
[sửa mã nguồn]- http://www.thuvien.net/news_folder/tt_tvtnc/mlnews.2006-07-26.8312968124 Cao trào sách của Haruki Murakami tại Việt Nam]