Thảo luận:Hình tượng con hổ trong văn hóa
Thêm đề tàiGiao diện
(Đổi hướng từ Thảo luận:Hổ trong văn hóa)
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Cheers! trong đề tài Thành ngữ
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Hình tượng con hổ trong văn hóa. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài viết này đã từng là ứng cử viên cho bài viết chọn lọc. Xin mời xem trang đề cử để biết lý do tại sao đề cử không thành công. Mời bạn để hoàn thiện bài viết. Bạn vẫn có thể đề cử lại bài này nếu chất lượng của nó đã được nâng cao. |
Untitled
[sửa mã nguồn]Đã sử dụng chương trình chú thích tự động như vì quá nhiều chú thích nên chương trình này đã ngưng luôn rồi.--Phương Huy (thảo luận) 01:39, ngày 7 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Thành ngữ
[sửa mã nguồn]Mục này chứa quá nhiều, cần chọn lọc lại, một phần chuyển bớt sang wikiquote, rồi link sang đây.--Cheers! (thảo luận) 15:34, ngày 30 tháng 6 năm 2014 (UTC)
- Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau (Hồ Chí Minh)
- Cưỡi trên lưng hổ
- Rừng nào cọp nấy
- Một rừng không có hai cọp
- Dữ như cọp cái
- Gái tuổi Dần (hàm ý chỉ về người phụ nữ cao số và khó lấy chồng)
- Cọp dữ không chống được sói bầy hay Hổ độc không cực được cáo đàn (Hán Việt: Mãnh hổ nan dịch quần hồ)
- Hổ xuống đồng bằng bị chó khinh
- Rừng già lắm voi, rừng còi lắm cọp
- Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận
- U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường/Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua
- Bức hổ nhảy tường
- Đem thịt mà nuôi hổ đói (Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo)
- Núi cao gặp Hổ mà vô sự/Đường phẳng gặp người bị tống lao (Nhật ký trong tù)
- Sa vào miệng cọp
- Hoành qua đương hổ dị/Đối diện Bà vương nan (dịch nghĩa: Múa giáo đánh cọp dễ/Đối mặt Vua Bà thì thực khó)
- Trên rừng hổ lang, dưới làng mặt rổ
- Dưỡng hổ di họa: (dịch nghĩa: Nuôi hổ gây họa)
- Hùm giết người hùm ngủ, người giết người thức suốt năm canh
- Vuốt râu hùm, xỉa răng cọp: Chỉ về những việc làm liều lĩnh[1]
- Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu/Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn
- Mèo tha miếng thịt thì đòi/hùm tha con lợn thì ngồi mà trông hoặc Mèo tha miếng thịt thì gào/hùm tha con lợn thì nào thấy ai hay là Mèo tha thịt mỡ thì la/Kễnh tha con lợn cả nhà im hơi
- Ki ca ki cóp cho cọp nó xơi hay Ki cóp cho cọp nó tha
- Rồng cuộn, hổ ngồi (trong Chiếu dời đô)
- Mình hổ, tay vượn
- Hổ vằn ngoài da người vằn trong dạ
- Cầm gươm đằng lưỡi, cưỡi hổ đằng đầu
- Chim cùng thì mổ, hổ cùng thì vồ
- Bán chó, buôn hùm hay Bán hùm buôn sói
- Vào hang bắt cọp
- Chui vào hang hùm
- Ác như hùm
- Bạo hổ bằng hà (hay là tay không đánh hổ, tay không vượt sông)
- Trướng hùm mở giữa trung quân (truyện Kiều)
- Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này
- Kề răng hùm sói gửi thân tôi đòi
- Cáo đội lốt cọp hay Cáo đội lốt hùm
- Dữ như cọp
- Dữ như cọp đói
- Dựa hơi hùm, vễnh râu cáo
- Ăn gan hùm, uống mật gấu
- Tránh voi gặp hổ
- Hùng hổ hay hùng hùng, hổ hổ (ý chỉ tác phong dữ tợn)
- Ăn như hùm như hổ
- Lâm thế cưỡi hổ
- Dưỡng hổ thương sanh
- Làm hùng làm hổ
- Họa hổ bất như thành hổ (dịch nghĩa: vẽ hổ không ra hổ)
- Ăn như hùm đổ đó
- Quần hồ bất như độc hổ
- Hổ đói vồ mồi (Hán Việt: Ngạ hổ phát thực), dùng để chỉ tác phong bạo liệt, gấp gáp và đầy tính chiếm hữu[2][3].
- Trướng hùm mở tiệc trung quân/Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi (Truyện Kiều)
- Vân tùng long phong tùng hổ (dịch nghĩa: Mây theo rồng, gió theo hổ)
- Long tranh, hổ đấu
- Con hổ giấy hay con cọp giấy (phê phán về tính hình thức, không có thực chất)
- Sợ cọp sợ cả cứt cọp
- Hai hổ tranh ăn
- Xua hổ nuốt sói
- Đao như mãnh hổ, thương tựa giao long
- Mặt nhăn như hổ cù
- Hang Hùm nọc rắn
- Hang hùm miệng rắn
- Hùm thiêng rắn độc
- Hùm tha rắn cắn
- Tuổi Thân thì mặc tuổi Thân/Hễ đẻ giờ Dần thì sướng bằng vua/Cầm tinh con Hổ còn lo nỗi gì
- Vẽ hùm ra chó
- Cha hổ đẻ con liu điu
- Gặp phải hang hùm
- Hang hùm, nọc rắn
- Miệng hùm chớ sợ, vảy rồng chớ ghê
- Trời sinh hùm chẳng có vây/Hùm mà có cánh hùm bay lên trời
- Tróc hổ dị, phóng hổ nan (dịch nghĩa: bắt hổ thì dễ, thả hổ mới khó). Ngạn ngữ Trung Quốc
- Hang hùm ai dám mó tay
- Hùm mất hươu tiếc hơn mèo mất thịt
- Kỵ hổ nan hạ
- Cọp Ổ Gà/Ma Đồng Lớn
- Vào hang hổ, bắt hổ con mới tài.
- Chưa qua truông đã trật lọ cho khái
- Hổ thật thành hổ giấy (vế đối của bà Đoàn Thị Điểm)
- Hổ đội lốt thầy tu
- E khi hoạ hổ bất thành/Khi không mình lại chôn mình vào hang
- Hổ phụ lân nhi (Mới hay hổ phụ lân nhi/Khen cho tính trẻ cũng y tính già)
- Hổ sinh phong: Hổ sinh ra gió
- Khám hổ bì (dịch nghĩa: Xem da cọp)
- Mó dái cọp
- Khoẻ như hùm
- Long bàn, hổ cứ:
- Long hành, hổ bộ: Dáng đi như rồng như hổ
- Trong nhà hắc hổ trấn phù/Sinh con sinh cái nuôi cho dễ dàng
- Tuổi Dần ông cọp gớm ghê/Bắt người móc họng tha về non cao.
- Dữ như cọp xổ rọ
- Dữ như cọp thọt (bị què)
- Vẽ hổ không thành, lại thành chó (畫虎不成, 反類犬 - họa hổ bất thành, phản loại khuyển) của của Mã Viện
- Cọp mà có cánh, cọp bay lên trời
- Miệng hùm hang sói
- Miệng hùm gan thỏ
- Hà chính mãnh ư hổ: Chính sách hà khắc còn đáng sợ hơn cả cọp beo
- Tiền môn cự hổ, hậu môn tiến lang
- Tránh cọp thì lại gặp beo
- Tránh hùm thì mắc hổ
- Tránh ông Cả, ngả phải Ông Ba Mươi
- Bất uy mãnh hổ, nhi úy sàm ngôn (dịch nghĩa: chẳng sợ cọp dữ mà sợ là những lời dèm pha)
- Cọp kêu ba tiếng không sợ, sợ người đời mưu thâm
- Lên non bắt hổ còn dễ hơn chiều chuộng thế gian
- Mãnh hổ khẩu trung kiếm (cổ ngữ Trung Quốc), nghĩa là kiếm ở trong miệng hổ dữ, là răng nhọn, lưỡi cứng, ở loài người là lời nói ác độc, làm hại người khác.
- Cọp rừng lạc xuống ruộng sâu/Bị bầy chó cỏ thi nhau sủa ầm
- Người khôn thất trí cũng khờ/Ba mươi đời cọp dữ sa cơ cũng hèn
- Cha mẹ em vội tham vàng/Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
- Con gái lấy phải chồng già/Cũng bằng con lợn cọp tha vào rừng
- Con gái mà lấy chồng quan/Nhược bằng để hổ nó mang lên rừng
- Con gái mà lấy chồng xa/Cũng như heo nái cọp tha về rừng
- Lấy chồng trong lũng như thúng gạo nếp hương/lấy chồng xa đất, xa mường như cọp tha xương về nơi đất lạ (tục ngữ người Mường).
- Ngó lên đám mía xanh um/Mụ gia như hùm, ai dám làm dâu
- Dạy con, con chẳng nghe lời/Con nghe ông kễnh, đi đời nhà con
- Tam hổ thành nhân (ngạn ngữ Trung Quốc)
- Vểnh râu hùm (mô tả về Trương Phi trong Tam Quốc diễn nghĩa)
- Mình hổ, tay vượn, bụng beo, lưng sói (mô tả về Mã Siêu trong Tam Quốc diễn nghĩa)
- Trói hổ phải trói cho chặt (câu nói của Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa)
- Hổ nhốt trong chuồng[4]
- Nơi nào có núi, nơi đó có hổ (Thành ngữ Trung Quốc)[5]
- Dựa lưng hổ[6]
- Ngày ấy cọp về rón rén lá rơi/Gió Thủy Ba vờn qua giấc ngủ
- Cọp Thủy Ba, ma Trộ Rớ
- Thủy Ba đứng dậy cho đều/Nghe tiếng ta reo hùm vọt dậy
- Đời xưa nỏ có mô ri/Đời nay dân phải cu-li bắt hùm. (Đời xưa nỏ có mô ri: Tức là ngày xưa không có chuyện như thế này)
- Truông qua chứa khỏi đừng khinh khái (Ông Ích Khiêm)
- Đau khổ như con hổ[7]
--
- ^ Tận mắt xem tát hổ, nhổ râu hùm-nuoi ho |Tin tuc trong ngay 24h
- ^ Đêm tân hôn, "yêu" thế nào cho đúng? -dem tan hon| Tinh
- ^ Cú lừa tình ngọt ngào-Lua tinh |Ban tre Cuoc song 24h
- ^ Bạc Hy Lai: Hổ nhốt trong chuồng - TRUNG QUỐC - RFI
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênbaotintuc.vn
- ^ Dựa lưng 'hổ' đối phó Trung Quốc trên Biển Đông - Tiền Phong Online
- ^ “Chuyện nhỏ như con thỏ!”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.