Thảo luận:Liên Xô/Lưu 2
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 19 tháng 11 năm 2018
Yêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Hãy mở trang trang này rất còn nhiều thiếu xót cần phải sửa đổi, bảo quản viên này khóa quá lâu rồi đấy. Mở nhanh đi. Đừng khóa vĩnh viễn! Marie Gulleya (thảo luận) 12:28, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Việt Nam cần một nhà độc tài cứng rắn và sáng suốt như Stalin thì mới khá nổi chứ dân chủ chỉ có loạn. Dân trí và dân đức chưa cao mà cho dân quyền quyết định là hại họ.Roteyu (thảo luận) 15:45, ngày 13 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Khóa bài
Không có bút chiến sao lại khóa bài hả Tuấn Minh ?
Rotire (thảo luận) 05:05, ngày 23 tháng 7 năm 2019 (UTC)
Bài viết này rất tốt nên mình đề xuất là nên khóa bài này lại No Everybody Here (thảo luận) 09:12, ngày 11 tháng 2 năm 2022 (UTC)
Lỗi diễn đạt
Cần sửa lại cái bảng đầu bài viết. Nó to quá (2001:EE0:498F:D790:661C:B0FF:FEF0:A880 (thảo luận) 17:54, ngày 30 tháng 10 năm 2019 (UTC))
Dạo đầu
Viết loằng ngoằng đủ thứ hầm bà lằng mà ko đạt được mục đích gì.
Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:48, ngày 12 tháng 1 năm 2020 (UTC)
Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hoặc Liên bang Các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (tiếng Nga: Союз Советских Социалистических Республик, chuyển tự. Soyuz Sovietskikh Sotsialisticheskikh Respublik Phát âm tiếng Nga: [sɐˈjus sɐˈvʲetskʲɪx sətsɨəlʲɪˈstʲitɕɪskʲɪx rʲɪsˈpublʲɪk] ( nghe), viết tắt: СССР; tiếng Anh: Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.
Chào các bạn, tôi sẽ sửa lại bài này cho tương xứng với vị thế của nó, hiện tại phần dạo đầu yếu quá. Ta nên viết lại. Hi vọng các bạn sẽ support cho tôi.
Mục đích của Thông tin là để dễ đọc, dễ hiểu, các cách viết như tôi trích ở trên là nó xa rời người đọc, rối rắm khó hiểu. Và ta cũng ko nên nói là nó tan rã vào ngày cụ thể, nó chỉ là ngày được ước định chung chung vậy thôi, thay vào, ta nên nói là nó tồn tại từ 1922 tới 1991, chung chung vậy thôi.
Tôi vẫn dịch từ en wiki chấp nhận quan điểm của họ, cái gì mà thiên lệch quá ta bỏ.
Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:13, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC) Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:15, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Chỗ sửa
Đây là chỗ mình muốn sửa
Liên Xô có nguồn gốc từ trong Cách mạng tháng 10 năm 1917, khi Đảng Bolsheviks được lãnh đạo bởi Vladimir Lenin, đã lật đổ Chính quyền lâm thời Nga, chính quyền thay thế chế độ chuyên chế của Sa hoàng Nicholas II trong Thế chiến I. Trong năm 1922, sau cuộc nội chiến kết thúc trong sự chiến thắng của Bolsheviks, Liên Xô được thành lập bởi hiệp ước thống nhất những quốc gia cộng hòa bao gồm Nga, Transcaucasian, Ukrainian và Byelorussian,... Sau khi Lenin qua đời, xảy ra một cuộc tranh chấp quyền lực cai trị Liên Xô, Joseph Stalin lên nắm quyền trong giữa những năm thập niên 1920. Stalin đã chính thức hóa hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô là Chủ nghĩa Marx–Lenin và thay thế nền kinh tế thị trường bằng nền kinh tế mệnh lệnh điều mà dẫn tới một thời kỳ nhanh chóng công nghiệp hóa và tập trung hóa. Trong suốt thời kỳ này, kinh tế nhanh chóng phát triển đã dẫn tới sự tiến bộ ấn tượng trong mức sống trung bình; đặc biệt trong những khu vực đô thị. Mặc dù có những tiến bộ này, những bi kịch lớn cũng đã xảy ra. Ngoài hạn hán ra, nạn đói thường xuyên xảy ra trong khu vực, tập trung hóa nông nghiệp góp phần dẫn tới một nạn đói lớn trong năm 1932-33, khiến hàng triệu người chết đói. Những hoài nghi về tư tưởng chính trị bắt đầu sôi sục, đặc biệt sau sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít tại nước Đức năm 1933, gây ra cuộc Đại thanh trừng, với hàng trăm nghìn người đã bị buộc tội gian điệp hoặc phản động đã bị bắt giữ và hành hình không thông qua tòa án.[7]
Vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, sau những nỗ lực không thành công để thành lập một liên minh chống phát xít với các cường quốc phương Tây, [8] Liên Xô đã ký thỏa thuận không xâm lược với Đức Quốc xã . [9] Sau khi bắt đầu Thế chiến II, Liên Xô đã xâm chiếm và sáp nhập các lãnh thổ của một số quốc gia Đông Âu, bao gồm miền đông Ba Lan và các quốc gia Baltic. Tháng 6 năm 1941, Đức xâm chiếm Liên Xô, mở màn Mặt trận phía đông đẫm máu. Thương vong của Liên Xô chiếm tỷ lệ cao nhất trong cuộc chiến trong nỗ lực giành thế thượng phong trước lực lượng phe Trục trong các trận chiến khốc liệt như ở Stalingrad và Kursk. Trong hầu hết các vùng lãnh thổ bị Hồng quân chiếm đóng sau khi tiến về phía tây, những người cộng sản địa phương đã lên nắm quyền và thành lập các chính phủ liên minh với Liên Xô. Sau Thế chiến 2, châu Âu bị phân chia thành hai vùng có hệ tư tưởng khác nhau: tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và cộng sản chủ nghĩa ở Đông Âu đã dẫn đến sự căng thẳng gia tăng với Khối phương Tây do Hoa Kỳ đứng dấu, được gọi là Chiến tranh Lạnh. Stalin qua đời năm 1953 và Nikita Khrushchev kế nhiệm. Đến năm 1956, Khruschev đã tố cáo Stalin và bắt đầu một thời kỳ cải cách tự do được gọi là phi Stalin hóa. Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra trong thời gian cai trị của Khrushchev, một trong nhiều yếu tố dẫn đến việc ông bị miễn nhiệm vào năm 1964. Trong những năm 1970, có một giai đoạn hòa dịu ngắn ngủi trong quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng tiếp tục trở lại với chiến tranh Xô-Afghanistan vào năm 1979. Sau năm 1985, Thủ tướng cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cố gắng cải tổ lại đất nước, tự do hóa đời sống chính trị và nền kinh tế thông qua các chính sách mới của glasnost (cởi mở) và perestroika (tái cấu trúc). Những chính sách này tiếp tục gây ra sự bất ổn chính trị phát sinh từ các phong trào dân tộc và ly khai. Năm 1989, các quốc gia đồng minh của Liên Xô ở Đông Âu đã bị lật đổ trong một làn sóng các cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của Đảng cộng sản.
Là một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của đất nước, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1991, bị ba nước cộng hòa tẩy chay, dẫn đến đa số ủng hộ việc giữ gìn liên minh như một liên bang các quốc gia. Cuối năm 1991, Gorbachev từ chức, Liên Xô chính thức tan rã. 12 nước cộng hòa còn lại trở thành các quốc gia hậu Xô viết độc lập. Liên bang Nga trước đây là Nga Xô viết đã thừa nhận các quyền và nghĩa vụ của Liên Xô và được công nhận là quốc gia kế thừa trên thực tế của nước này. Đồng thời, Ukraine theo luật pháp tuyên bố rằng họ là một người kế thừa nhà nước của cả Cộng hòa xô viết Ukraina và Liên Xô. [10] Ngày nay, Nga và Ukraine có tranh chấp đang diễn ra đối với tài sản để lại của Liên Xô trước đây. [11]
Liên Xô đã tạo ra nhiều thành tựu công nghệ và đổi mới quan trọng của thế kỷ 20, bao gồm vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, người đầu tiên bay vào vũ trụ và tàu thăm dò đầu tiên đáp xuống hành tinh Venus. Đất nước này có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quân đội thường trực lớn nhất thế giới. [12] [13] [14] Liên Xô được công nhận là một trong năm quốc gia có vũ khí hạt nhân. Quốc gia này từng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đồng thời là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Liên đoàn Công đoàn Thế giới (WFTU) và là thành viên hàng đầu của Hội đồng Tương hỗ Hỗ trợ kinh tế (CMEA) và Hiệp ước Warsaw. Hongkytran (thảo luận) 03:44, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @Hongkytran: Tôi thấy nội dung này có chất lượng thấp hơn nội dung hiện tại: cần được viết theo văn phong Wiki (liên kết đến bài khác, chú thích, v.v.). Bạn cũng nên nêu ra đoạn muốn thay đổi và lý do thay đổi. NHD (thảo luận) 03:54, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @DHN: Rất tiếc nhưng mình không có nhiều thời gian để làm như bạn nói được. Hay là vậy đi, bạn chỉ cần dựa vào phần sửa đổi trên rồi sửa đổi lại mục mà mình yêu cầu trong bài viết Liên Xô, không cần phải sao chép lại tất cả, giữ nguyên gần như toàn bộ bài viết chỉ sửa lại câu cú như trên thôi. Bạn thấy ý kiến của mình như thế nào? Hongkytran (thảo luận) 10:39, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @Hongkytran: Việc này thì người sửa dễ làm hơn - bạn chỉ mở vào chế độ xem mã của bài, copy đoạn muốn sửa, rồi sửa đoạn đó vào đây. Nếu có thể, tô đậm đoạn sửa để các thành viên khác có thể thấy sửa như thế nào. NHD (thảo luận) 17:03, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @DHN: Rất tiếc nhưng mình không có nhiều thời gian để làm như bạn nói được. Hay là vậy đi, bạn chỉ cần dựa vào phần sửa đổi trên rồi sửa đổi lại mục mà mình yêu cầu trong bài viết Liên Xô, không cần phải sao chép lại tất cả, giữ nguyên gần như toàn bộ bài viết chỉ sửa lại câu cú như trên thôi. Bạn thấy ý kiến của mình như thế nào? Hongkytran (thảo luận) 10:39, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @DHN: Mình đã làm giống như bạn yêu cầu. Bạn xem thử nó có ổn chưa rồi bắt đầu sửa nhé!
“ |
Liên bang Xô Viết' hay được gọi là Liên Xô, với tên gọi chính thức là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Nga: Союз Советских Социалистических Республик, chuyển tự. Soyuz Sovietskikh Sotsialisticheskikh Respublik phát âm tiếng Nga: [sɐˈjus sɐˈvʲetskʲɪx sətsɨəlʲɪˈstʲitɕɪskʲɪx rʲɪsˈpublʲɪk] ⓘ, viết tắt: СССР; tiếng Anh: Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một quốc gia nằm ở phía Bắc lục địa Á-Âu, tồn tại từ năm 1922 đến năm 1991. Đây là một quốc gia độc đảng, do Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo, thủ đô đặt tại Moscow. Những thành phố lớn khác là Leningrad, Kiev, Minsk, Tashkent, Alma-Ata và Novosibirsk. Đất nước trải rộng trên 10,000 km từ đông sang tây qua 11 múi giờ, và trên 7,200 km từ Bắc đến Nam. Lãnh thổ bao gồm phần lớn Đông Âu, một phần của Bắc Âu và tất cả phía Bắc Á và Trung Á. Về khí hậu thì quốc gia này có 5 khu vực là: lãnh nguyên, taiga, thảo nguyên, hoàng mạc và núi non.[1] Liên Xô có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917, khi Đảng Bolsheviks lãnh đạo bởi Vladimir Lenin đã lật đổ Chính quyền lâm thời Nga, chính quyền đã thay thế chế độ chuyên chế của Sa hoàng Nicholas II trong Thế chiến I. Trong năm 1922, sau cuộc nội chiến kết thúc trong sự chiến thắng của Bolsheviks, Liên Xô đã được thành lập bởi một hiệp ước thứ đã thống nhất những quốc gia cộng hòa Nga, Transcaucasian, Ukrainian and Byelorussian. Sau khi Lenin qua đời năm 1924, xảy ra một cuộc tranh chấp quyền lực, Joseph Stalin lên nắm quyền trong giữa những năm thập niên 1920. Stalin đã chính thức hóa hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô là Chủ nghĩa Marx–Lenin và thay thế nền kinh tế thị trường bằng nền kinh tế mệnh lệnh điều mà dẫn tới một thời kỳ nhanh chóng công nghiệp hóa và tập trung hóa. Trong suốt thời kỳ này, kinh tế nhanh chóng phát triển đã dẫn tới sự tiến bộ ấn tượng trong mức sống trung bình; đặc biệt trong những khu vực đô thị. Mặc dù có những tiến bộ này, những bi kịch lớn cũng đã xảy ra. Ngoài hạn hán ra, nạn đói liên tục xảy ra trong khu vực, tập trung hóa nông nghiệp góp phần dẫn tới một nạn đói lớn trong năm 1932-33, nguyên nhân gây ra hàng triệu người chết. Những hoài nghi chính trị sôi sục, đặc biệt sau sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít tại nước Đức năm 1933, đã gây ra Đại thanh trừng, với hàng trăm nghìn người đã bị buộc tội gián điệp hoặc phản động đã bị bắt giữ và hành hình không thông qua tòa án.[2] Ngày 23 tháng 8 năm 1939, sau những nỗ lực không thành công để thành lập một liên minh chống phát xít với các cường quốc phương Tây, [3] Liên Xô đã ký thỏa thuận không xâm lược với Đức Quốc xã. [4] Sau khi bắt đầu Thế chiến II, Liên Xô đã xâm chiếm và sáp nhập các lãnh thổ của một số quốc gia Đông Âu, bao gồm miền đông Ba Lan và các quốc gia Baltic. Tháng 6 năm 1941, Đức xâm chiếm Liên Xô, mở màn Mặt trận phía đông đẫm máu. Thương vong của Liên Xô chiếm tỷ lệ cao nhất trong cuộc chiến với nỗ lực giành thế thượng phong trước lực lượng phe Trục tại những trận chiến khốc liệt như Stalingrad và Kursk. Trong hầu hết các vùng lãnh thổ bị Hồng quân chiếm đóng sau khi tiến về phía tây, những người cộng sản địa phương đã lên nắm quyền lực và thành lập các chính phủ liên minh với Liên Xô. Sau Thế chiến 2, châu Âu bị phân chia thành hai vùng có hệ tư tưởng khác nhau: tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và cộng sản chủ nghĩa ở Đông Âu đã dẫn đến căng thẳng gia tăng với Khối phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo, được gọi là Chiến tranh Lạnh . Stalin qua đời năm 1953 và Nikita Khrushchev kế nhiệm. Đến năm 1956 Khruschev đã lên tiếng tố cáo Stalin và bắt đầu một thời kỳ cải cách tự do được gọi là phi Stalin hóa . Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra trong thời cai trị của Khrushchev, một trong nhiều yếu tố dẫn đến việc ông bị miễn nhiệm vào năm 1964 . Trong những năm 1970, có một giai đoạn ngắn gọn hòa dịu trong quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng tiếp tục diễn ra với Chiến tranh Xô-Afghanistan vào năm 1979. Sau năm 1985, thủ tướng cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cố gắng cải tổ đất nước, tự do hóa đời sống chính trị và nền kinh tế thông qua các chính sách mới của glasnost (cởi mở) và perestroika (tái cấu trúc). Những chính sách này tiếp tục gây ra sự bất ổn chính trị phát sinh từ các phong trào dân tộc và ly khai. Năm 1989, các quốc gia đồng minh của Liên Xô ở Đông Âu đã bị lật đổ trong một làn sóng các cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của Đảng cộng sản. Là một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của đất nước, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1991, bị ba nước cộng hòa tẩy chay. Quyền lực của Gorbachev đã bị giảm sút đáng kể sau khi Tổng thống đầu tiên của của Nga Vladimir Yeltsin, trong việc đối mặt với một cuộc đảo chính của những người cứng rắn trong đảng. Cuối năm 1991, Gorbachev từ chức, và Xô viết Tối cao Liên Xô đã gặp gỡ và chính thức tan rã. Mười hai nước cộng hòa còn lại nổi lên như các quốc gia hậu Xô viết độc lập. Liên bang Nga trước đây là Liên bang Nga Xô viết đã thừa nhận các quyền và nghĩa vụ của Liên Xô và được công nhận là quốc gia kế thừa trên thực tế của nước này. Đồng thời, Ukraine theo luật pháp tuyên bố rằng họ là một người kế thừa nhà nước của cả Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina và Liên Xô. [5] Ngày nay, Nga và Ukraine có tranh chấp đang diễn ra đối với tài sản để lại của Liên Xô trước đây. [6] Liên Xô đã tạo ra nhiều thành tựu công nghệ và đổi mới quan trọng của thế kỷ 20, bao gồm cả vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, người đầu tiên bay vào vũ trụ và tàu thăm dò đầu tiên đáp xuống hành tinh khác, Sao Kim. Đất nước này có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quân đội thường trực lớn nhất thế giới. [7] [8] [9] Liên Xô được công nhận là một trong năm quốc gia có vũ khí hạt nhân. Quốc gia này từng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đồng thời là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WFTU) và là thành viên hàng đầu của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA) và Hiệp ước Warsaw. |
” |
- @Hongkytran: Đã sửa đổi theo yêu cầu, và sửa các tên gọi để viết theo tiếng Nga. NHD (thảo luận) 17:13, ngày 8 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Tham khảo
- ^ Encyclopedia Britannica: Union of Soviet Socialist Republics
- ^ Thurston, Robert W. (1998). Life and Terror in Stalin's Russia, 1934–1941. Yale University Press. tr. 139. ISBN 978-0-300-07442-0.
- ^ Michael Jabara Carley. End of the 'Low, Dishonest Decade': Failure of the Anglo-Franco-Soviet Alliance in 1939. Europe-Asia Studies, Vol. 45, No. 2 (1993), pp. 303–341. Stable URL:
- ^ Watson, Derek (2000). “Molotov's Apprenticeship in Foreign Policy: The Triple Alliance Negotiations in 1939”. Europe-Asia Studies. 52 (4): 695–722. doi:10.1080/713663077. JSTOR 153322.
- ^ ЗАКОН УКРАЇНИ Про правонаступництво України
- ^ РФ обсудит "нулевой вариант" долгов СССР, если Украина компенсирует $20 млрд долга
- ^ GDP – Million 1990. CIA Factbook. 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
- ^ Scott and Scott (1979) p. 305
- ^ “October 30, 1961 – The Tsar Bomba: CTBTO Preparatory Commission”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2018.
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 2 tháng 4 năm 2020
Yêu cầu sửa đổi này thành Liên Xô đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Những bảo quản viên hãy mở khóa cho trang này và hãy lùi sửa đổi ở phần đầu tiên vì nó dịch ra từ wikipedia tiếng Anh như vậy là ăn cắp thông tin nên cần phải bảo trì sửa chữa trang này như cũ, hãy quay về phiên bản của Marie Gulleya trước đây. Vì những mục đó tôi không hề ăn cắp từ các wikipedia khác mà do ý tưởng tôi tự nghĩ ra, tự sưu tập thông tin. Hãy để trang Liên Xô không bị trùng lặp thông tin, từ ngữ với khác wikipedia ngôn ngữ khác. Marie Gulleya (thảo luận) 12:45, ngày 2 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Phá hoại
Bạn nào đó xóa "giết cảnh sát toà án ủy ban đểu" trong bài dùm. Hahahihihuhu (thảo luận) 03:54, ngày 22 tháng 3 năm 2021 (UTC)