Thảo luận:Lobsang Rampa
Thêm đề tàiCâu hỏi
[sửa mã nguồn]Các cuốn sách trong bài này đã được dịch sang tiếng Việt chưa mà có tên tiếng Việt? Mekong Bluesman 16:58, 29 tháng 8 2006 (UTC)
Sách của Rampa
[sửa mã nguồn]Theo như tôi biết thì chỉ có The Third Eye được phỏng dịch bởi Nguyễn Hữu Kiệt như là "Tây Tạng Huyền Bí". Khi đọc bản tiếng Anh The Third Eye thì tôi mới thấy sự giống nhau giữa câu chuyện trong đó và trong cuốn "Tây Tạng Huyền Bí". Cuốn "Câu chuyện Rampa" (The Rampa Story) cũng được ai đó dịch ra tiếng Việt rồi, trước đây tôi có thấy trên quảng cáo trên nhà sách Làng Văn, bây giờ không thấy nữa. Còn các cuốn khác thì tôi chưa thấy ai dịch. Một ngày đẹp trời nào đó (và tôi rãnh rỗi) tôi sẽ ngồi dịch ... QT 12:21, 30 tháng 8 2006 (UTC)QT
- Những sách nào đã được dịch sang tiếng Việt thì nên dùng tên tiếng Việt đó (dù dịch không đúng hay không gần đúng); những sách chưa được dịch thì nên dùng tên gốc (có thể cho cách dịch của người viết vào trong ngoặc, nhưng không có thể viết bên ngoài vì tên đó không là tên chính thức của một cuốn sách). Mekong Bluesman 15:24, 30 tháng 8 2006 (UTC)
Nội dung
[sửa mã nguồn]Theo như nội dung hiện nay trong bài thì Lobsang Rampa là tên một linh hồn. Còn theo bài en:Lobsang Rampa thì đây là tên một nhà văn Anh. Không biết điều này nên được hiểu như thế nào ? Casablanca1911 07:04, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC) Cái này rất khó trả lời. Theo như tôi đọc cuốn The Rampa story và Doctor from Lhasa thì ông kể rằng thân xác ông đã bị hủy hoại nặng nề vì những tra tấn của phát xít Nhật nên đã mượn xác của người Anh (tên là Cyril Henry Hoskin) để viết ra những cuốn sách ký tên là Lobsang Rampa. Ông Cyril là một người thợ sửa ống nước, sau khi hồn của Rampa nhập vào thì mới bắt đầu viết những cuốn sách về Tây Tạng. Chính vì vậy người phương Tây nghi ngờ sự trung thực của những cuốn sách của Lobsang Rampa, (xem bản tiếng Anh). Tuy nhiên khi đọc những cuốn sách kí tên bởi Lobsang Rampa thì giọng văn rất chân thành và trung thực, do vậy tôi viết rằng Lobsang Rampa là tên một linh hồn là trung lập nhất theo kiểu wikipedia. Bạn casa có thích đọc bản tiếng Anh thì có link phía dưới bài. Nhưng nếu không rảnh thì một ngày đẹp trời nào đó tôi sẽ tóm tắt nội dung những cuốn sách đó cho bạn đọc QT 07:14, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)QT
- Từ trang tiếng Đức de:Lobsang Rampa:
- Lobsang Rampa là bút hiệu của nhà văn người Anh Cyril Henry Hoskin (1911 Plympton, Devonshire, Anh - 1981). Năm 1956 quyển sách nổi tiếng The Third Eye được xuất bản, trong đó tác giả tự xưng là Dr. Tuesday Lobsang Rampa và tự xưng là một vị Lama. Ông quả quyết rằng một con mắt thứ ba, có được qua một cuộc giải phẩu nhiều đau đớn, đã mang lại cho ông nhiều khả năng bí truyền (esoteric). Tên Tuesday là do muốn nhắc lại rằng ông đã ra đời vào một ngày thứ Ba. Khi danh tính thật sự bị tiết lộ, ông quả quyết rằng linh hồn của Lobsang Rampa hiện đang ở bên trong thân thể của Hoskin, người đã đồng ý sự trao đổi này. Thế nhưng ông thể giải thích được rằng tại sao ông nói tiếng Anh chứ không phải tiếng Tây Tạng.
- Theo ý riên của tôi thì trang tiếng Đức viết dễ hiểu hơn một ít. Có thể tham khảo mang vào bài tiếng Việt để người khác đọc dễ hiểu hơn. Thân. Phan Ba 07:27, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Mục "Các sách viết bởi Lobsang Rampa" vô lý. Linh hồn không thể viết được. Bạn muốn viết về Lobsang Rampa với vai trò một linh hồn (như 1 nhân vật nào đó trong tác phẩm văn học), ok, nhưng thống kê các sách đã được xuất bản do linh hồn này là tác giả thì e không khoa học. Casablanca1911 07:28, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Đúng là linh hồn thì không thể nào viết được nếu không có thân xác. Tuy vậy, có thân xác nhưng không có kiến thức về Tây Tạng (như tôi đây chẳng hạn :) ) thì cũng không viết được những cuốn sách như vậy. Linh hồn và thể xác là những khái niệm nằm ngoài phạm vi của khoa học. Đây là những vấn đề về tâm linh có thể tranh cãi cả mấy kiếp sống cũng không hết. Tôi không có nhiều kiến thức chuyên môn về các vấn đề này, cảm nhận về các vấn đề tâm linh cũng mang tính chủ quan là chính, tranh cãi với tôi cũng vô ích thôi :) QT 08:48, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)QT.
Tất nhiên là sẽ không tranh cãi và giải thích được lý lẽ cho vấn đề tâm linh. Một bài viết về tâm linh sẽ được hiểu theo hoàn cảnh và tinh thần của bài viết. Nhưng bài này nửa tâm linh, nửa bách khoa. Tóm tắt lại nội dung hiện nay của bài viết là : có một linh hồn tên là Lobsang Rampa và nhờ thể xác của một người trần mắt thịt, linh hồn này đã cho xuất bản rất nhiều tác phẩm. Có lẽ nên đổi tên bài thành "hiện tượng Lobsang Rampa" thì đúng hơn. Còn tên bài hiện nay thì để dùng cho bài viết về Lobsang Rampa, một nhà văn người Anh, như các wiki khác. Như vậy thì việc xếp thể loại cho bài sẽ đúng hơn. Nếu nội dung bài về linh hồn thì sẽ không thể xếp vào thể loại:Sinh 1910 và Thể loại:Mất 1981 được. Casablanca1911
- Nếu như đồng ý sửa lại như wiki tiếng Anh hay tiếng Đức (rất gần với bản tiếng Anh) thì xem như là chúng ta công nhận Lobsang Rampa và Cyril Hoskin chỉ là 1 người và các cuốn sách của Rampa chỉ là trí tưởng tượng phong phú của Cyril mà thôi. Thế nhưng trong bản sách tiếng Anh The Third Eye (xuất bản bởi Doubleday & Company, Inc. New York 1957) trang đầu có vẽ bản đồ thành phố Lhasa, khi tôi đem ra so sánh với bản đồ của Lhasa phía cuối trang en:Lhasa là khá chính xác. Vào năm 1957, kỹ thuật ảnh vệ tinh là chưa có, thật ra vệ tinh đầu tiên của thế kỉ 20 là en:Sputnik được phóng vào cuối năm 1957, do đó ông Cyril này không có thông tin nào khác để vẽ ra bản đồ Lhasa, sách viết về Tây Tạng vào lúc đó hầu như là không có. Chẳng hạn như một người nước ngoài nói rằng chưa từng đến Việt Nam mà vẽ được bản đồ trung tâm Hà Nội khá chính xác thì bạn sẽ nghi ngờ :-). Thôi chờ tôi tóm tắt xong vài cuốn của ông cụ Lobsang Rampa này rồi thì bạn casa muốn sửa thế nào cũng được :-)
Kể ra cũng khó thuyết phục bạn nhỉ ? :) Nhưng việc Lobsang Rampa là linh hồn thì chỉ có Cyril Hoskin đề xuất ra thôi, chứ đã có nghiên cứu khoa học nào công nhận sự tồn tại của Lobsang Rampa chưa ? Còn việc giải thích thông tin chính xác trong các tác phẩm nằm ngoài tầm hiểu biết của Cyril Hoskin thì hiện có thể khoa học có thể chưa giải thích được. Cũng như việc xây dựng chính xác vị trí các Kim tự tháp với tương quan địa lý, vũ trụ...và việc vận chuyển các tấm đá lớn để XD như thế nào thì vẫn được giả thuyết là một nền văn minh nào đó đã xây dựng nên. Chẳng nhẽ chúng ta lại viết bài về một nền văn minh ngoài vũ trụ và khẳng định rằng chính họ đã tới xây dựng các Kim tự tháp, chứ không phải là người dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng nên (vì ngay cả chúng ta hiện nay cũng không thể có kỹ thuật xây dựng và định vị công trình chính xác như vậy được) ? Casablanca1911 14:06, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Tôi đọc các cuốn sách của ông Rampa này cách đây khoảng 9 năm, khi kiến thức còn rất nông cạn, nay tự nhiên bạn nhắc lại nên mở sách ra kiểm chứng lại, chứ tôi là người rất dễ bị thuyết phục :-) Các nhà khoa học hiện nay chỉ nghiên cứu về những gì có liên quan đến cơm, áo, gạo, tiền hay vũ khí thôi, chứ còn các vấn đề về tâm linh là do các thầy tu đảm nhiệm. Các nền văn minh ngoài Trái đất thì do các nhà "nghiên cứu nghiệp dư" và các kênh truyền hình en:Discovery và en:National Geographic đảm nhiệm. Do vậy không có nhà khoa học nào dại dột đi nghiên cứu về ông Rampa này cả, và những mối quan hệ mật thiết của ông Rampa với Dalai Lama thứ 13 là khó kiểm chứng vì vị Dalai Lama thứ 13 đã qua đời từ lâu, các gia phả của dòng họ Rampa chắc cũng đã bị nhà nước Trung Quốc đốt sạch cả rồi. Ông Rampa này theo như tự truyện của mình, có nhiệm vụ tương tự như là "ra đi tìm đường cứu nước" Tây Tạng nhưng việc lớn không thành, chết đi nhưng sách vở không được công nhận, do vậy kiếp sống của ông ta cũng không phải là sung sướng gì... QT 02:17, ngày 16 tháng 12 năm 2006 (UTC)QT