Thảo luận:Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Thái Nhi trong đề tài Tên dịch các loại tàu chiến
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Quân sự | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Nhật Bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
“Hải quân Đế quốc Nhật Bản”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Các thống nhất về từ vựng khi dịch
[sửa mã nguồn]Vì đây là bài dài, có thể sẽ có nhiều người tham gia nên tôi nghĩ cần thống nhất một số thuật ngữ trước. Chỉ trong phần đầu tiên, tôi thấy xuất hiện các từ sau có thể dịch khác nhau:
- Sino-Japanese War: Hán-Nhật hay Trung-Nhật? Có lẽ Trung-Nhật thì đúng nhất nhỉ?
- Dùng "Trung Hoa" để chỉ chung mọi điểm liên quan, "Trung Quốc" để chỉ nước Trung Hoa, không phân biệt Hán, Minh, Thanh... Dieu2005 13:36, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- World War II: cái này bài chính thức có tên là Đệ nhị thế chiến nhưng tôi không khoái cái tên này chút nào, nghe nó cổ cổ
- Có nhiều từ được dùng, cái nào cũng đúng. Mình thích đầy đủ là "Chiến tranh Thế giới lần thứ hai", nhưng dài quá nên hay nói gọn trong những bài có liên quan là "Thế Chiến II". Dieu2005 13:36, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Closed-door policy: Bế môn tỏa cảng hay bế quan tỏa cảng? Từ sau tôi nghe nhiều hơn, từ điển Việt-Anh tại http://www.vdict.com chỉ có bế quan tỏa cảng. Tra Google, số lượng bế môn nhiều hơn.
- Môn hay quan đều chỉ "cửa khẩu" ngày hôm nay. Trường hợp này là nước Nhật, nên quan trọng hơn là mấy cái "cảng" của nó.Dieu2005 13:36, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:14, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Em cũng thấy cái tên đấy có phần hơi trang trọng. NAD 07:16, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)NAD
- Chú ý: Tên người Nhật viết họ trước tên sau, theo đúng thứ tự Á Đông. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:48, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Tên dịch các loại tàu chiến
[sửa mã nguồn]Trong khi chờ đợi anh Nguyễn Thanh Quang tham khảo tài liệu đang có, tạm thời đang dịch các loại tàu chiến như sau:
- battleship: tàu chiến (trước năm 1906); thiết giáp hạm (sau năm 1906)
- en:battlecruiser: tàu chiến-tuần dương, vì có pháo nặng nhưng vỏ giáp yếu, chạy nhanh, một kiểu lai giữa thiết giáp hạm và tuần dương hạm
- iron-clad: tàu (được) bọc (sắt) thép, trong thời kỳ đa số là tàu gỗ, đây là số ít được bao bọc thêm vỏ sắt (thép) bên ngoài lớp gỗ.
- en:Armored cruiser: tàu tuần dương bọc thép, khái niệm ngược lại battle-cruiser, là tàu tuần dương được thêm lớp giáp bảo vệ.
- cruiser: tàu tuần dương, tuần dương hạm
- destroyer, frigate, corvette: tàu khu trục, tàu khu trục hạng nhẹ, tàu hộ tống. Ba khái niệm này thực ra chưa có một ranh giới rõ rệt
- coastal patrol craft: tàu tuần duyên, như tên gọi, chỉ tuần tiễu ven biển
Mong anh em nào tìm thêm tài liệu khác để dịch cho chính xác hơn. Dieu2005 05:31, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Ta nên thống nhất dùng tàu bọc thép hay tàu chiến bọc thép? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 05:01, ngày 22 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Nếu là Iron-clad: Trong thời đại toàn tàu gỗ, tàu bọc thép là đủ nghĩa, gọn, dùng trong chiến đấu. Sang thế kỹ XX sẽ không dùng từ này nữa.Dieu2005 06:36, ngày 22 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Trong từ điển BKQS VN người ta gọi "frigate" là "tàu frigat", còn "corvettte" goi là "tàu covet". Cả hai loại tàu này thời nay đều được gọi chung là "tàu hộ vê" hay "tàu hộ tống", riêng corvette là tàu hộ vệ hạng nhẹ. Còn "thiết giáp hạm" thì họ còn gọi là "tàu thiết giáp", "tàu bọc thép" (hơi không rõ ràng, minh bạch). Nhưng theo các thông số của loại tàu này thì có thể gọi Yamato là "thiết giáp hạm" theo từ điển này, theo tôi tránh dùng "tàu thiết giáp", "tàu bọc thép" vì có thể gây lầm lẫn. Nguyễn Thanh Quang 16:52, ngày 30 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Từ Đại Anh nên thay bằng Đế quốc Anh. Bánh Ướt 03:19, ngày 1 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Về cấp bậc, nguyên gốc người Nhật không dùng danh xưng chuẩn đô đốc, phó đô đốc và đô đốc. Họ dùng danh xưng giống Trung Quốc là Hải quân thiếu tướng, Hải quân trung tướng và Hải quân đại tướng. Vậy ta nên dùng danh xưng nào? Bring Vietnam to the world (thảo luận) 10:42, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)