Thảo luận:Lựu pháo
Thêm đề tàiPháo đập đất có đạn đập xuống đất rồi văng đi chút nữa là sao ta
Untitled
[sửa mã nguồn]Thông tin trong bài viết này không thực sự chính xác. Lựu pháo là từ dịch ra tiếng Việt của howitzer, theo cách hiểu thông thường ở VN đây là chủng loại pháo có cỡ nòng ngắn, thường bắn ở góc bắn 45-60°. Những loại pháo trong chiến tranh VN mà bài viết nhắc đến chỉ có loại 105mm, 155mm của Mỹ và M-30 122mm của LX được coi là lựu pháo. Còn pháo D-74 122mm và M-46 130mm của LX và TQ là pháo nòng dài, có tầm bắn rất lớn (field gun), không phải lựu pháo.— thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.40 (thảo luận • đóng góp).
- Tôi đồng ý với quan điểm của bạn chiangshan. Mong rằng các bạn hữu KTQS giúp đỡ chỉnh sửa! Thái Nhi 05:55, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Thảo luận của Huyphuc1981 nb
[sửa mã nguồn]Tôi cảm thấy các bài viết về súng pháo trong này đều sai bét nhè. Nhưng hình như những người viết ra điều dó rất tôn trọng ý kiến của họ. Tôi ngại không nói ý kiến riêng của mình, nhưng chẳng lẽ các bạn ấy không đọc ngay wiki tiếng khác, như tiếng Anh.
"howitzer và "field gun" đều là lựu pháo. Nhưng lựu pháo là cách dùng hiện đại, đặt lựu pháo cạnh sơn pháo khác gì nói câu "đơn vị được trang bị ba tên lửa chống tăng có điều khiển và hai khẩu hỏa mai"
"howitzer" là "Pháo đập đất". Định nghĩa là pháo nòng mỏng ngắn, nhồi ít thuốc, bắn đạn đập đất, rơi xuống đất rồi nẩy thêm một đoạn. Bắn góc thấp.
"field gun" là "pháo bãi", đọc tiếng hán là "trường pháo" là pháo hỗ trợ bộ binh, nhỏ nhẹ đi cùng bộ binh theo trận đánh (bãi chiến, chiến trường), bắn tầm ngắn góc thấp.
"Mountain gun" là pháo nhỏ nhẹ, như "field gun". Gọi là "Mountain gun" vì lừa ngựa dễ kéo lên núi, sơn pháo, pháo núi.
Ba thứ pháo trên đều bắn được trái phá (lựu) và đạn ria, đều nhồi ít thuốc sơ tốc thấp, thật ra là một. Trước đây, trái phá rất khó bắn góc thấp, do bắn góc thấp sơ tốc lớn, đạn dễ nổ trong nòng. Nhưng bắn góc thấp mới chính xác, ngày đó đạn tản mát lớn, toán chưa có, bắn góc cao không thể hỗ trợ bám sát được. Pháo đập đất để tận dụng tầm xa, nhồi ít thuốc tăng tầm. Pháo bãi, pháo núi nhỏ nhẹ nòng ngắn cũng nhồi ít thuốc sơ tốc thấp.
Như vậy "Pháo đập đất", "sơn pháo", "trường pháo" nghĩa cổ đều là lựu pháo bắn trực tiếp tầm ngắn.
Lựu pháo ngày nay có thể bắn gián tiếp (uy hiếp bộ binh) hay trục tiếp (tấn công công sự, mục tiêu di động). Lựu pháo nay được định nghĩa là "súng lớn bắn đạn trái phá". "howitzer" hay được dùng theo thói quen chỉ lựu pháo tầm ngắn. Cannon là cái ống, chỉ súng pháo nói chung. Sơn pháo bỏ lâu rồi.
"Field artillery" (pháo binh bãi) là một cách gọi khác của pháo hỗ trợ "pháo gọi", tức pháo hỗ trợ tiến tuyến (mặc dù pháo gọi ngày nay toàn tầm xa bắn gián tiếp). "Field artillery team" là nhóm chiến đấu của "pháo gọi". Các "field" này thừa kế từ "field gun". Trên Wiki các thứ tiếng đều có. M109 là howitzer, nhưng PzH 2000 là field gun, mặc dù giống hệt nhau.
Còn tiếng Việt hiện đại thì phân rõ ràng: "pháo tầm xa", "lựu pháo tầm xa", "pháo cấp chiến dịch" chỉ M46 130mm. Đối lại là "pháo nòng ngắn", "lựu pháo nòng ngắn" như khẩu 105mm Điện Biên Phủ. Không hiểu ở đây là Wiki tiếng của loại người Việt nào mà chẳng giống ai cả. —bàn luận không ký tên vừa rồi là của Huyphuc1981 nb (thảo luận • đóng góp)
- Người Việt cũng có "loại"??? An Apple of Newton thảo luận 16:51, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)