Thảo luận:Học máy/cách dịch của bài này
Thêm đề tàiTên bài
[sửa mã nguồn]"Máy học" dễ liên tưởng đến ngành học về máy móc (như toán học, sinh học...). "Machine learning" có lẽ dịch là "học máy" (cái này ngắn quá có thể không rõ ràng) hoặc "học tự động" hoặc là "học cơ khí" thì chính xác hơn. Nguyễn Thanh Quang 12:28, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Đồng ý. "Học cơ khí" nghe rõ ràng hơn. "Máy học" Nôm Hán lẫn lộn, lại dùng ngữ pháp Hán! --Baodo 12:55, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Tôi thì nghiêng về "học tự động" rồi mới đến "học cơ khí" vì "học tự động" thể hiện mục tiêu ngành này là máy móc đến một lúc nào đó có thể tự "học" được mà ít cần sự can thiệp của con người . Nguyễn Thanh Quang 13:10, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tự động ngoài lĩnh vực cơ khí/máy móc còn được dùng và hiểu như một đại từ phản thân như tự làm, tự động làm/học. Nếu dùng tự động thì nên là Học tự động (máy) hoặc Học tự động máy. Chữ machine = cơ khí/máy nên có trong tên. --Baodo 13:51, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Bài này nói về Machine learning. Theo định nghĩa thì Machine learning là "...an area of artificial intelligence concerned with the development of techniques which allow computers to learn". Như vậy đây là các máy mà chúng có thể tự động học → "Máy tự động học". Mekong Bluesman 20:02, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- bên trang tiếng Nhật dịch là 機械学習 = cơ giới học tập, bên trang tiếng Pháp họ dịch tương tự như anh Mekong Bluesman, dịch là L’Apprentissage automatique. Theo tôi learning ở đây không có nghĩa là học như học bài, mà học để tự cải tiến (self-improving), nên nếu dịch → "Máy tự cải tiến" chắc cũng đúng --Huỳnh Tường Minh 21:45, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- "Máy tự động học" của Mekong Bluesman: Chữ chính trong thuật ngữ theo ngữ pháp Việt là máy hay học? Tôi nghĩ là học, có phải? Trong tiếng Việt - ngoài những thành tố Hán-Việt - định ngữ đi sau. --Baodo 21:53, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Oh la la, hình như các anh đang nói về đối tượng chính là "máy móc": "Máy tự động học" và "Máy tự cải tiến"? Lưu ý đối tượng chính ở đây là "learning" chứ không phải "machine" (vừa viết thì anh Baodo cũng nói ý này). Tôi chỉ thấy "học tự động", "học cơ khí", "học kiểu máy" là biểu đạt ý ổn nhất. Nguyễn Thanh Quang 22:02, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Tôi đã nhiều lần cho cái nhãn "chẻ tóc" cho Baodo (đa số trường hợp, tôi nghĩ, là đúng) nhưng trường hợp này thì tôi đã làm lỗi hoàn toàn.
Tôi muốn nói rõ là cụm từ "Máy tự động học" tôi đề nghị bên trên là để chỉ cái máy, không để chỉ môn học về các đề tài làm cho cái máy đó có thể tự nó "học". Tên đó, vì sự hiểu biết giới hạn của tôi, tôi chưa nghĩ được!!!
Tôi cũng muốn nói thêm là "Máy tự động học" bên trên của tôi được viết theo lối thuần Việt. Nếu phải dùng Hán-Việt, tôi sẽ viết nó là "Tự động học cơ khí" ... or something similar.
Cám ơn Baodo và Nguyễn Thanh Quang đã phân tích (analyze) giúp tôi.
Huỳnh Tường Minh cho chúng ta biết là tiếng Pháp dùng L’Apprentissage automatique, như vậy bây giờ chúng ta có thêm từ apprentissage để dịch.
Mekong Bluesman 22:10, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi đã nhiều lần cho cái nhãn "chẻ tóc" cho Baodo (đa số trường hợp, tôi nghĩ, là đúng) nhưng trường hợp này thì tôi đã làm lỗi hoàn toàn.---Nghĩ xấu cho tôi dữ ta :D... ha ha... có những người "khó chịu" như tôi mới lòi ra những lỗi khó tìm,... và thỉnh thoảng cũng... có chút giúp vui văn nghệ! --Baodo 22:19, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Tôi đồng ý với các ý kiến rằng "học máy" hợp lý hơn "máy học" vì "learning" mới là từ chính, đây là một dạng "học" chứ không phải một dạng "máy". Hơn nữa, ở Việt Nam, nhiều tài liệu và nhiều người trong cộng đồng trí tuệ nhân tạo đã sử dụng từ "học máy". Lúc đầu nghe quả có hơi không xuôi tai. Nhưng lâu dần đã thành quen tai. Đấy cũng là chuyện bình thường khi một từ mới được hình thành. Không rõ bàn luận đã lâu như vậy thì đã đủ để chuyển hẳn sang dùng "học máy" hay không? Hay là chúng ta bỏ phiếu? Tmct 20:19, ngày 11 tháng 1 năm 2006
- Học máy có lẽ đúng hơn Máy học nếu dịch thẳng từ tiếng Anh - Machine learning. Còn từ này được dùng trong tiếng Việt là gì thì tôi không biết.--An Apple of Newton 15:52, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Mặc dù không ủng hộ từ "máy học" nhưng tôi vẫn phải bổ sung thông tin mới có được: Google "máy học " thì ra nhiều, nhưng "học máy" thì hầu như chẳng thấy gì. (Tmct 04:32, ngày 15 tháng 1 năm 2006 (UTC))
Góp ý v/v dịch tên, và riêng về chữ Machine Learning
[sửa mã nguồn]Trong trường hợp của Machine Learning, ý riêng của tôi là sẽ dùng [[Machine Learning|Cách dạy máy học]]. Tôi nghĩ chữ máy có thể dùng chung cho tất cả những gì không phải là "người", và chữ học cũng có thể dùng chung cho tất cả những các tập luyện, "self-correction" vân vân. Chữ Cách là cái article để thay chữ "kỹ thuật" mà tôi cũng muốn dùng.
- Lưu ý là ý chính ở đây là "học" (máy móc chủ động) chứ không phải "dạy học" (máy móc bị động). Ngoài ra đây là BKTT tiếng Việt hạn chế dùng thuật tiếng Anh nếu không thể tìm được thuật ngữ tương đương. Nguyễn Thanh Quang 16:39, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Dùng chữ "Máy học" ta không phân biệt được đây là chữ Hán Việt hay thuần Việt. Tôi nghĩ chữ "Máy học" đúng ý lắm, nhưng nghe chướng tai vì ta liền nghĩ đền các chữ vẫn dùng như "Toán Học, Sử Học" vv... Do đó, với đề nghị Cách dạy máy học, người Việt đọc có thể hiểu rõ ràng là đây là một phrase tiếng việt hoàn toàn. "Cách máy học" thì không được, do đó phải thêm là "cách dạy máy học". Tôi để ý tiếng Việt ta hay rườm rà như vậy. Nếu muốn vắn tắt, lại phải trổ lại tiếng Hán Việt. Nchu
- Nchu nghĩ thế nào về "học cơ khí", "học tự động", "học kiểu máy". Cá nhân tôi cũng không muốn dùng "học máy" vì không rõ ràng. Còn "máy học" thì lại không chính xác như tôi phân tích phía trên. Nguyễn Thanh Quang 17:19, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Theo tôi hiểu, machine ở đây có nghĩa muốn nói về tất cả các autonomous systems (soft/hardware, electromechanical, biomechanical, neural-networks v.v.), chứ không phải chỉ nói về máy móc. Nên nếu xài cơ khí thì nghĩa hẹp quá. Tôi đồng ý với anh Nchu chữ máy có thể dùng chung chỉ những thứ nầy --Huỳnh Tường Minh 12:15, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Từ này đã được những người trong chuyên ngành dịch rồi mà. Bên cạnh đó, các thuật ngữ chuyên môn (hơi sâu) muốn hiểu thì cần trong văn cảnh - còn như đi giữa phố xá hét lên "máy học" hay "trình khởi động" thì mấy ai hiểu người đó muốn nói gì. --Á Lý Sa (thảo luận) 14:22, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- anh Á Lý Sa khoan kết luận rằng những người đang thảo luận ở đây không phải là người trong chuyên ngành nầy. Tôi biết ít nhất hai người đang có ý kiến ở đây có PhD về ngành computer, đang làm việc tại Hoa-Kỳ.--Huỳnh Tường Minh 15:49, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Nếu là ở Hoa Kỳ thì cũng không chắc họ biết dùng đúng thuật ngữ tiếng Việt. Tôi đã thấy nhiều người học tiến sĩ ở nước ngoài quên thuật ngữ tiếng Việt do lâu không làm trong nước, hoặc thậm chí không phải là quên mà chưa bao giờ nghe đến cách dùng thuật ngữ mới ở trong nước, vì họ không có điều kiện dùng nó cùng đồng nghiệp trong nước. Dĩ nhiên vẫn có những người học tiến sĩ ở nước ngoài dùng thành thạo thuật ngữ được dùng ở Việt Nam.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:52, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Cảm ơn anh đã thông báo. Tôi không đưa ra kết luận. Còn về PhD, PhD thời nay cũng chẳng là gì, (xin lỗi) phải nói như vậy. Khi cần nói chuyện thì xin list of publication mới tính tiếp. --Á Lý Sa (thảo luận) 15:56, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Khiếp! có mỗi chữ "máy học"/"sự học của máy" mà làm gì đem cả tước "công hầu bá tử" vào đây cho thêm nặng? Việc ông nào có PhD/Prof. càng tốt; nhưng là về chuyện gì chứ? Về văn chương truyền khẩu ? Ngược lại, có khi "người ta" ở VN 3-4 chục năm rồi mới du học Hoa Kì lấy thêm cái PhD chuyên ngành thì tại sao lại "nỡ phân biệt chủng tộc wá zậy?"; còn nữa việc đem "list of publication" thì cần chi đến PhD. Thomas A. Edition có hơn 2000 phát minh cũng đâu có cái tước "D" (mà ổng chỉ có bằng lớp 2 và cái tước TaE. thôi các ngài chịu hông?) nhưng vẩn được nhiều người quí hóa!
- Vả lại đây là Wiki, không phải là diễn đàn của các bậc "tiên sư", mong rằng lấy bớt học vị với publication ra chừa chổ cho kẻ ngu học như "con" thở và "public idea" với nào. (nhất là trong thời buổi mà bằng ... giáo sư cũng có thể "tậu" được nhờ tiền, quen biết, và thế lực)
- Mong rằng quí vị vui vẻ cười 1 cái đi (bởi vì) Nếu nói cho khách quan thì chữ "máy học" hơi khó nghe không hợp thì sửa cho dể nghe và hợp với người Việt hơn thì chắc cũng không đến nổi còn hơn là để lâu ngày chữ này thành chữ chuyên môn thì cũng ... chả chết ai. Nghĩ kĩ ra, chữ này là còn hơn xa nhiều chữ rất "vô duyên và trật nghiã" cũng đã trở thành phổ biến và "trúng nghĩa" (như trường hợp của chữ "kịch bản" đã được dịch và dùng "kiểu tra từ điển" từ chữ "script" trong Khoa học máy tính đó mờ).
- Có gì phải cố chấp 1 chữ ? Theo con đề nghị thì quí "tiên sư" nên mở lòng từ bi họp lại kiến nghị với nhà nước ta làm ơn tổ chức 1 "ủy ban đặc nhiệm" chuyên lo về "các từ vựng khoa học" để chúng con đỡ đụng phải các gây gỗ rắc rối từ đầu năm đến cuối năm chỉ vì một danh từ mới lạ.
- Thân chúc các học giả nhiều vui vẻ ít gây gỗ, ít uống thuốc đầu ....NOEL
- Kí tên con: Bán Lúa Giống
Góp ý về vấn đề dịch chữ chuyên môn
[sửa mã nguồn]Xem thảo luận tại đây. Nguyễn Thanh Quang 16:52, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
machine learning
[sửa mã nguồn]Theo phân tích ngữ pháp thì chữ "machine" không đóng vai trò chủ mà chữ "learning". Nếu dịch cho rõ nghĩa mà không sợ bị hiểu lâm thì nên dịch là "Việc học của máy móc" hay "sự học của máy"
Còn trong chữ "learning machine" thì "learning" ở đây mới đóng vai trò tính từ và dịch đúng là "máy học"
Do đó, không có lý do gì dùng chữ "máy học" cả mà phải dch đúng là sự/việc học của/từ máy.
- Thành viên vô danh bên trên viết "việc học của máy móc" và "sự học của máy". Theo bài en:Machine learning thì nó là "...an area of artificial intelligence concerned with the development of techniques which allow computers to learn". Nói một cách khác, bài đó nói nó là "môn học về sự học của máy". Mekong Bluesman 02:44, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Theo các phân tích trên thực ra nếu đây là "ngành nghiên cứu" hay "ngành học" thì chữ mà User:Minhtuanht có thể dùng mà không lầm lẫn là máy-học học. Chữ này thì hơi buồn cười nhưng nó đúng là chữ chỉ rằng "là bộ phận (môn) nghiên cứu về cách dạy máy học". Dĩ nhiên, khi dùng nó có tới hai chữ học nên chắc cũng hơi vô lý?! Chữ "máy-học" đầu là chữ thông thường (tương đương với địa-lý, vật-lý, nhân-văn, vận-trù --tạm mượn dấu nối để phân tích chữ thôi ngày nay không ai dùng dấu nối) để chỉ về việc học của máy. Chữ "học" thứ nhì là chỉ ngành học (tương đương với chữ học trong vật lý học, nhân văn học, vận trù học,...) --Dĩ nhiên tui chỉ phân tích cho có cho vui thôi còn việc dùng chữ nào và sao cho hợp lí thì tùy "chuyên môn gia" vậy.
- LĐ
Thực ra thì đa phần dùng chữ học máy, đó là dịch theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, tôi thì quan điểm là machine learning là máy móc có khả năng có thể tự học để nâng cao hiệu quả của nó, nên tôi lại thích dùng chữ máy học để chỉ việc máy móc có khả năng học. Còn chuyện dùng chữ học máy hay là máy học thì mọi người cứ góp ý. Còn chữ máy-học học như bạn Nhanvo đưa ra thì theo tôi là còn xa lạ, và thực tiễn tôi không được biết ai dùng trước đây. Tuy nhiên, tôi thấy có vẻ quan điểm của bạn là giống tôi như tôi đã nêu. Minhtuanht
Tôi cũng vừa mới xem qua thảo luận của các thành viên. Đúng là hơi bị bát nháo thật, nhưng mà mọi người nên nghĩ thế này. Thực ra, cứ từ nào cũng phải dịch hoặc đúng y từ điển hoàn toàn, hoặc lấy cái từ điển Hán Việt ra mà so thì e rằng ngay cả con người rồi cũng thành máy móc, và thực tế là có những từ, nên lấy cái nội dung đó để làm rõ nghĩa thì sẽ tốt hơn thay cho việc dùng nó làm từ thuạt ngữ chuyên ngành trong tiếng Việt.
Bởi vì thuật ngữ nên ngắn gọn càng tốt, càng làm cho rườm ra, dể hiểu nghĩa ngay từ đầu thì nó chẳng còn là thuật ngữ nữa. Nên ngắn gọn chừng nào hay chứng đó. Minhtuanht
- "học máy" ngắn bằng "máy học" - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:40, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Biểu quyết
[sửa mã nguồn]Đã đến lúc chúng ta nên biểu quyết về tên chính thức cho bài này vì đã có bài liên kết đến đây và có các thành viên để ý, trong đó có tôi. Mekong Bluesman 21:53, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Để cho rõ có thể nào đặt thành môn máy học hay ngành máy học không cho khỏi lộn tùng phèo. LĐ
- Tôi đồng ý với Làng Đậu. (What is "lộn tùng phèo"?) Mekong Bluesman 22:17, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Đâu có tranh luận nhau về Môn máy học hay Ngành máy học, mà là Máy học vs. Học máy--Baodo 00:10, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- "Ngành ..." tránh cho chúng ta dạng vụng về (clumsy) hơn là "Học máy học" hay "Máy học học". Mekong Bluesman 00:23, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- giải thích clumsy và entropy chính là ý của "lộn tùng phèo"
- Theo tôi, Ngành với Môn không có thất lạc gì ở chỗ này. Nhưng xin mời ghi ý kiến bên dưới để biểu quyết. Tôi đã ghi ra và đã nói ý. --Baodo 00:34, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- nhưng mà nếu anh viết học máy học hay máy học học sẽ tối nghĩa nhé! nhé!
Học máy
[sửa mã nguồn]- Đồng ý. --Baodo 00:10, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Đồng ý. (Tmct 15:47, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC))
- ...
Máy học
[sửa mã nguồn]- Tui -- nhằm chống lại Baodo ĐĐ 00:10, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC) Ha ha xem ai dũng cảm hơn
- ...
Cách gọi khác
[sửa mã nguồn]- dạy máy học
Đổi thành Học máy
[sửa mã nguồn]Bác Baodo đã bật đèn xanh rằng biểu quyết đã kết thúc thành công tốt đẹp.... vậy tôi xin đổi tên bài này thành học máy-- (Tmct 12:34, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC))
Tên thể loại
[sửa mã nguồn]Nếu có đổi tên bài thì xin đổi cả tên Thể loại:Máy học và các liên kết trong các bài nằm trong thể loại này.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:20, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi đã tạo thể loại Máy học, chuyển và sửa xong các bài liên quan. Do không biết "di chuyển" thể loại như thế nào nên đành copy vậy, thấy trường hợp này cũng không hại gì lắm, vì không có trang Thảo luận. lịch sử thì ngắn. Mong các bác quản lý xóa giúp Thể loại:Máy học. Xin cảm ơn.(Tmct 13:12, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC))
Tên gọi
[sửa mã nguồn]Khi đọc hết nội dung bài này, thì tên bài phải là Cơ khí học. Đó là chuẩn xác nhất.203.210.245.210 12:56, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Đã bàn việc này bên trên. Chính xác nhất là "Cơ khí học tập" = "sự học tập (learning) của cơ khí" (Wiki Trung văn dùng như thế, người Nhật cũng dùng tương tự). Vì các chuyên gia CNTT ở đây không dùng thuật ngữ này nên đã hội ý để Việt hoá. Đề nghị "Cơ khí học" của bạn chỉ nói về "ngành học về cơ khí" (chữ "học" đứng sau một cụm từ khác "học tập" chút xíu).--Baodo 13:22, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Phải là một người cơ khí + một người công nghệ thông tin đặt tên (chứ không phải dịch thì mới chuẩn).222.252.247.6 13:29, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Thì ai cản bạn 222.252.247.6, có lẽ chuyên gia CNTT, ra đặt tên bài, chọn thuật ngữ đâu. Mời bạn bắt tay vào và cũng chứng minh cách dùng từ đúng của mình qua hàng loạt sửa đổi và thống nhất hoá. Đọc bài en:Machine learning dường như người "ngoài CNTT" như tôi cũng hiểu được bài muốn nói gì. Thường đi theo một đề nghị tạm gọi là "normative" ở Wiki là một sự chứng minh về mặt lí thuyết, và hành động cụ thể bằng cách thống nhất hoá cách dùng ở các bài tương quan, như trường hợp User Tmct đang thực hiện. Thân mến --Baodo 13:46, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Vâng, tôi là dân Tin học đây. Tôi đã thấy từ này trong giáo trình, sách... : hai cách học máy, máy học với mức độ phổ biến khá là ngang nhau. Hai từ này đã được dùng đủ nhiều (và có khi lẫn nhau). Do đó, ta chỉ nên chọn lấy một trong hai chứ không nên thay bằng một từ khác hẳn. Vì từ mới tinh đó sẽ khó hòa nhập với cộng đồng, mà không được cộng đồng sử dụng thì nó sẽ chết yểu.
- Hy vọng đây có thể là kết thúc cho cuộc tranh luận này. (Tmct 13:36, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC))
- Ủa! Vậy tui hông phải dân tin học hay sao ? Trong này bắt đầu có luật phân biệt chuyên môn từ khi nào vậy cà! Nếu thế, tôi hay ông BM phải là người có quyền ưu tiên vì ông ấy hay tôi làm tin học khá lâu năm đấy. LĐ
- Chà, lại phức tạp rồi. Bác 222.252.247.6 cứ đòi phải có người CNTT nên tôi mới tự nhận một chút cho người ta yên tâm. Ở đây đã có bác LĐ với bác BM cũng là dân tin học nữa thì người ta lại càng hết thắc mắc chứ sao. Tôi đâu có sử dụng quyền ưu tiên nào đâu? Kết quả biểu quyết đã được bác Baodo mở đầu và kết thúc đấy chứ! o:-) (Tmct 14:24, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC))
- Ủa! Vậy tui hông phải dân tin học hay sao ? Trong này bắt đầu có luật phân biệt chuyên môn từ khi nào vậy cà! Nếu thế, tôi hay ông BM phải là người có quyền ưu tiên vì ông ấy hay tôi làm tin học khá lâu năm đấy. LĐ
Không gọi là Cơ khí học thì nên là máy học vậy.222.252.247.6 14:21, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Tôi chậm chưn mà [1]. 222.252.247.6 14:32, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Không "cãi" nữa vì đã có trang đổi hướng máy học = học máy.222.252.247.6 14:41, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Tmct viết "Ở đây đã có bác LĐ với bác BM cũng là dân tin học nữa thì người ta lại càng hết thắc mắc chứ sao". Tôi không biết cái "bác BM" đó là ai nhưng tôi, Mekong Bluesman, nếu cho thêm ý thì tôi chắc là sẽ làm thêm thắc mắc vì 1. tôi không thích cả hai "máy học" và "học máy" vì khi dùng các tên đã bị làm ngắn lại chúng đã làm nghĩa thêm khó hiểu và 2. tôi không thích cách "dịch" vì có nhiều trường hợp không "dịch" được (thí dụ, brown dwarf trong thiên văn học, skeleton trong thể thao mùa đông, crown ether trong hóa học, quark trong vật lý và nhiều, nhiều lắm ...).
- Nếu bị bắt buộc dùng tiếng Việt thì tôi sẽ dùng một cụm từ, thay vì một từ ngắn và gây nhiều hiểu lầm, là "(sự) học tập của máy" -- giống như cách dùng của Wikipedia tiếng Hán nhưng dùng từ "máy", thay vì "cơ khí".
- Mekong Bluesman 19:15, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- brown dwarf là sao lùn nâu - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:24, ngày 22 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Hì hì việc bỏ phiếu là tui muốn "chống ông Baodo" (hà hà chống là lấy cây mà chống chứ chưa chắc có nghĩa là "chống đối") chứ ai dùng chữ nào hoc máy hay máy học tui vẩn thấy ... hơi kì cục !@@#$ Nhưng vốn ngôn ngữ tự nó chuyển động theo thời gian nên đén lúc nào đó tự nhiên chữ nào đó nó trở thành dể hiểu và thông dụng thì lúc đó người khác sửa sai không sao!
- Làng Đậu có biết hai từ "chống" đó có cùng gốc không? Còn việc "chống Baodo", theo tôi, thì nên làm vì Baodo đã quá "gan to" để nhẩy vào lãnh vực computer science. Nếu Baodo làm sai, chúng ta có thể bắt ông ấy viết thêm 3, 4 bài về các ngôn ngữ cổ -- cái portal Ngôn ngữ học mà tôi muốn vẫn còn trong thời kỳ "tiền phôi thai" (pre-conceived)! Mekong Bluesman 19:52, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Mới vắng mặt chút mà đã hắt-xì quá, thì ra đây... OK, đúng là tôi bước vào cấm địa của ba ông (hai Wiki cố cựu "quá đát" và Tmct, rất khôi hài!), thua tôi sẽ viết nốt ba bài này Tiếng Đức, Tiếng Tây Tạng và Tiếng Pali - mà chỉ viết khi thua thật sự thôi! Bắt đầu chống chỏi nhau để đòi bài được rồi đó, nhất là đòi từ ông LĐ (Mekong được miễn vì đã "jenseits von Gut und Böse"). Tôi sẽ đưa bài Phật giáo và Chủ nghĩa Cộng sản để có một cú tranh luận cho sướng tai & mắt...! (đang chờ tài liệu VN, ngoại quốc đã có đủ) --Baodo 23:14, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Câu tiếng Đức bên trên của Baodo, theo tôi, nên đổi thành jenseits von Gott und Teufel ;-{)> Mekong Bluesman 23:52, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Mới vắng mặt chút mà đã hắt-xì quá, thì ra đây... OK, đúng là tôi bước vào cấm địa của ba ông (hai Wiki cố cựu "quá đát" và Tmct, rất khôi hài!), thua tôi sẽ viết nốt ba bài này Tiếng Đức, Tiếng Tây Tạng và Tiếng Pali - mà chỉ viết khi thua thật sự thôi! Bắt đầu chống chỏi nhau để đòi bài được rồi đó, nhất là đòi từ ông LĐ (Mekong được miễn vì đã "jenseits von Gut und Böse"). Tôi sẽ đưa bài Phật giáo và Chủ nghĩa Cộng sản để có một cú tranh luận cho sướng tai & mắt...! (đang chờ tài liệu VN, ngoại quốc đã có đủ) --Baodo 23:14, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Làng Đậu có biết hai từ "chống" đó có cùng gốc không? Còn việc "chống Baodo", theo tôi, thì nên làm vì Baodo đã quá "gan to" để nhẩy vào lãnh vực computer science. Nếu Baodo làm sai, chúng ta có thể bắt ông ấy viết thêm 3, 4 bài về các ngôn ngữ cổ -- cái portal Ngôn ngữ học mà tôi muốn vẫn còn trong thời kỳ "tiền phôi thai" (pre-conceived)! Mekong Bluesman 19:52, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Xin cáo lỗi với bác Mekong Bluesman, em cũng không biết "ông BM" là ai, chỉ thấy bác LĐ viết ...Nếu thế, tôi hay ông BM phải là người có quyền ưu tiên..., nên mới chép nguyên. Có tội tình gì, mong bác cứ nhằm đầu bác LĐ mà đổ. Bác thông cảm, em chân ướt chân ráo mới vào Wiki nên chưa biết được nhiều về các vị tiền bối. :D
- (Tmct 21:56, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC))
Tên bài "Học Máy"
[sửa mã nguồn]Tôi đã đọc hầu hết các tranh cãi ở đây. Nhưng cá nhân tôi, lần đầu gặp bài này, thấy đề tài là "Học Máy", dịch từ "Machine Learning", tôi cũng cảm thấy rất lạ. Sau khi đọc chữ "Học máy", tôi thấy đầu óc mình liên tưởng đến hình ảnh "học máy may", "học máy ô tô", hoặc là "học máy" gì đó. Động từ "học" đi với danh từ "máy" làm cho tôi có cảm giác như một mệnh lệnh, hoặc một hướng dẫn, ấy là liên tưởng đến danh từ ghép (việc) "học máy". Tôi bỏ chữ "việc" vì thường người ta coi chữ này rườm rà. Nếu đề bài là "Máy học" thì tôi chắc hiểu ngay là cái máy nó học, vì danh từ đi trước với động từ bổ nghĩa cho nó, báo cho người ta biết rằng cái máy nó học, hoặc nó biết học. Ở đây, danh từ máy đứng làm vị trí là chủ từ trong câu. Động từ "học" báo cho người đọc biết là cái "máy" nó làm gì. Tính từ "tự" báo cho người đọc biết là tình trạng của việc "học" này như thế nào. Như vậy, theo cấu trúc ngữ pháp thì "Máy học" hoặc "Máy tự học" truyền đạt được gần hơn nghĩa của từ "Machine learning", hơn là từ "Học máy", vì từ "học máy" có động từ đi trước, mà không có chủ từ, gây cảm giác "mệnh lệnh" người đọc. Như vậy, về cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt, từ này dịch sai.
--Hai Dang Quang (thảo luận) 17:58, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- "Học máy", hay có nơi dịch là "máy học", đã thành cách dịch thông dụng ở Việt Nam, trong tên giáo trình, tên môn học, tiêu đề paper....những người ở Việt Nam mà biết đến môn này không ai hiểu nhầm.
- Vì sự phổ biến không có cạnh tranh của cách dịch học máy/máy học, Wikipedia không có lựa chọn nào khác là phải dùng ngôn ngữ của đa số, không thể một mình dùng ngôn ngữ của riêng mình để rồi đến những người trong ngành cũng không hiểu Wikipedia viết gì. Tmct (thảo luận) 20:48, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Những giảng viên chuyên ngành Khoa học máy tính mà tôi học ở VN đều dùng chữ Học máy, đồng ý với ý kiến của Tmct về không thể một mình dùng ngôn ngữ của riêng mình để rồi đến những người trong ngành cũng không hiểu. conbo 06:25, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tôi ủng hộ chữ "Máy học" vì nó truyền đạt ý nghĩa đúng hơn. "Học máy" chẳng có nghĩa gì cả. Theo tôi "Machine learning" ám chỉ đến
- "The machine-learning process",
- "The machine-learning algorithm",
- "The machine-learning science",
- Tôi ủng hộ chữ "Máy học" vì nó truyền đạt ý nghĩa đúng hơn. "Học máy" chẳng có nghĩa gì cả. Theo tôi "Machine learning" ám chỉ đến
- có nghĩa là "machine-learning" là tính từ kép, và khi dịch tính từ chúng ta không bắt buộc phải theo luật
- "danh-từ -> tính từ" (trong tiếng Việt) và
- "tính-từ -> danh-từ" (trong tiếng Anh)
- mà đảo trật tự của từ một cách cứng nhắc.
- --Hai Dang Quang (thảo luận) 05:18, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Về cấu trúc từ đã được các thành viên thảo luận từ đầu trang thảo luận này, trong đó có những thành viên chuyên ngành/hiểu sâu về ngôn ngữ học. Mời Hai Dang Quang đọc lại ở trên.
- "Machine learning" là một cụm danh từ, chỉ một ngành khoa học, người ta vẫn dùng "machine learning" không cần có danh từ nào ở sau. Vì Hai Dang Quang khẳng định đây chỉ là tính từ mà không phải cụm danh từ thì ở đây có vấn đề về kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức về ngôn ngữ học, tôi xin không tiếp tục thảo luận. Và xin nhắc lại, do tính phổ biến của "học máy", và do phân tích cấu trúc từ ngữ tiếng Việt (xem các thảo luận ở đầu trang), tôi không đồng ý thay tên này bằng bất cứ tên gì khác.
Tmct (thảo luận) 17:06, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tôi không có ý kiến về ngữ nghĩa, nhưng tôi dùng thường xuyên từ này, và học từ thầy giáo tôi. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 17:14, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)
"Machine learning" là một cum danh từ, đồng thời nó cũng đúng là một cụm tính từ theo như phân tích của Hai Dang Quang. Tuy nhiên đây là một từ rất khó dịch sanh tiếng Việt, theo cách dịch của Mekong Bluesman là phù hợp nhất : Máy tự động học, hoặc dịch là: Máy tự động phân tích, hay là Máy phân tích tự động.?87.106.20.39 (thảo luận) 17:34, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Đề nghị chấm dứt thảo luận
[sửa mã nguồn]Bên trên là một cuộc thảo luận không có mục đích vì:
- đúng hay sai thì machine learning đã được dịch thành "học máy" và đã được dùng phổ biến; Wikipedia chỉ viết lại những gì phổ thông mà không được tạo những gì mới
- Hai Dang Quang viết "Machine learning ám chỉ đến The machine-learning... " và thảo luận dựa vào từ machine-learning, xin chú ý là machine learning và machine-learning là hai thứ khác nhau -- một cái là một specific phrase (có thể xem như thuật ngữ) còn cái kia là adjactive và chúng có nghĩa khác nhau, không có bằng chứng là "ám chỉ".
Ngoài ra, tôi cám ơn thành viên 87.106.20.39 đã nghĩ là cách dịch của tôi là "đúng", nhưng sự đúng/sai không áp dụng trong vấn đề ngôn ngữ dùng được vì các từ được dùng phổ thông sẽ là các từ "đúng" -- "sao lùn nâu" là một tên "sai" (vì sao mà sao có thể lùn được) nhưng nó đã trở thành một thuật ngữ "đúng".
Mekong Bluesman (thảo luận) 19:02, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tôi chép lại đây cuộc hội thoại giữa tôi và mẹ tôi trưa hôm nay.
- Hôm nay, chủ nhật, 27 Tháng 01 năm 2008, khoảng 12 giờ trưa, trong khi đang ăn bát mì xào tôm mẹ tôi làm cho, tôi hỏi mẹ tôi như thế này:
- - "Bây giờ con nói hai chữ, má phải nói cho con biết cảm tưởng đầu tiên của mình là gì nhé."
- Má tôi gật đầu.
- - "Học máy".
- Tôi nói tiếp. Má tôi gần như đã chuẩn bị sẵn câu trả lời cho mình, bật phát lên:
- - "Học máy gì? Học máy may, học máy khâu, hay là học máy com-píu-tơ? Phải nói là học máy gì mới được chứ!"
- Sau khi nghe tôi giảng giải là ở đây, khi người ta dùng máy com-píu-tơ, người ta lập chương trình cho nó tự học, chẳng hạn như việc tự xửa chỉnh đồng hồ, khi đến ngày nó phải dịch đi một tiếng thì nó sẽ dịch đi một tiếng, hoặc đến ngày nó phải quay trở lại một tiếng thì nó quay trở lại, thì mẹ tôi nói:
- - "Thế thì phải nói là máy nó tự động học, tức là phải nói "ô-tô-mát-tíc". Chữ Pháp đấy. Ở đây người ta cũng dùng chữ Pháp đấy."
- Đúng là má tôi.
- Tôi nghĩ, nếu mẹ tôi cũng nghĩ như vậy, thì có lẽ chúng ta phải nên nghĩ lại. Cái dùng phổ thông không hẳn là cái đúng. Nếu chúng ta ở đây đã coi nơi này là "Bách Khoa Toàn Thư" thì chúng ta nên làm gương. Không phải chỉ chúng ta sử dụng vốn kiến thức góp nhặt ở đây, song còn nhiều người nữa, nhất là cho những thế hệ sau này. Nếu chúng ta biết là sai, cứ mặc để cái sai nó lưu truyền thì đến bao giờ người Việt mới làm đúng được? Đấy là chưa nói đến "sự trong sáng tiếng Việt" mà Wiki biểu dương.
- Cá nhân tôi, tôi chẳng coi mình là gì, vì tôi cũng chẳng phải là người cái gì cũng biết. Tôi làm là vì Chúa mà làm, và vì thế, tôi làm với tất cả tấm lòng của mình mà thôi. Mong các bạn đừng hiểu nhầm. Còn chuyện các bạn sửa hay không, tôi cũng chẳng được lợi lộc gì, và cũng chẳng mất mát cái gì.
- --Hai Dang Quang (thảo luận) 17:58, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Mon Dieu! Đối với Hai Dang Quang là không lợi lộc và cũng không mất mát thì dùng tài nguyên của Wikipedia và thời giờ của nhiều người cũng như của Hai Dang Quang để viết các thảo luận dài bên trên làm gì?!!
- Tôi đồng ý với mẹ của Hai Dang Quang vì lần đầu tôi đọc từ này tôi cũng có câu hỏi nhưng bây giờ từ này đã thành một thuật ngữ dùng tại các trường rồi, "đúng" hay "sai" thì chúng ta có thể đến các diễn đàn để tranh cãi còn làm sao Wikipedia có thể đưa ra cái lệnh kêu gọi họ dịch lại được?
- Mekong Bluesman (thảo luận) 20:29, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Từ điển bách khoa cần làm gương cho sự đúng đắn-trong sáng, thấy sai không sửa mà vẫn cứ viết bậy rồi truyền đạt cái bậy cho người tra cứu thì mất ý nghĩa của từ điển.118.68.67.61 (thảo luận) 16:31, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- "thấy sai không sửa mà vẫn cứ viết bậy ...", hãy cho biết bài này có các đoạn nào sai để các người khác sửa. Mekong Bluesman (thảo luận) 16:41, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- conbo có nói: Cái tên bài này không phải bậy mà là dịch một cách máy móc, (như máy nó học vậy :D). Những người dùng tiếng Việt không dịch như vậy, cũng không đi theo hướng trước thời đại (như ý kiến 118.68.99.25). Nên sửa tên bài này. Và còn theo tôi thì: Dịch cho người Việt mà người Việt không hiểu vì trong ngôn ngữ tiếng Việt không có thì là dịch bậy rồi, phải Việt hóa chứ?. Tại sao lý sự quyết không sửa để nhằm cho nghe quen tai lâu rồi dần dần biến sai thành đúng?118.68.67.61 (thảo luận 16:39, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Ahh... như vậy cái mà gọi là "viết bậy" là vì cái tên bài. Còn trong bài có đoạn nào "viết bậy" không?
- "...trong ngôn ngữ tiếng Việt không có thì là dịch bậy rồi", cái tên "học máy" hay "máy học" là cái tên của môn học này tại các đại học tại Việt Nam (như các thành viên khác viết bên trên) Wikipedia đâu có "dịch" để trở thành "dịch bậy". Mekong Bluesman (thảo luận) 18:31, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- conbo có nói: Cái tên bài này không phải bậy mà là dịch một cách máy móc, (như máy nó học vậy :D). Những người dùng tiếng Việt không dịch như vậy, cũng không đi theo hướng trước thời đại (như ý kiến 118.68.99.25). Nên sửa tên bài này. Và còn theo tôi thì: Dịch cho người Việt mà người Việt không hiểu vì trong ngôn ngữ tiếng Việt không có thì là dịch bậy rồi, phải Việt hóa chứ?. Tại sao lý sự quyết không sửa để nhằm cho nghe quen tai lâu rồi dần dần biến sai thành đúng?118.68.67.61 (thảo luận 16:39, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Cứ tạm dừng lại ở đây đã. Tên nào phổ thông thì dùng. Biết đâu những người cao siêu hơn lại dịch khác đi thì sao. Tên mục từ này để cho chỉ liên kết đến mấy trang thảo luận chứ làm gì có bài nào liên kết đến hoặc có người nào tìm cái từ này đâu mà lo đúng sai ?203.190.165.34 (thảo luận) 01:50, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tôi đồng ý. Wikipedia là một từ điển bách khoa nên chỉ viết lại mà không được phép tạo ra một cái gì mới. Cái hay của từ điển bách khoa Wikipedia là nó là một từ điển bách khoa "ảo" nên khi tên của một mục từ trở nên không thông dụng nữa thì chúng ta có thể đổi sang tên thông dụng hơn và các liên kết đến nó vẫn hoạt động. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:31, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- For Mekong Bluesman alone. I should have done this search before.
- Machine learning
- Machine learning
- Machine Learning Algorithm Tutorial
- Evaluation of Machine-Learning Algorithm Ranking Advisors
- machine learning science analysis tool
- a machine-learning science analysis tool which analyzes planetary data
- machine-learning science
- — thảo luận quên ký tên này là của Hai Dang Quang (thảo luận • đóng góp).
- I'm afraid that I don't follow you. What are the common points of the articles you cited above? Mekong Bluesman (thảo luận) 16:41, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tôi chấp nhận ý kiến từ "learning" ở đây là một danh từ, và đương nhiên nó cũng có thể đứng ở vị trí tính từ nữa. Lấy ví dụ trường hợp câu hỏi: "How's your baby feeding?" chẳng hạn. Cả hai chữ "baby" và "feeding" đều là danh từ, và trong trường hợp này, khi dịch sang tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu là "Sự (việc) cho cháu bé ăn uống của ông/bà thế nào?". Tôi để ý tiếng Việt phải có chữ "sự", hoặc chữ "việc", để biến động từ "feeding" - "cho ăn uống" - thành danh từ. Như vậy, chữ "Machine Learning" ở đây cũng là một động danh từ, và như vậy đáng ra phải thêm chữ sự học của máy, hoặc việc học của máy để biến động từ thành danh từ. Có như vậy tiếng Việt mới rõ nghĩa.--Hai Dang Quang (thảo luận) 18:55, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- @Hai Dang Quang: Trong thảo luận này, thảo luận bài Spring Framework, và nhiều cuộc thảo luận vài tháng trước đây, những gì Hai Dang Quang viết ngày càng cho thấy những lỗ hổng nghiêm trọng trong kiến thức cơ bản về Khoa học máy tính. Tôi đã giải thích nhiều lần nhằm lấp những lỗ hổng kiến thức trên, nhưng không có vẻ gì là Hai Dang Quang muốn rút kinh nghiệm để tự củng cố (xem Thảo luận:Bộ khung Spring). Hai Dang Quang đã tự tay xóa bỏ hoàn toàn uy tín bản thân trong các thảo luận về các chủ đề của ngành Khoa học máy tính. Do đó, từ nay tôi sẽ không nghe bất cứ một thảo luận nào của Hai Dang Quang nữa, nếu tình trạng này không có gì tiến triển. Thực tế nó thế nào thì tôi nói thẳng như vậy, thuốc đắng dã tật. Tmct (thảo luận) 08:52, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Hai Dang Quang, please listen to Tmct. Not only that you slowly destroy your credibility in the field of compputer sciences, you also manage to do the same thing in my eyes vis-a-vis your understanding of the English language. Mekong Bluesman (thảo luận) 10:59, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Nếu dịch là: "Máy thông minh" thì sao?Hung oanh (thảo luận) 04:33, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Thì sai nghĩa. Tmct (thảo luận) 08:53, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Thêm vào để người đọc khỏi bị nhầm. Hung oanh (thảo luận) 05:37, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Nếu không ai phản đối thì đổi hướng tới: Học máy (máy thông minh).Hung oanh (thảo luận) 06:12, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Tôi phản đối. Tmct (thảo luận) 08:53, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Tôi cũng phản đối. Hung oanh hãy đưa ra các dẫn chứng, tài liệu, từ điển... đã dịch thành "Học máy (máy thông minh)" trước khi làm. Còn nếu đó chỉ là ý kiến của Hung oanh thì không nên mang vào trong bài. Mekong Bluesman (thảo luận) 10:59, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Tôi xin nhắc lại
- đầu đề của mục này là:Đề nghị chấm dứt thảo luận
- lí do của nó: "Wikipedia là một từ điển bách khoa nên chỉ viết lại mà không được phép tạo ra một cái gì mới"
Mọi người đang tốn thời gian một cách cực kỳ vô ích cho thảo luận này. Tmct (thảo luận) 08:52, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Đúng! Cực kỳ vô ích!! Mekong Bluesman (thảo luận) 10:59, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Tại sao lại vô ích khi chữ "học máy" chưa ai cung cấp nguồn nguồn dẫn chứng thuyết phục, việc chấm dứt thảo luận ai đó đưa ra hơi sớm.Hung oanh (thảo luận) 12:07, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Hung oanh đã đọc hoàn toàn trang thảo luận này chưa? Nếu chưa thì tôi viết ngắn tại đây để chúng ta không cần phải tiếp tục làm dài cái thảo luận này. Tôi và nhiều người khác đã tìm cách dịch (học máy, máy học, máy tự động học, tự động máy học...) nhưng sau đó được nhiều thành viên tại Việt Nam cho biết môn học này tại các đại học ở Việt Nam có tên "Học máy". End of discussion ... vì Wikipedia không được phép tạo ra cái gì mới, Wikipedia chỉ được phép viết lại những kiến thức phổ thông; việc tranh cãi "đúng"/"sai" không phải là việc làm tại Wikippedia. Mekong Bluesman (thảo luận) 12:35, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Nếu theo cách dịch của Tmct thì chữ "baby feeding" có lẽ phải dịch là "cho ăn bé" hoặc "ăn bé" cho ngắn gọn. Tôi không coi danh giá của mình là gì, và tôi cũng chẳng sợ ai chê tôi là dốt, hoặc không hiểu tiếng Anh. Nhưng nếu đã bàn vấn đề gì thì chúng ta nên giữ sự thanh lịch mà bàn, và không nên có thái độ tấn công, hoặc hạ nhục. Theo tôi khi chúng ta đã biết rõ là đề bài dịch có sai, chúng ta không nên bỏ qua. Nếu có bạn nói nhà trường ở Việt nam cũng dùng "Học máy" thay cho "Machine Learning" thì tôi bắt đầu có cảm giác sợ trường đại học ở Việt Nam rồi. Tôi cũng có lùng tìm trên mạng nhưng chưa thấy đâu nói chữ "Machine Learning" là "Học máy" cả. --Hai Dang Quang (thảo luận) 23:49, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- "...thì chữ "baby feeding" có lẽ phải dịch là "cho ăn bé" hoặc "ăn bé" cho ngắn gọn", nhưng có ai dịch như vậy không? "Machine learning" là một thuật ngữ mà tại sao mấy người không trong lĩnh vực đó và cũng không trong lĩnh vực ngôn ngữ học cứ tranh cãi cái đúng/sai của nó?!!!
- "...khi chúng ta đã biết rõ là đề bài dịch có sai", tại sao chúng ta "biết rõ"? Chúng ta tìm được một từ điển đã dịch "machine learning" rồi sao? Hơn nữa, "chúng ta" là ai? Việc "đúng/sai" có phải việc làm của Wikipedia không mà có người, như Hai Dang Quang, tiếp tục làm dài thảo luận không mục đích này? Nếu nghĩ là "tối đa cần thiết" thì Hai Dang Quang có thể dùng các forum khác để tranh cãi và sau khi thuyết phục được các người chuyên môn trong lĩnh vực đó bỏ cái tên "học máy" thì sẽ thấy Wikipedia cũng bỏ nó -- sẽ bao nhiêu lần tôi phải viết "Wikipedia không được phép tạo ra cái gì mới"?!
- "Nếu có bạn nói nhà trường ở Việt nam cũng dùng "Học máy" thay cho "Machine Learning" thì tôi bắt đầu có cảm giác sợ trường đại học ở Việt Nam", Hai Dang Quang có quyền có ý kiến sợ/thích/ghét/yêu ... bất cứ cái gì nhưng cảm tính của Hai Dang Quang đâu phải là một quyết định là từ L1 sẽ được dịch thành từ L2!
- "Tôi cũng có lùng tìm trên mạng nhưng chưa thấy đâu nói chữ "Machine Learning" là "Học máy" cả", Hai Dang Quang có lùng tìm những từ mà Hai Dang Quang đề nghị không? Chúng có nói về "machine learning" không?
- và, quan trọng nhất, "...chúng ta nên giữ sự thanh lịch mà bàn, và không nên có thái độ tấn công, hoặc hạ nhục", thái độ văn minh là một phần trong quy định của Wikipedia; Hai Dang Quang nên đưa ra các bằng chứng về tấn công hay hạ nhục cá nhân để cộng đồng có thể quyết định.
- Mekong Bluesman (thảo luận) 09:21, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Nếu theo cách dịch của Tmct thì chữ "baby feeding" có lẽ phải dịch là "cho ăn bé" hoặc "ăn bé" cho ngắn gọn. Tôi không coi danh giá của mình là gì, và tôi cũng chẳng sợ ai chê tôi là dốt, hoặc không hiểu tiếng Anh. Nhưng nếu đã bàn vấn đề gì thì chúng ta nên giữ sự thanh lịch mà bàn, và không nên có thái độ tấn công, hoặc hạ nhục. Theo tôi khi chúng ta đã biết rõ là đề bài dịch có sai, chúng ta không nên bỏ qua. Nếu có bạn nói nhà trường ở Việt nam cũng dùng "Học máy" thay cho "Machine Learning" thì tôi bắt đầu có cảm giác sợ trường đại học ở Việt Nam rồi. Tôi cũng có lùng tìm trên mạng nhưng chưa thấy đâu nói chữ "Machine Learning" là "Học máy" cả. --Hai Dang Quang (thảo luận) 23:49, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
so sánh kết quả tìm kiếm của google
[sửa mã nguồn]- Máy thông minh.
1 - 10 of about 22,200 for " máy thông minh ".
- Học máy.
1 - 10 of about 614,000 for " h ọ c máy "
Trong đó:
- about 561,000 for " h ọ c máy tính "
- about 13 for " h ọ c máy cày "
- about 10 for " h ọ c máy x quang "
- about 11 for " h ọ c máy fax "
- about 11 for " h ọ c máy t ự độ ng "
.v.v.. (Tạm trừ: 514,000-561,000-13,000-32,000 = 8,000. Còn nhiều nữa chưa kiểm tra hết bằng google).
Sau khi trừ đi các kết quả học máy tính, máy cày, và học các loại máy khác thì kết quả số hits "học máy" tìm được liên quan đến bài viết chỉ là số ít, (Thực tế chưa tìm được "học máy" liên quan đến bài viết trên google. Trong khi đó tất cả các hits "máy thông minh" đều liên quan đến khái niệm trong bài viết).Hung oanh (thảo luận) 12:07, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Liên kết tham khảo:[2].Hung oanh (thảo luận) 12:12, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Cái mục đích của kết quả Google này là gì? Mekong Bluesman (thảo luận) 12:37, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Tranh luận của Hung oanh
[sửa mã nguồn]Tôi tìm bằng google thì kết quả cho chữ " học máy" không thấy có link nào liên quan đến khái niệm (nội dung) trong bài viết (Thảo luận:Học máy#so sánh kết quả tìm kiếm của google), trong khi đó "máy thông minh" ra kết quả rất nhiều. Không có bằng chứng chữ học máy được sử dụng thông dụng, có ông thầy giáo đã dịch ra tiếng việt là học máy và dậy cho học trò như Tranvinhtan nói, nhưng điều này cũng không thể khẳng định là nó đã thông dụng trong các trường đại học. Tôi cũng mong ai đó cung cấp cho dẫn chứng cụ thểHung oanh (thảo luận) 12:37, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Hung oanh viết đoạn trên vào trang thảo luận của tôi nhưng tôi làm quyết định mang nó ra tại đây để mọi người đều biết và đều tham gia. Ý của Hung oanh là có dẫn chứng nào về "Học máy" là tên một môn học tại các đại học ở Việt Nam. Tôi nghĩ là các thành viên tại Việt Nam có thể trả lời câu hỏi đó. Mekong Bluesman (thảo luận) 12:54, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Ví dụ sử dụng "học máy"
[sửa mã nguồn]Đại học/Viện nghiên cứu/Giáo sư
- GS Hồ Tú Bảo, Viện Công nghệ Thông tin, Viện KH & CN Việt Nam, Japan Advanced Institute of Science and Technology [3]
- Đại học Cần Thơ [4] [5]
- Viện Y học Trung Ương bài về ứng dụng tin học lý thuyết trong chẩn đoán
- Đại học Thuỷ lợi, giáo trình
- Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, [6]
- Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh [7]
- Đại học Bách Khoa Hà Nội, research paper
- GS Ngô Quang Hưng tại State University of New York at Buffalo [8]
Diễn đàn, hội, nhóm: