Thảo luận:Kẹo Cu Đơ
Thêm đề tàiĐã từng có một cuộc biểu quyết về bài viết này. Kết quả: bài viết được cộng đồng quyết định giữ lại. |
Kẹo Cu Đơ vốn là kẹo lạc (lạc nhân rang chín nấu với mật mía) là thứ kẹo dân dã bán ở các chợ quê huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (có thể ở các vùng khác nữa) từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. (Người viết những dòng này, hồi nhỏ, thỉnh thoảng được mẹ đi chợ về cho món quà quê này). Kẹo nấu xong được đổ ra dàn mỏng trên giấy hoặc trên lá chuối khô, để nguội thành dạng đặc, nhai mềm, dẻo và dính. Mãi đến quãng năm 1947, ở làng Thịnh Xá (xã Thịnh Văn, do ghép với làng Văn Giang sau Cách mạng ít lâu) nay là xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, có ông Cu Hai (ông Cu, anh Cu là tên người ta gọi những người đã lập gia đình không có danh vị trong xã hội; còn Hai có thể do từng là con thứ hai trong nhà, chứ chắc là chẳng phải vì có hai con trai) nấu thứ kẹo này khá ngon. Kẹo của ông thường đổ vào trong chiếc bát con thành từng suất bán cho khách hàng. Kẹo của ông Cu Hai ăn thơm mùi gừng, ăn không chóng ngán như ở hàng quán khác, khá nổi tiếng, đắt khách, nhiều quán hàng bắt chước. Cái tên "kẹo Cu Hai" bắt đầu được truyền đi. Các học sinh, trước hết là học sinh trường Phổ thông trung học (sau này gọi là trường Phổ thông cấp hai, ngày nay là trường Trung học cơ sở) của huyện Hương Sơn đóng gần đó, bắt đầu gọi lóng là "kẹo Cu Đơ", do Hai = Deux (đọc là Đơ) trong tiếng Pháp. Hồi đó, tiếng Pháp là môn sinh ngữ thứ nhất dạy trong các trường trung học (môn sinh ngữ thứ hai là tiếng Anh). Có những ngộ nhận cần đính chính. - Tên gọi Cu Đơ không phải do lính Pháp đặt. - Không phải (như một nhà văn quê Hà Tĩnh viết) "Người sáng chế ra kiểu kẹo này là ông Cu Hai, ... thời kháng chiến chống Pháp, /... / Trường Thiếu sinh quân từng đóng ở đây. Nhiều vị chỉ huy biết tiếng Pháp, nên ông Cu Hai được gọi vui là ông Cu Đơ".) Như đã nói ở trên, kẹo lạc nấu bằng mật mía đã có từ lâu trước Cách mạng tháng Tám. Trường Thiếu sinh quân của liên khu Bốn mãi đến những năm 50 của thế kỉ 20 mới đến đóng ở vùng Hương Sơn, mà cái tên "kẹo Cu Đơ" đã khá phổ biến ở "vùng Gôi-Choi" từ 1947, 1948! Còn để gọi lóng (nghịch chơi) Hai ra Đơ hẳn chẳng cần phiền đến mấy vị chỉ huy (có) Tây học. - Có "thuyết" cho rằng ông Cu Hai "sáng chế" ra kẹo này vì muốn cưới dâu nhưng nhà nghèo quá nên nghĩ ra thứ để đãi khách. Nghe hơi kì! Ngoài ra, đãi khách bằng chè (nấu bằng mật) có khi rẻ hơn mà lại sang hơn.
Bắt đầu cuộc thảo luận về Kẹo Cu Đơ
Trang thảo luận là nơi để mọi người cùng nhau thảo luận để giúp nội dung trên Wikipedia trở nên tốt nhất có thể. Bạn có thể sử dụng trang này để trò chuyện với người khác về cách cải thiện Kẹo Cu Đơ.