Thảo luận:Hồ Tường
Thêm đề tàiTiêu chuẩn
[sửa mã nguồn]- Nhân vật này đưa vào theo tiêu chuẩn nào? Nhân vật này chỉ có 311 hit
- Cả bài viết không có chú thích, không có nguồn dẫn? Lưu Ly 08:30, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Cái tiêu chuẩn đưa vào với võ sư, tôi vừa hỏi han Trần Vĩnh Tân, trước đó đã hỏi bác Mekong ko thấy bác ấy trả lời. Tôi cũng vừa đưa ra thắc mắc trong trang thảo luận của Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào. Khương Việt Hà 08:49, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Ông này là tác giả sáng tác bài Tứ linh đao, đưa vào chương trình luyện tập của võ phái Tân Khánh Bà Trà và được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam lựa chọn để đưa vào 10 bài danh võ bắt buộc các võ phái cổ truyền khác phải tập, thi đấu, biểu diễn trong cả nước. Ông cũng là tác giả người Việt hiếm hoi xuất bản nhiều sách về võ thuật mà khi lùng trong các hiệu sách, trừ những quyển dịch từ nước ngoài ko nói, còn hầu như chỉ có sách của ông, ai đã từng học võ, say mê võ ở Việt Nam mà ko từng có một quyển sách của ông trong tủ? Thế đã đủ tiêu chuẩn chưa? Thế cho nên tôi mới thắc mắc, võ sư phải có một tiêu chuẩn thế nào thì mới là đủ? Khương Việt Hà 12:23, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Ít lắm phải có những thông tin "đắt" này, nhưng quan trọng hơn là nguồn dẫn nữa chứ. Ok?
- Những nguồn này theo tôi là không thuyết phục: [1] vì từ một diễn đàn
- đây thì một trang blog thì phải?
- [2] thì tôi vào ko được?
- [3] trang này không thấy nói về Hồ Tường ??
- [4] trang diễn đàn
- [5] trang của 1 chi đoàn??
Xin xem thêm Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào và Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Quy định
Lưu Ly 00:24, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Hồ Tường được nhắc đến trên nhiều diễn đàn trong và ngoài nước, cho thấy nhiều người biết đến ông ([6]; [7]). Còn trang:[8] là một website của nhóm võ sư Pháp Việt, vào dễ dàng chứ khó gì đâu. Nội dung giới thiệu về các môn võ và võ sư ở Việt Nam. Cũng thế, trang:[9] cũng là một loại tự điển bách khoa, trang này viết cả bằng hai thứ tiếng Pháp, Việt. Nội dung trang này viết về bài thiệu Tứ Linh Đao bằng tiếng Pháp. Vào trang này có khó gì đâu. Riêng trang:[10] là một trang trong mục Nhịp Sống Trẻ của Tuổi Trẻ Online đưa lên mạng ngày Thứ Sáu, 21/10/2005, 17:27(GMT+7), có nội dung viết về "Có một lớp võ miễn phí hơn 10 năm" của ba tác giả: Bảo Minh, Chí Quốc và Mễ Thuận. Tóm lại là các thông tin đều được kiểm chứng. Nếu cần, tôi sẽ scan các trang web và gởi bạn xem. Thành viên: Martialart/tuankhanh 22:10, ngày 18 tháng 8 năm 2007.
+ Tôi xin đưa lên đây trang của Tuổi Trẻ Online ngày thứ sáu 21/10/2005 (trong trang web::[11]):
Thứ Bảy, 18/08/2007, 23:57 (GMT+7) Hôm nay là Thứ Bảy, 18 Tháng Tám 2007 Nhịp sống trẻ Thứ Sáu, 21/10/2005, 17:27 (GMT+7) Có một lớp võ SV miễn phí hơn 10 năm
Thầy Hồ Văn Tường đang hướng dẫn các tân võ sinh những động tác cơ bản TTO - Chỉ trừ tối thứ 7, còn lại tất cả các buổi tối từ thứ hai cho đến chủ nhật, cứ 19 giờ là sân 4A Nhà văn hoá Thanh niên TP.HCM nhộn nhịp không khí luyện tập của các lớp võ thuật.
Có một lớp võ rất đặc biệt đã gắn bó với sân 4A NVHTN trong suốt nhiều năm nay, đó là lớp võ miễn phí dành cho các bạn trẻ (lớp kéo dài 3 tháng mỗi năm, từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm) do thầy - võ sư Hồ Văn Tường trực tiếp đứng lớp.
Gắn bó gần 30 năm với NVHTN, từ khi còn là một thanh niên, thầy - võ sư Hồ Văn Tường hiện nay đã có 24 năm đứng lớp võ dành cho các bạn trẻ yêu thích bộ môn Thiếu lâm võ lâm. Thầy nói: “Khoảng năm 1995, trong điều kiện sân bãi còn chưa được chỉnh trang như bây giờ, tôi đã nghĩ đến chuyện mở lớp võ miễn phí cho các bạn SV. Mục đích duy nhất mà tôi hướng đến và duy trì là giúp cho các bạn có một sân chơi võ thuật để rèn luyện thân thể”.
Nhưng khó khăn không phải là không có. Trước đây sân chưa được nâng cấp nên dù trời chỉ mưa rất nhỏ cũng khiến mặt sân đọng nước không thể tập, những lúc như thế thầy trò phải kéo nhau lên hành lang của hội trường 1 luyện tập. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, cô Hoàng Sa - trưởng phòng Thể dục thể thao NVHTN, nói: “Vấn đề sân bãi là một khó khăn chung của NVHTN. Với lớp võ thì đó thực sự là một khó khăn thường trực, bởi nếu có những hoạt động kỉ niệm lễ tết diễn ra thì lớp võ thường phải nhường sân”.
Thế nhưng bằng quyết tâm và lòng nhiệt thành của thầy và trò, lớp học “cứ đến hẹn lại lên” bao năm qua...
Lớp học năm nay cũng thu hút gần 300 bạn trẻ đến tham gia luyện tập, đa số họ là SV đến từ các trường: ĐH Kinh tế TP.HCM; ĐH KHXH & NV; ĐH Ngoại ngữ - Tin học; ĐH Kĩ thuật - Công nghệ; Trường Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn… Dù là SV của trường nào và học vì những mục đích khác nhau (có bạn học vì yêu thích, có bạn học chỉ đơn thuần là rèn luyện sức khoẻ, hoặc cũng có bạn chỉ là tò mò theo bạn đến học thử!), song một điều có thể nhận thấy từ các gương mặt ấy là niềm hân hoan, phấn khởi. Bởi thật không dễ để có được một môi trường rèn luyện sức khoẻ tốt mà lại hoàn toàn miễn phí như vậy ở thành phố này.
Do đó các bạn học với một tinh thần thượng võ, nghiêm túc và say mê. Bạn Tô Tuấn Khiêm (SV năm nhất trường ĐH Kĩ Thuật Công nghệ) nói: “Tôi thực sự rất vui khi tham gia lớp võ thuật miễn phí của thầy Tường. Lớp võ chắc chắn sẽ giúp mình khỏe hơn, từ đó không chỉ học tốt hơn mà còn có khả năng tự vệ”.
Bên cạnh việc đến lớp luyện võ, các bạn trẻ còn được tham gia biểu diễn (như đi cà kheo, đánh cờ người, biểu diễn võ thuật …) tại các hoạt động, các lễ hội văn hoá lớn được tổ chức bởi các cơ quan Nhà nước, hay cả đơn vị cá nhân … mà thầy là người tích cực, thường xuyên liên hệ. Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán nhiều sinh viên vì điều kiện xa xôi, không thể về quê ăn tết thì việc tham gia các hoạt động biểu diễn ấy đã giúp họ vơi đi nỗi nhớ nhà trong ba ngày tết.
Bạn Nguyễn Thị Thanh Loan - một võ sinh (là SV trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học), tâm sự với chúng tôi: “Tham gia những buổi biểu diễn vào dịp Tết giúp mình có điều kiện va chạm thực tế, có kinh nghiệm trong giao tiếp và tổ chức các hoạt động xã hội. Và điều mà mình cảm thấy tâm đắc nhất là sống “ích” hơn, đặc biệt nỗi nhớ quê hương, nhớ người thân cũng vơi đi phần nào”...
BẢO MINH - CHÍ QUỐC - MỄ THUẬN
Rất tiếc, khi vào đây, nó chỉ là một chuỗi chữ viết rời rạc> Mời bạn Lưu Ly vào Tuổi Trẻ Online, click vào mục "Tìm kiếm", khi cửa sổ hiện ra, bạn ghi đúng ngày 21/10/2005, mục "Nhịp sống trẻ", chắc chắn bạn sẽ thông cảm. Chào bạn. Thành viên: Martial/tutankhanh; 0:05, ngày 19 tháng 8 năm 2007.
(UTC)
- Cám ơn bạn Lưu Ly rất nhiều. Martialart/tutankhanh 14:55 ngày 21 tháng 8 năm 2007.
Hồ Văn Tường
[sửa mã nguồn]Theo trên có đoạn:võ sư Hồ Văn Tường hiện nay đã có 24 năm đứng lớp võ dành cho các bạn trẻ yêu thích bộ môn Thiếu lâm võ lâm.
Không biết tác giả nhầm hay không? Lưu Ly 12:42, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Võ sư Hồ Tường có tên thật là Hồ Văn Tường. Môn võ Tân Khánh Bà Trà còn gọi là Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà để phân biệt với Võ Kinh. (Võ Việt Nam có 3 trường phái: Võ Kinh, Võ Lâm và Võ Gia Truyền). Còn võ sinh quen gọi là Thiếu Lâm - Võ Lâm, vì thấy đòn thế kỹ thuật và trang phục không khác gì võ Thiếu Lâm. Riêng tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên, trên bảng quảng cáo lớp ở mặt tiền thì ghi đầu đủ tên gọi "Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà" với tên họ của huấn luyện viên trưởng là võ sư Hồ Văn Tường, nhưng khi đưa vào internet thì họ đã ghi gọn lại là "Võ Lâm": một là lớp Võ Lâm và hai là Câu lạc bộ Võ Lâm. Mời bạn tham khảo thêm trang web: http://www.nvhtn.org.vn/tintuc.php?id=1566. Thành viên: Martialart/tutankhanh 0:10 ngày 20 tháng 8 năm 2007.
Tân Khánh Bà Trà vs. Thiếu Lâm
[sửa mã nguồn]Tutankhanh viết rằng: "võ sinh quen gọi là Thiếu Lâm - Võ Lâm, vì thấy đòn thế kỹ thuật và trang phục không khác gì võ Thiếu Lâm". Điều này khiến tôi muốn hỏi đòn thế kỹ thuật giống nhau là vì sao? Võ Tân Khánh Bà Trà nói chung trong quá trình phát triển có tham khảo nhiều từ võ Thiếu Lâm? Hay, thứ võ Tân Khánh Bà Trà mà võ sư Hồ Tường truyền bá nói riêng có tham khảo (hoặc pha trộn) với võ Thiếu Lâm? Câu hỏi thứ này nảy sinh còn từ thông tin rằng võ sư Hồ Tường học võ từ các võ sư Hồ Văn Lành và Hồ Văn Thạch. Còn võ sư Hồ Văn Lành lại hoàn thiện giáo trình và giáo án giảng dạy võ Tân Khánh Bà Trà với kiến thức về võ Thiếu Lâm. Trong võ Tân Khánh Bà Trà có nhiều lưu phái nhỏ với những nét khác biệt nhất định hay không? Nếu có cần đưa thêm thông tin vào bài Tân Khánh Bà Trà.Bình Giang 13:46, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC).
- Đúng như bạn đã nhắc chúng tôi. Võ sư Từ Thiện Hồ Văn Lành, lúc còn sống, cho chúng tôi biết rằng chương trình dạy môn Tân Khánh Bà Trà có tham khảo kỹ thuật của nhiều môn võ, trong đó có môn Thiếu Lâm, nhưng nòng cốt vẫn là bài bản, kỹ thuật của môn Tân Khánh Bà Trà. Chúng tôi sẽ đưa thêm thông tin này vào bài Tân Khánh Bà Trà. Cám ơn bạn Bình Giang nhiều. Thành viên: Martialart/tutankhanh 0:01 ngày 22 tháng 8 năm 2007.