Thảo luận:Miếng ăn là miếng nhục
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Buiquangtu trong đề tài Miếng ăn là miếng tồi tàn
Tôi không rõ "Miếng ăn là miếng tồi tàn" có phải là "Miếng ăn là miếng nhục" không, theo 1 số nguồn hình như nó giống nhau? A l p h a m a Talk 00:00, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Nhờ chị Vi mà giờ em mới được biết câu này... Buiquangtu (thảo luận) 00:05, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Câu này là thành ngữ xuất phát từ ca dao: "Miếng ăn là miếng tồi tàn,/ Mất đi một miếng lộn gan lên đầu." Nó "chỉ ra tính chất thấp hèn của các giá trị vật chất, tiêu biểu là những “miếng ăn”, chỉ tạo được sự thỏa mãn nhất thời mà không để lại tác động dài lâu trong việc hoàn thiện tâm hồn. Hơn thế nữa, nó còn là đầu mối khởi lên biết bao tranh chấp, giành giật trong xã hội, chỉ bởi vì thế thái nhân tình vẫn luôn “mất đi một miếng lộn gan lên đầu”.[1] Theo như cách giải nghĩa này tôi nhận thấy nó có sự khác biệt nhất định so với "miếng ăn là miếng nhục". Dĩ nhiên trong 1 số trường hợp thông thường thì dùng câu nào cũng được. Nhưng ví dụ như có nhà báo nào phê phán việc người VN kỷ lục gì đó về tiêu thụ rượu bia và ăn thịt chó thì họ sẽ chọn tít "miếng ăn là miếng tồi tàn" thay vì "miếng nhục".[2] ~ Violet (talk) ~ 00:27, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Có vẻ như miếng ăn là miếng nhục tập trung vào tác động tới phẩm giá (cá nhân?), trong khi miếng ăn là miếng tồi tàn có thể chỉ tới tác động tồi tệ trên nhiều khía cạnh, và cụ thể là có thể gây ra tranh chấp, như trong mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Buiquangtu (thảo luận) 00:33, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Theo tôi hiểu thì "miếng ăn là miếng nhục" là vì để được ăn mà chấp nhận chịu nhục, còn "miếng ăn là miếng tồi tàn" là vi tranh giành miếng ăn/quyền được ăn mà dễ dẫn tới phản ứng khi bị đụng chạm tới miếng ăn. Nhưng ngoài trường hợp văn chương, báo chí cần chọn lựa dùng từ kỹ lưỡng thì trong đời sống thường ngày vẫn thấy người ta dùng song song. ~ Violet (talk) ~ 00:49, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Có vẻ như miếng ăn là miếng nhục tập trung vào tác động tới phẩm giá (cá nhân?), trong khi miếng ăn là miếng tồi tàn có thể chỉ tới tác động tồi tệ trên nhiều khía cạnh, và cụ thể là có thể gây ra tranh chấp, như trong mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Buiquangtu (thảo luận) 00:33, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Câu này là thành ngữ xuất phát từ ca dao: "Miếng ăn là miếng tồi tàn,/ Mất đi một miếng lộn gan lên đầu." Nó "chỉ ra tính chất thấp hèn của các giá trị vật chất, tiêu biểu là những “miếng ăn”, chỉ tạo được sự thỏa mãn nhất thời mà không để lại tác động dài lâu trong việc hoàn thiện tâm hồn. Hơn thế nữa, nó còn là đầu mối khởi lên biết bao tranh chấp, giành giật trong xã hội, chỉ bởi vì thế thái nhân tình vẫn luôn “mất đi một miếng lộn gan lên đầu”.[1] Theo như cách giải nghĩa này tôi nhận thấy nó có sự khác biệt nhất định so với "miếng ăn là miếng nhục". Dĩ nhiên trong 1 số trường hợp thông thường thì dùng câu nào cũng được. Nhưng ví dụ như có nhà báo nào phê phán việc người VN kỷ lục gì đó về tiêu thụ rượu bia và ăn thịt chó thì họ sẽ chọn tít "miếng ăn là miếng tồi tàn" thay vì "miếng nhục".[2] ~ Violet (talk) ~ 00:27, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Nhân đây xin hỏi @Alphama: Tạp chí văn học có được xuất bản trực tuyến không vậy? Buiquangtu (thảo luận) 20:52, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- @Buiquangtu: Tạp chí nào bạn, trong bài á hả? A l p h a m a Talk 01:12, ngày 11 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- @Alphama: Ừm, tạp chí của Viện Văn học đó. Ý mình muốn hỏi có thể đọc trực tuyến không. Buiquangtu (thảo luận) 01:34, ngày 11 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Không bạn nhé!. Chỉ có tạp chí [3] này thì đọc được nhưng của người Việt hải ngoại. A l p h a m a Talk 01:51, ngày 11 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Ồ tiếc quá. Cám ơn bạn. Buiquangtu (thảo luận) 02:03, ngày 11 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Không bạn nhé!. Chỉ có tạp chí [3] này thì đọc được nhưng của người Việt hải ngoại. A l p h a m a Talk 01:51, ngày 11 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- @Alphama: Ừm, tạp chí của Viện Văn học đó. Ý mình muốn hỏi có thể đọc trực tuyến không. Buiquangtu (thảo luận) 01:34, ngày 11 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- @Buiquangtu: Tạp chí nào bạn, trong bài á hả? A l p h a m a Talk 01:12, ngày 11 tháng 8 năm 2020 (UTC)