Thảo luận:Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Redflowers trong đề tài "Nhóm ngôn ngữ" và "Ngành ngôn ngữ"
"Giống dân"?
[sửa mã nguồn]Trong bài có từ "giống dân" hơi khó nghe.--Tò Mò 16:16, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Đa số các bài về ngôn ngữ học, lúc xưa khoảng 2 năm trước đây, được viết bởi tôi. Tôi là một người nghiên cứu (amateur) về ngôn ngữ học và tiếng Việt chỉ là tiếng thứ ba của tôi. Do đó, sẽ có các cách dùng chữ của tôi có thể cũ và có thể làm nhiều người không hiểu. Nếi giống dân có ít người hiểu thì có thể dùng chủng tộc thay thế cho nó không?
- Có ai có thể cho thêm ý kiến không?
- Mekong Bluesman 01:31, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Dùng tộc người thay cho giống dân có hợp không?--Bình Giang 03:14, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)
"Nhóm ngôn ngữ" và "Ngành ngôn ngữ"
[sửa mã nguồn]Sử dụng Google thì thấy:
- "ngành ngôn ngữ" có 222 hit [1] mà đa số là nói đến ngành ngôn ngữ học (linguistics) mà không phải là một tập hợp của các ngôn ngữ (group of languages) và cũng không phải là một hệ/họ ngôn ngữ (language family)
- "nhóm ngôn ngữ" có 248 hit [2]
Như vậy tại sao thành viên Pomp lại sửa "nhóm ngôn ngữ" thành "ngành ngôn ngữ"?
Ngoài ra cụm từ "tiểu nhóm XX" (như trong "tiểu nhóm gốc Đức" hay "tiểu nhóm gốc Thái"...) là có nguồn từ đâu vậy? Đó là tiểu nhóm của một văn hóa, hay của một tộc người hay của một nhóm ngôn ngữ?
Xin cho biết dẫn chứng.
Mekong Bluesman 20:23, ngày 22 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Dẫn chứng thì tôi không có nhiều, vì đa số chúng không còn tìm lại được trên mang. [3].
- Trong bài viết trước có trật tự sau:
- "Nhóm ngôn ngữ Kam-Tai" bao gồm nhiều nhóm (ngôn ngữ khác) trong đó có "nhóm Be-Tai".
- Đến lượt mình, "nhóm Be-Tai" lại bao gồm nhiều nhóm (ngôn ngữ) khác, trong đó có "nhóm Tai-Sek".
- "Nhóm Tai-Sek" lại bao gồm nhiều nhóm (ngôn ngữ) khác, trong đó có "nhóm ngôn ngữ gốc Thái".
- Như thế sẽ khiến người khác rất khó hình dung về trật tự và mối quan hệ của chúng. Vì trên "nhóm ngôn ngữ" cũng là "nhóm ngôn ngữ", mà dưới "nhóm ngôn ngữ" cũng là "nhóm ngôn ngữ".
- Trong các tài liệu của phía Việt Nam, tuy họ sử dụng thuật ngữ có khác nhau, nhưng với mỗi một thứ bậc của các nhóm ngôn ngữ trên, họ đều gắn cho nó một khái niệm để tạo ra trật tự về thứ bậc. Mục đích quan trọng nhất của cách phân chia đó là để người khác (những người đọc sách của họ) có thể dễ dàng hình dung và nắm bắt về chúng. Ví dụ, khi nói đến tiểu nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, người ta dễ dàng hình dung được nó thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Chứt, thuộc ngành Môn-Khmer.
- Nhưng với cách sử dụng tất cả đều dùng một từ "nhóm" để chỉ, sẽ cực kỳ khó khăn trong việc hình dung mối quan hệ, và còn tạo sự lầm lẫn giữa chúng với nhau.
- Nếu những lời này không thuyết phục được anh thì anh cứ sửa lại cho vừa ý.
- pomp 15:09, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Hóa ra Pomp sửa mấy chỗ trong trang thảo luận của mình à? http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Redflowers
Hy vọng,lần sau sẽ được bạn góp ý theo 1 cách khác nhé.Thanks, --redflowers 22:41, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)