Thảo luận:Hồ Chí Minh/2009
Thêm đề tàiChữ ký
[sửa mã nguồn]Tôi vào google tìm mà không ra các chữ ký cho các bút danh khác nhau của ông Hồ. Có ai có hoặc biết chỗ nào có không ạ? Newone 09:34, ngày 17 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Đây là một bức điện thư có chữ ký: NHD (thảo luận) 23:05, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Các bút danh khác thì sao?118.71.170.228 (thảo luận) 23:54, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam mới chỉ công bố một số chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chữ ký "Nguyễn Ái Quốc" (bằng chữ cái La Tinh), chữ ký "Nguyễn Ái Quốc" (bằng chữ cái tiếng Nga), chữ ký "Hồ Chí Minh" (bằng chữ cái La tinh), chữ ký "Hồ Chí Minh" (bằng chữ Hoa), chứ ký "Bác Hồ" (bằng chữ cái La Tinh), và một số chữ ký khác kiểu lạc khoản trong các bài thơ Người làm bằng chữ Hán. Trong phiên bản chữ ký Hồ Chí Minh có hai kiểu: kiểu trước năm 1960, đuôi chữ "Minh" sổ xuống dưới (như trong bản ảnh của NHD), kiểu sau năm 1960, đuôi chữ "Minh" chạy vòng lên theo ngược chiều kim đồng hồ, làm thành một vòng tròn dẹt.
- Về bút danh, Hồ Chí Minh có hơn 70 bút danh đã được biết đến nhưng chưa phải là con số cuối cùng, cuộc tìm kiếm các bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục. Một số bút danh đã được biết đến ngoài "Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Bác Hồ" còn có: Lý Thụy, Lin, PC.Lin, Trần Lực (phụ: T.L.), Chiến sĩ (phụ: C.S.), T.Lan, Trần Dân Tiên, Hồ Quang .v.v... Nhà xuất bản chính trị quốc gia Việt Nam có một cuốn chuyên khảo về các bút danh của Hồ Chí Minh (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh). Bạn có thể mua thoải mái tại Hà Nội.
Sam-2MT 09:54, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC)
Nên tách bài
[sửa mã nguồn]Tôi thấy phần thơ ca của Hồ Chí Minh khá đồ sộ, hoàn toàn có thể tách riêng. Việc này có thể giúp bài viết sáng sủa hơn. Hoandesign (thảo luận) 13:01, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Đoạn trong Đỉnh cao chói lọi
[sửa mã nguồn]Đoạn: "Đó chính là vị trí của ông Hồ. Người ta đặt ông trên đỉnh cao chói lọi như một vị thánh. Nhưng quá trình tìm hiểu, tôi thấy đó không phải là ông thánh mà là một con người tả tơi đau khổ, tâm hồn rách nát vì bị giằng xé giữa rất nhiều thứ" ở chỗ nào trong Đỉnh cao chói lọi mà tôi không tìm thấy? Nếu Hieu239 không đưa được ra thì đoạn này sẽ bị xóa khỏi bài. Còn nếu đây là lời nói ngoài lề của Dương Thu Hương, nó càng không xứng đưa vào bài trong khi có rất nhiều ý kiến có thể đem trích dẫn khác về Hồ Chí Minh không có mặt trong bài. Adia (thảo luận) 03:21, ngày 26 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Tác phẩm này là cuộc đời của HCM được tiểu thuyết hóa, do chính tác giả công nhận, cho nên tôi nghĩ đáng được nhắc đến trong phần nói về các tác phẩm văn học nói về ông. NHD (thảo luận) 03:49, ngày 26 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Đoạn đó là cái gì? Nó không phải đoạn trích tác phẩm (thơ/nhạc ngắn nên còn có thể trích chứ cả một tiểu thuyết mà chỉ trích 1-2 câu là sẽ thành Wiki lèo lái), không phải lời bình tác phẩm, mà là một bình luận của Dương Thu Hương về Hồ Chí Minh. Đặt vào đoạn đó lạc chỗ. Tôi xóa. Tmct (thảo luận) 09:22, ngày 26 tháng 2 năm 2009 (UTC)
chứng minh tình yêu thiên nhiên của bác hoà quyện cùng tình yêu nước
[sửa mã nguồn]làm giup tui cai thu ba ngày 28/4 tui phai nop rồi nhớ pmmmmmm nich chat: congduy95
Đọc thêm cái này [Nhớ về Tết Mậu Thân năm 1968] sao lại viết sơ sài Bác chỉ biết Tổng tiến công qua radio khi chữa bệnh tại TQ (dĩ nhiên khi đó Bác có thể đã rời VN nhưng viết kiểu như vậy dễ gây hiểu lầm.
Thêm hình tự do có thể sử dụng
[sửa mã nguồn]Đây là một số hình tự do từ một chuyến thăm chính thức đến Cộng hòa Dân chủ Đức:
-
Với chủ tịch Wilheim Pieck
-
Với thiếu niên Tiền phong
-
Với lính Hải quân
-
Tại Dresden
Qua đời
[sửa mã nguồn]Xin hỏi có nguồn thông tin nào về việc đánh giá tại sao chính quyền Việt Nam trước đây (nhiều nhất là khoảng 15 năm trước) ghi Hồ Chí Minh mất vào ngày 3 tháng 9 năm 1969 sau này thì sửa lại là 2 tháng 9 năm 1969. Cám ơn. Lecongvinh (thảo luận) 23:07, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Thơ văn
[sửa mã nguồn]Trích thơ dài quá. Đáng lẽ nên ghi những lời giới thiệu về hình ảnh HCM trong thơ văn xong trích 1 câu thơ tiêu biểu thôi. Vì hình ảnh HCM trong văn học VN là rất nhiều. Tôi thấy Tố Hữu có nhiều thơ về HCM và có thể là một nhà thơ tiêu biểu về chủ đề HCM. Lecongvinh (thảo luận) 23:07, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Thông tin ngược chiều nhau
[sửa mã nguồn]Tôi đưa vào bài câu: "Hồ Chí Minh cả đời không lập gia đình, không hề có con cái" nguồn dẫn là từ bài Ký ức "người hàng xóm" về Chủ tịch Hồ Chí Minh 01:39' 19/05/2007 (GMT+7) và đã bị NHD xóa với lý do thông tin này có nhiều nguồn khác phủ nhận? Nguồn của tôi đưa vào là nguồn thứ cấp và có kiểm chứng, nó từ vietnamnet. Vậy nếu tôi cũng xóa các thông tin TTM là vợ của HCM vì thông tin này cũng có nhiều nguồn khác phủ nhận có được không? Phải đưa thông tin nhiều chiều thì bài mới bảo đảm được thái độ trung lập chứ. Ngậm miệng (thảo luận) 07:57, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Tôi đã xóa vì không nên đưa những thông tin có tranh cãi vào đầu bài. Nếu bạn muốn tôi nghĩ bạn nên chọn một nơi thích hợp hơn để viết vào bài. Tuy nhiên, thông tin này mâu thuẫn với một thông tin khác đã có trong bài, do thế, bạn nên điều hòa hai thông tin này (ví dụ tại nơi nói về TTM nói rõ rằng có nguồn ở VN phủ nhận...). NHD (thảo luận) 08:01, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Nhưng tôi làm sao đưa cái câu "Hồ Chí Minh cả đời không lập gia đình, không hề có con cái" vào cái đoạn Lý Thụy được. Sẽ có người thắc mắc "cả đời của HCM" từ năm nào đến năm nào và vu cho tôi cái tội đăng NCCCB 1+1 =2. Trong khi ngay đầu bài đang nói về HCM thì thêm câu đó vào chẳng ai bắt bẻ được cả.Ngậm miệng (thảo luận) 08:12, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Tôi đề nghị trong bài Hồ Chí Minh không đưa thông tin về gia dình, vợ con. Những thông tin về vấn đề này nên đưa vào bài Gia đình Hồ Chí Minh và bài Tăng Tuyết Minh. Bài Hồ Chí Minh có chủ đề tập trung về thân thế và sự nghiệp. Tôi đã sửa "Gia đình và quê quán" thành "Xuất thân và quê quán". --Sam-2MT 08:19, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)--
- Vẫn phải nhắc đến những người trong gia đình ông ở đây, dù chỉ vài dòng rồi dẫn qua bài chi tiết, vì đó là những thông tin quan trọng đến thân thế và xuất thân của ông. 85.183.146.33 (thảo luận) 09:32, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Đúng rồi, những thông tin tóm tắt về gia đình vẫn được giữ nguyên (xuất thân tiểu sử). --Sam-2MT 09:35, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)--
- Đoạn về TTM trong bài này hiện giờ được đặt trong phần hoạt động tại Trung Quốc và có nguồn gốc hẳn hoi. Tôi nghĩ đây là một thông tin quan trọng trong cuộc đời nhân vật trong thời điểm này cho nên không thể dời ra được. Nếu có nguồn nào phủ nhận thông tin này thì có thể đưa vào. NHD (thảo luận) 05:24, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Đề nghị của thành viên Sam-2MT nên rút lại. Chuyện vợ con nếu có thì phải nhắc, trừ khi chúng ta viết bài theo đường lối láo toét, nịnh bợ hoặc tự hạ thấp mình để ngợi ca quá trớn một ai đó, và chỉ ngoại trừ ba trường hợp đó thôi, nhưng đó là ba trường hợp không nên có ở Wikipedia. Đối với những chính khách, vợ con là chuyện quan hệ, dù chỉ nhắc 1-2 câu cũng phải nhắc. Chỉ không cần nhắc tới chuyện vợ con trong bài của những người như Tuệ Sỹ, Nhất Hạnh...Xiaoao (thảo luận) 14:20, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Xóa một số nội dung không nguồn tại mục "thần tượng hóa"
[sửa mã nguồn]Tôi xóa các ý sau:
- "Hồ Chí Minh không tự nhận xét trực tiếp về bản thân." Lí do: không nguồn và sai - có tự nhận xét rằng hút thuốc lá và không lấy vợ là nhược điểm
- "Các tài liệu trong nước về Hồ Chí Minh không nói đến nhược điểm." Lí do: không nguồn và sai - có tài liệu nói về nhận xét chuyện hút thuốc lá
- "Hồ Chí Minh có nhận xét gián tiếp về bản thân". Lí do: lạc ngữ cảnh do ý 1 đã bị xóa. Ngoài ra việc "nhận xét gián tiếp" đã có trong bài, mục nhắc đến các tác phẩm của Hồ Chí Minh
Ctmt (thảo luận) 10:08, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Đề nghị Ctmt dẫn nguồn cho những lý do:"có tài liệu nói về nhận xét chuyện hút thuốc lá", và tài liệu đó dùng để chỉ trích hay lại là "thông cảm", mà Ctmt gọi là "nói về nhận xét chuyện hút thuốc lá" (cụm từ này khó nuốt quá) ? Nếu Tmct cũng ko có dẫn chứng, dĩ nhiên tôi sẽ sửa lại bài. Ngoài ra từ "nhược điểm" trong đoạn văn này chỉ về những sai lầm trong chính trị, chứ không phải vụ...hút thuốc. Nếu hút thuốc là nhược điểm tôi e rằng có người lại thêm vào: để râu (râu dài phiền toái lắm), mang dép lào (nhược điểm của dép lào là đi mưa đất dễ bắn vô quần)...Xiaoao (thảo luận) 02:46, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Tôi lùi sửa đổi của Lecongvinh - đoạn về hai cuốn hồi ký tự truyện. Lí do: chưa có quan điểm phổ biến đến nỗi không cần dẫn nguồn rằng "viết hồi ký nghĩa là thần tượng hóa". Nói cách khác, miêu tả về hai cuốn tự truyện không có liên quan đến chủ đề "thần tượng hóa" của mục; đặt vào đây là có ý dẫn lái người đọc. Ctmt (thảo luận) 14:20, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Còn chuyện hút thuốc lá là chuyện thường đối với mấy người lớn ngày xưa, chẳng phải là nhược điểm đáng nói của Bác.--Hakhamanish (Thảo luận) 11:18, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- 5 điều Bác Hồ dạy với nội dung không nhắc gì tới Hồ Chí Minh mà cũng thành "thần tượng hóa Hồ Chí Minh"? Vậy có cần thêm mục "thần tượng hóa Khổng Tử" vì câu "Tiên học lễ, hậu học văn" treo đầy ở các phòng học không? GV (thảo luận) 11:31, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Thần tượng hóa khác với vinh danh và ghi công.Trường hợp Hồ Chí Minh khác với Khổng Tử. Khổng Tử là người đặt ra nền học vấn, có công với sự học quá rõ ràng nên những câu danh ngôn được thuộc lòng là bình thường. Mà ai nói bạn câu "Tiên học lễ hậu học văn" là của Khổng Tử ? :D Còn một vấn đề nữa là chữ "thần tượng" ít ai dùng cho người sống cách đây ...2500 năm. Vấn đề ông Hồ bị thâầ tượng hóa ở VN đã đuợc nhiều người nói tới. Nếu cần thì dẫn nguồn bằng bài viết BBC mới đăng vài bữa nay vậy.
- Ngoài ra, trên thực tế luôn có 2 quan điểm trái chiều về ông Hồ, mà bài này chỉ nói tới 1 hoặc chỉ phác thảo vài dòng cho quan điểm kia (mà sau đó có người sẽ sửa lại cho nó dịu dàng). Ai am hiểu nên bổ sung cho đầy đủ. Tôi nghĩ phải nhìn nhận về ông thật trung lập, wiki không phải chỉ để ghi công. Nếu Wiki chỉ thiên về phía ủng hộ thì cũng tự đặt ngang hàng với các trang web hải ngoại suốt ngày chửi rủa ổng.Xiaoao (thảo luận) 02:46, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Không còn cái gì để lôi ra nữa à ông bạn, tôi thấy đối với ông cái gì của chế độ này cũng xấu cả à!
- Mà theo những gì tôi nghĩ và tôi biết 2500 năm trước đây không phải là thần tượng hóa mà là thần thánh hóa cơ.--Lê Văn Vũ (thảo luận) 03:41, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Không còn cái gì để lôi ra nữa à ông bạn, tôi thấy đối với ông cái gì của chế độ này cũng xấu cả à!
Trung lập cho nó vừa phải chứ! Trời ơi “Năm điều Bác Hồ dạy” là những lời Bác dạy, vậy mà cũng bị cho là thần tượng hóa. Vậy thì nên cho Tuyên ngôn Độc lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ là thần tượng hóa bác Thomas Jefferson đi cho rồi.--Hakhamanish (Thảo luận) 00:47, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Đã đọc mục "Thần tượng hóa" ở bên trên, và cả mục này. Tôi đề nghị bỏ nó đi, vì các đoạn trích dẫn hoặc dẫn chứng trong đề mục đó không cho thấy ai đó đã nói quá lên. Mà chỉ là việc sử dụng các câu nói của Hồ Chí Minh nhiều trong đời sống. Việc sử dụng nhiều như vậy sao gọi là "Thần tượng hóa" được? Thần tượng hóa phải là những truyền thuyết thêu dệt kiểu như "Hàn Tín chém rắn" chứ. Tân (thảo luận) 09:54, ngày 9 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Ta cần xem xét kỹ lưỡng phần này trong đó có việc xem xét định nghĩa của thuật ngữ thần tượng hóa và các nguồn dẫn chứng tương ứng thì mới biết cái nào là thần tượng hóa, cái nào là không. @Tân: sao bạn không nghĩ rằng có thể sự thần tượng hoá/thần thánh hóa quá hệ thống hay quá phổ biến đến nổi quá nhiều người xem những hình ảnh đó là hiển nhiên. Thảo luận trên cũng chỉ mang ý nghĩ cá nhân của bạn mà thôi. Lecongvinh (thảo luận) 10:45, ngày 9 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, trang 956, không có từ "thần tượng hóa", chỉ có "thần thánh hóa" và "thần tượng" (tượng thần; thường dùng để ví cái được tôn sùng, chiêm ngưỡng). Nói vậy để cho thấy là không có định nghĩa chính xác, ta phải suy diễn là biến cái gì đó thành thần tượng.
- Lecongvinh đã đọc các thảo luận phía trên "Thần tượng hóa" và từ đầu đến cuối chưa? Và có hiểu tại sao tôi và một số người khác đề nghị bỏ đề mục này không? Tôi có thể tóm tắt, đó là vấn đề với Nội dung đề mục đó, không phải vấn đề "có hay không có chuyện thần tượng hóa", nên không cần phải nhắc đến ý nghĩ cá nhân của tôi.
- Tân (thảo luận) 11:01, ngày 9 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Ta cần xem xét kỹ lưỡng phần này trong đó có việc xem xét định nghĩa của thuật ngữ thần tượng hóa và các nguồn dẫn chứng tương ứng thì mới biết cái nào là thần tượng hóa, cái nào là không. @Tân: sao bạn không nghĩ rằng có thể sự thần tượng hoá/thần thánh hóa quá hệ thống hay quá phổ biến đến nổi quá nhiều người xem những hình ảnh đó là hiển nhiên. Thảo luận trên cũng chỉ mang ý nghĩ cá nhân của bạn mà thôi. Lecongvinh (thảo luận) 10:45, ngày 9 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Bác Hồ
[sửa mã nguồn]Ở Việt Nam đa số người chuyên môn gọi Hồ Chí Minh bằng cái tên thân thương này. Tại sao ta ko đưa nó lên đầu bài? Còn nếu thấy nó ko trung lập thì ko lẽ lại xóa tên Vua Billy của William III của Anh hay hiệu đầy đủ của Akbar Đại đế cho công bằng?--Hakhamanish (Thảo luận) 11:18, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Ở miền Trung, Nam người ta kêu "Ông Hồ" cũng không ít, có nơi kêu bằng từ khác không tiện kể ra ở đây. Ở hải ngoại thì... Xiaoao (thảo luận) 02:26, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Cho hỏi có người nào phe Cộng sản gọi "Ông Hồ" ko?--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 15:19, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Có ai biết ai đã đề nghị mọi người gọi là bác Hồ không? Vì theo tôi nếu họ tự động gọi thì phải gọi là bác Minh vì đó là cách gọi theo truyền thống của người Việt. Tôi quan sát thấy chỉ có 2 người được gọi bằng họ là Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng. Lecongvinh (thảo luận) 16:54, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Trịnh Công Sơn cũng hay được gọi bằng họ. Nguyễn Tuân hình như cũng thỉnh thoảng được gọi là cụ Nguyễn.--PoliceZ (thảo luận) 02:26, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Tôi chưa nghe người Việt gọi ông là ông Trịnh hay nhạc sĩ Trịnh cả mà chỉ có gọi nhạc của ông là nhạc Trịnh. :D Lecongvinh (thảo luận) 10:31, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Hồ Chí Minh ko nghĩa Bác tên Minh. Vả lại, gọi Bác Hồ, hay bất cứ một Bác A nào khác, là mang ý nghĩa tôn trọng.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 01:51, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Thế thì tại sao gọi là bác Hồ thì tôn trọng hơn gọi là bác Minh? hay bác Chí? Hay chúng ta bắt chước cách họ theo họ của Trung Quốc? Trong khi đó gọi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay thủ tướng Dũng hay bác Dũng cũng có đầy đủ sự kính trọng rồi. Lecongvinh (thảo luận) 10:31, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Chắc là cách gọi từ xưa mà thôi, trước 1945 cũng có cách gọi là cụ Phan, cụ Bùi trong các báo chí như Nông cổ mín đàm đấy thôi. Tôi cho là hồi đó cách gọi như vậy là tôn trọng người lớn tuổi hơn. Tân (thảo luận) 11:31, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Nguyễn Khuyến từng gọi Dương Khuê trong bài Khóc Dương Khuê là "bác Dương thôi đã thôi rồi." Tuy nhiên, việc gọi bằng họ ở Việt Nam không phổ biến và đặc biệt là trong tầng lớp nông dân, hoặc không phải trí thức. Tóm lại tôi thấy không thoải mái với việc gọi bằng họ, nó không thuần túy Việt Nam, không thể hiện sự giản dị, mộc mạc, chân chất xuất phát từ tình cảm người nông dân một cách tự nhiên. Và do đó, có vẻ như nó có sự khiêng cưỡng, áp đặt hay chăng? Lecongvinh (thảo luận) 14:12, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Đến đây thì tôi xem câu hỏi trên là "câu hỏi tu từ" vậy, nói lan man thế đủ rồi kẻo bị mang cái bảng "diễn đàn" :D. Tân (thảo luận) 17:33, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Viết v.v là không đúng
[sửa mã nguồn]Bài này thấy có một số chỗ dùng "v.v" rồi đánh ba chấm (...). "v.v" là viết tắt của "vân vân" hàm ý biểu thị liệt kê nhiều sự vật gì đó nhưng chưa nêu hết ra. Không nên sử dụng kiểu viết tắt bừa bãi ở đây. Nếu đã dùng vân vân thì phải dùng dấn chấm (.) để kết thúc câu. Một cách khác có ý diễn đạt tương tự là dùng dấm ba chấm cuối câu. Nếu đã dùng dấu ba chấm thì không dùng "vân vân". Nguyên tắc chính tả này bị rất nhiều người vi phạm kể cả trên báo chí: "v.v...", "... .v.v".
- Thế nhưng wiki ko phải nơi nghiên cứu chuyên môn bạn ạ! Cách để thế khá thông dụng, phải cho người ta thấy sự thật này, ...v.v thì tôi ko quen chứ v.v... thì nghe ít nhiều.--Bahadur Gazi (Thảo luận) 11:25, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Hán tự
[sửa mã nguồn]Có ai có thể giải thích tại sao tên của Hồ Chí Minh lại có chú thích thêm Hán tự không, tại sao lại là Hán tự mà không phải các ngôn ngữ khác như Hindu, Arap,...
- Xin hỏi vặn lại là tiếng Phạn, Ả Rập,... có liên quan gì tới Hồ Chí Minh? Hồ Chủ tịch biết rất nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Hán.--Akbar/Mogul-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 16:32, ngày 15 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Nhiều tài liệu sơ cấp về nhân vật này được viết bằng chữ Hán. NHD (thảo luận) 16:56, ngày 15 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Cái này thì phải hỏi người khởi thảo bài này. Người "buộc chuông" biết cách "tháo chuông". Theo tôi thì việc thêm Hán tự không cần thiết. Cho dù có bao nhiêu nguồn sơ cấp dùng Hán tự thì cũng phải được dịch ra. Đơn giản là người Việt (từ năm 1945) đã chấm dứt việc dùng Hán tự trong các văn bản chính thức. Theo luật văn bản Việt Nam hiện hành, chữ viết chính thức là chữ latin ghi âm tiếng Việt (chữ quốc ngữ). Nếu là văn bản ngoại giao thì mới có thêm bản được viết bằng ngôn ngữ của đối tác, hai bản có giá trị như nhau. Vì vậy, không cần dùng Hán tự trong bài này. --Двина-C75MT 08:27, ngày 16 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
- Anh Minh Tâm nói rất chính xác ! - Phuongcacanh (thảo luận) 12:58, ngày 16 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Quy tắc nào đòi hỏi phải dịch tất cả các tài liệu ra tiếng Việt? Vậy có nghĩa là bất cứ tài liệu nào không được dịch ra tiếng Việt là không chấp nhận được? NHD (thảo luận) 16:53, ngày 16 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Như tôi đã nói, việc dịch ra tiếng Việt áp dụng bắt buộc đối với tất cả các văn bản giao dịch chính thức được Nhà nước Việt Nam quản lý hoặc bảo hộ. Đối với các tài liệu khác, được khuyến cáo dùng tiếng Việt. Còn việc đưa chữ Hán vào (để chú thích một từ, một số từ hoặc cụm từ) chỉ dùng khi cần thiết. Nếu không cần thiết (như trong bài Hồ Chí Minh và một số bài khác) thì không dùng. --Двина-C75MT 02:22, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
- Minh Tâm lý luận buồn cười nhỉ, cứ thích nói nhiều mà chẳng ăn nhập vào đâu ? Tự dưng đưa luật VN ra đây chi vậy, định kiểm duyệt và quản lý cả Wikipedia hay sao ? Nói tóm lại, theo Minh Tâm, Wikipedia là trang web do nhà nước Việt Nam quản lý à, phải theo luật Việt Nam và bỏ qua những nguyên tắc quốc tế à ? Trong lộ trình gia nhập WTO; rất nhiều luật VN còn phải đã và sẽ thay đổi để sửa chữa những sai sót và để hợp với sự phát triển toàn cầu hóa nữa là khác ! --92.226.29.21 (thảo luận) 02:51, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Làm gì mà to tiếng thế? Người ta hỏi quy tắc nào thì tôi trả lời. Với các quy định ấy, wikipedia không bắt buộc phải theo vì Nhà nước Việt Nam có quản lý và bảo hộ wikipedia đâu mà chưa chi đã vội thanh minh. Đọc kỹ thảo luận đi đã rồi hãy phán. Tôi chỉ nói đến việc không cần thiết phải dùng Hán tự ở đây do nó không cần thiết. Cứ đề cập đến quy tắc và luật lệ là nhảy dựng lên.:(--Двина-C75MT 04:46, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
- MT nói về luật trước khi có người hỏi. Đã không liên quan và "wikipedia không bắt buộc phải theo" thì nói đến luật VN làm chi cho nhiều lời ? Cái đó mới là "quái chiêu". Ai nhảy dựng thì người ngoài nhìn vào sẽ biết ! --92.226.29.21 (thảo luận) 04:57, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tôi nhìn vào và thấy đúng thành viên IP mới là người "nhảy dựng" lên, qua cách dùng giọng văn gay gắt và dùng các từ ngữ thể hiện sự bực tức. Disclaim phát là tôi chỉ nhận xét IP là người nhảy dựng lên thôi nhé, tôi không hề có ý cấm đoán việc IP phản bác ý của Minh Tâm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:24, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Thôi bạn đừng bè phái nữa. Minh Tâm lý luận không vững, nhiều lời và luôn tung hỏa mù, dùng lời cũng đâu nhẹ nhàng. Sao bạn không dám phê phán là MT thảo luận không vào chủ đề, đưa ra những dữ kiện không liên quan và cũng hay tấn công người khác ? Những lúc đó bạn ở đâu sao im vậy --92.226.29.21 (thảo luận) 05:32, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tôi không có nghĩa vụ phải thông báo với bạn về nơi ở của tôi và cũng không có nghĩa vụ phải báo cáo với bạn là tại sao tôi mở miệng hay không mở miệng. Bạn bảo tôi bè phái cũng được, tôi chỉ nói là: tôi thấy bạn là người "nhảy dựng lên" khi bạn dùng những từ ngữ và giọng văn gay gắt, thế thôi. Còn việc bạn phản bác ý kiến của Minh Tâm, việc ai lý luận tốt hơn ai thì tôi không có ý kiến vì tôi không có chuyên môn về logic học. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:42, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Như trên, MT nói "wikipedia không bắt buộc phải theo" thì nói đến luật VN làm gì, liên quan gì và làm mất thời gian người khác, cái đó bạn dù không hiểu về logic học cũng thấy sự vô lý đó chứ ? Vậy mà cũng im và bênh cho được. Tôi thấy bạn bè phái và chẳng bao giờ dám phê phán MT dù MT sai rành rành đấy ! Thôi, hãy trở lại vấn đề chính của thảo luận là việc thêm chữ Hán ở đây có cần thiết hay không ! --92.226.29.21 (thảo luận) 05:51, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Cũng nói lại cho rõ: tôi không nói ai lý luận tốt hơn ai, tôi cũng không bênh ai, tôi chỉ nói đến khía cạnh "bực tức" và "nhảy dựng lên", "to tiếng" mà thôi, tôi không có ý nói là bạn IP lý luận sai hay vô lý. Nếu bạn tự tin là bạn lý luận đúng và chuẩn xác thì cũng không cần để ý quá về nó làm gì.
Còn về "có thêm chữ Hán" cho tên Hồ Chí Minh hay không", để chắc ăn nhất thì phải xem là có tài liệu của VN nào nói rằng "tên Hồ Chí Minh có thể được viết bằng chữ Hán là ..." hay không, nếu có là ta có quyền chú vào. Còn nếu trưng tài liệu của TQ ra thì không nói chắc được, giống như kiểu tài liệu của TQ viết "CHXHCN Việt Nam" bằng chữ Hán, nhưng không vì thế mà ta chua chữ Hán vào bài Việt Nam kiểu như thành viên Trần Xuân Phát đòi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:57, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi rất ngưỡng mộ Dụng ! Nhưng trong trường hợp này thì tôi nghĩ là có lẽ ta không cần thiết phải đưa Hán tự vào. Nếu cho là cần thiết thì Dụng có thể giải thích rõ hơn được không ? Để khi viết các bài khác mọi thành viên trong Wiki còn có tư duy đúng để viết. nếu giải thích như trên thì còn có tiếng Pháp, tiếng Anh, Tiếng Nga thì sao. Địa danh của (TQ) hay tên Lý Thụy thì có thể được, nhưng Hồ Chí Minh và Nguyễn Sinh Cung thì không cần thiết. - Phuongcacanh (thảo luận) 06:03, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Như đã nói, để đảm bảo chắc chắn thì cần có tài liệu của Việt Nam nói rằng "tên Hồ Chí Minh có thể viết bằng chữ Hán, chữ La Tinh, chữ Cryllic,... là như thế này, thế kia,...". Tài liệu của người Nga, viết bằng tiếng Nga vị tất nó phải viết tên cụ Hồ bằng chữ của Cryllic của họ, nhưng không vì thế mà ta chua cách viết tên Hồ Chí Minh bằng chữ Cryllic được. Cũng giống như việc chua cách viết bằng chữ Hán hay chữ Cryllic vào quốc hiệu CHXHCN Việt Nam là không nên và không cần thiết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:22, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Cảm ơn các bạn đã làm rõ vấn đề. Tuy nhiên, tôi dám cá rằng IP 92.226.29.21 là một Troll. Không đăng ký thành viên để tránh trách nhiệm và thảo luận kiểu "kiếm chuyện gây sự". --Двина-C75MT 06:34, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
- Chưa chắc ai troll và gây sự hơn ai ! "ngậm máu phun ngừơi" ? Thảo luận thì ý kiến đúng hay sai, có lý hay không, mới là quan trọng, còn đăng ký hay không thì có khác gì ? Nếu MT có lý thì sợ gì ai phản bác mà không lẽ sợ hay sao mà khi hết lý lẽ cứ phải tố cáo người này troll, người kia troll khắp nơi thế ! Nếu MT có lý thì sợ gì ai phản bác. Đừng thảo luận ra ngoài vấn đề như troll vậy ! --92.226.29.21 (thảo luận) 06:41, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Các bạn tham khảo thêm Thảo luận:Đế quốc Việt Nam#Bút chiến về chữ Hán tại bài ở đây. Cái tên "Nguyễn Sinh Cung" chắc là viết bằng chữ Hán-Nôm. Còn tên HCM chỉ được lấy từ năm 1942, ...Ngày 13 tháng 8 năm 1942, ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được ông tổ chức ra trước đó) để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên trong các giấy tờ cá nhân ông sử dụng tên Hồ Chí Minh, tuy vậy ông lại khai nhân thân là "Việt Nam-Hoa kiều.... Nếu dựa vào hoàn cảnh này thì có thể thêm chữ Hán-Nôm vào. Các bạn có thể cho thêm ý kiến--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 06:56, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đúng vậy, Ông dùng tên Hồ Chí Minh lần đầu để giả làm người Hoa kiều VN qua Trung Quốc họp. Cá nhân tôi phản đối việc dùng chữ Hán trong các bài viết về VN nhưng trường hợp những người hoạt động trước thời kỳ 1945 (trước khi quốc ngữ được chính thức quy định là quốc ngữ và dùng như chữ viết duy nhất), và có liên quan đến Trung Quốc, như HCM hay Phan Bội Châu chẳng hạn, có thể phải châm chước--92.226.29.21 (thảo luận) 07:03, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Các bạn tham khảo thêm Thảo luận:Đế quốc Việt Nam#Bút chiến về chữ Hán tại bài ở đây. Cái tên "Nguyễn Sinh Cung" chắc là viết bằng chữ Hán-Nôm. Còn tên HCM chỉ được lấy từ năm 1942, ...Ngày 13 tháng 8 năm 1942, ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được ông tổ chức ra trước đó) để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên trong các giấy tờ cá nhân ông sử dụng tên Hồ Chí Minh, tuy vậy ông lại khai nhân thân là "Việt Nam-Hoa kiều.... Nếu dựa vào hoàn cảnh này thì có thể thêm chữ Hán-Nôm vào. Các bạn có thể cho thêm ý kiến--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 06:56, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)