Bước tới nội dung

Thảo luận:Lý Thánh Tông

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Vuhoangsonhn trong đề tài Nội dung thảo luận của bài "Vạn thặng" (đã nhập vào bài này)

Phố Lý Thánh Tông

[sửa mã nguồn]

Thật đáng kinh ngạc là nguyên phi Ỷ Lan, người vốn ít nhiều có "tì vết" cuối cùng đã được đặt tên phố mà chồng bà, vua Lý Thánh Tông, ông vua tài ba có công tích, không hề có tì vết nào lại chưa có phố! Không biết tại sao ông vẫn bị "quên"?--Trungda 03:36, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Một số thành phố đã có đường Lý Thánh Tông rồi mà. Một số nơi chưa có chắc vì chưa có ... đường để đặt tên. Lưu Ly 03:50, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi ở Hà Nội nên muốn nói đến phố ở Hà Nội đó thôi. Thủ đô Thăng Long xưa kia, nơi vị vua này đã trị vì chưa có phố mang tên ông. Thật đáng tiếc là một dọc phố gần hồ Gươm có các phố kế tiếp nhau: Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Trần Thánh Tông mà cái đầu nối với Lý Thái Tổ lại không phải là Lý Thánh Tông mà lại là ... Nguyễn Hữu Huân! Tôi cho rằng không tương xứng cho lắm. Rất có thể ông đã bị "quên" khi sắp xếp phố khu vực này.--Trungda 10:33, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

từ bài bị xóa

[sửa mã nguồn]

Lý Thánh Tông (1054 - 1072) tên húy là Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông, mẹ là Kim Thiên Thái hậu họ Mai. Năm Thiên Thành thứ 1 (1028) Nhật Tôn được sách phong Đông cung thái tử, Thái Tông băng, bèn lên ngôi báu. Ông là vị vua rất mộ đạo, giàu đức từ bi và từng cho xây cất rất nhiều chùa chiền. Lòng lành của Lý Thánh Tông tỏa đến cả tù nhân trong ngục tối.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 1-b) có chép một mẩu chuyện xẩy ra vào năm Ất Mùi (1055) như sau:

“Mùa Đông, tháng 10, trời giá rét lắm. Vua bảo các quan tả hữu rằng: Trẫm ở trong cung cấm, nào lò sưởi ngự, nào áo hồ cầu (áo lông cáo) mà còn rét như thế này, huống chi là tù nhân trong ngục, thân khổ vì gông cùm, gian ngay chưa rõ, vậy mà cơm ăn không no bụng, mặc áo không kín thân, khốn khổ vì gió rét, có kẻ chết không đáng tội... Trẫm rất lấy làm thương xót. Vậy, lệnh cho hữu ti phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa”.

Sau khi chép lại sự kiện này, các tác giả sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã thẳng thắn phê ngay một câu rằng: “Còn dân lành thì sao ?”.

Lời bàn: Đại Việt sử kí toàn thư chép thiếu, có lẽ sách Khâm định Việt sử giám cương mục cứ theo sự không đầy đủ ấy mà chép lại nên mới ngỡ là vua Lý Thánh Tông chỉ mới nghĩ đến tù nhân, chưa nghĩ đến dân lành. Xem sách Đại Việt sử lược (tác phẩm khuyết danh, viết vào đầu thế kỉ Xlll, quyển 2 tờ 10-b) thì thấy còn có một câu ở ngay cuối đoạn văn trên. Câu ấy như sau: ”Vua ban cho dân trong cả nước một nửa số tiền thuế năm đó”.

Thế là đã rõ.

Hiển nhiên, Lý Thánh Tông hay bất cứ ông vua nào thuở xưa, dù nhân đức bao nhiêu thì cũng là vua. Song, điều đáng nói ở đây là vị vua ấy đã biết chăm lo đến đối tượng bóc lột của mình, ấy là dân. Mà dân muôn đời chắc cũng mong được như vậy.


Nội dung thảo luận của bài "Vạn thặng" (đã nhập vào bài này)

[sửa mã nguồn]

Đây là danh hiệu tôn xưng của một vị vua, nó cũng không quá phổ biến hay gây ảnh hưởng tới lịch sử đương thời. Tần Thủy Hoàng muốn trường sinh bất lão cũng từng tự xưng là "Chân nhân", các vua nhà Lê sơ cũng tự xưng là "... động chủ". Thiết nghĩ những danh từ này nên để trong bài viết về vị vua đó, không cần tách riêng một bài.

Trường hợp này không giống với "bệ hạ" và "quan gia". Bệ hạ là từ bề tôi gọi tất cả các hoàng đế, còn quan gia là từ mà các vua Trần và Hồ đều dùng, không phải riêng lẻ của ai. Những từ bệ hạ và quan gia có thể đứng riêng 1 bài nhưng vạn thặng thì không.

Giả sử có, thì vạn thặng sẽ đứng độc lập nhưng phải mang nội dung khác, bởi vạn thặng với nghĩa "vạn cỗ xe" dùng chỉ "thiên tử" (theo tiêu chuẩn của nhà Chu), không riêng Lý Thánh Tông.--Trungda (thảo luận) 07:47, ngày 21 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nên đưa vào Wiktionary.--Hiếu 20:00, ngày 26 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời