Thảo luận:Groupe Carrefour
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Groupe Carrefour. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Romania | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Paris | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Bulgaria | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
“Groupe Carrefour”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Hypermarket
[sửa mã nguồn]Hypermarket cũng như hypermarché, được dịch là quảng thị.--Paris (thảo luận) 22:18, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Lần đầu tiên được nghe từ quảng thị, hypermarket hay hypermarche ở Việt nam được dịch là đại siêu thị, ví dụ Melinh Hypermarket được dịch là đại siêu thị Melinh Mth (thảo luận) 01:32, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Tôi không học về chuyên ngành kinh tế nên không rõ, cái này chắc phải nhờ mấy thành viên am hiểu kinh tế như Bình Giang giúp. Nhưng tôi thấy "đại siêu thị" nghe "xuôi" hơn là "quảng thị". GV (thảo luận) 07:09, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Từ điển tôi có chỉ có mỗi Pháp-Việt dịch thành quảng thị, Anh-Việt thì không nói rõ, chỉ viết là cửa hàng lớn đa dạng về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, đại siêu thị nghe có vẻ không ổn, nó dường như ẩn ý rằng supermarket là [tiểu] siêu thị, trong khi thực chất của hypermarket chỉ là một dạng cửa hàng lớn với diện tích mặt bằng lớn hơn của supermarket, bao gồm sự kết hợp của cả siêu thị (dạng cửa hàng tự chọn/tự phục vụ với người mua tự chọn mặt hàng trước khi đưa ra quầy thanh toán và được bày bán theo các quầy chuyên môn hóa) lẫn bách hóa tổng hợp (hàng hóa đa dạng nhưng không nhất thiết phải tự chọn/tự phục vụ mà có thể là do người mua chỉ định còn nhân viên bán hàng/phục vụ sẽ đưa mặt hàng đó cho người mua xem xét trước khi quyết định mua hay không). Meotrangden (thảo luận) 07:29, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Hypermarket của Carrefour thì gần như là tự xem tự chọn hết (trừ một số hàng điện tử đắt tiền bày trong tủ phải nhờ nhân viên mở tủ :) ). Các cái department store như mô tả bên en wiki trong bài hypermarket thì nó nằm xung quanh hypermarket của Carrefour (cùng một khu nhà lớn) và do những hiệu không thuộc Carrefour quản lý. GV (thảo luận) 07:33, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Từ điển tôi có chỉ có mỗi Pháp-Việt dịch thành quảng thị, Anh-Việt thì không nói rõ, chỉ viết là cửa hàng lớn đa dạng về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, đại siêu thị nghe có vẻ không ổn, nó dường như ẩn ý rằng supermarket là [tiểu] siêu thị, trong khi thực chất của hypermarket chỉ là một dạng cửa hàng lớn với diện tích mặt bằng lớn hơn của supermarket, bao gồm sự kết hợp của cả siêu thị (dạng cửa hàng tự chọn/tự phục vụ với người mua tự chọn mặt hàng trước khi đưa ra quầy thanh toán và được bày bán theo các quầy chuyên môn hóa) lẫn bách hóa tổng hợp (hàng hóa đa dạng nhưng không nhất thiết phải tự chọn/tự phục vụ mà có thể là do người mua chỉ định còn nhân viên bán hàng/phục vụ sẽ đưa mặt hàng đó cho người mua xem xét trước khi quyết định mua hay không). Meotrangden (thảo luận) 07:29, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Nên dịch hypermarket là "đại siêu thị", vừa mang nội hàm là nơi bán lẻ (nghĩa ban đầu của siêu thị truyền thống), vừa mang nghĩa siêu thị bán buôn (những siêu thị lớn ngày nay). "Quảng thị" không có khả năng biểu đạt được đầy đủ bằng "đại siêu thị" khi muốn nói đến hypermarket ngày nay. Bình Giang Nguyễn (thảo luận) 13:28, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Tôi không học về chuyên ngành kinh tế nên không rõ, cái này chắc phải nhờ mấy thành viên am hiểu kinh tế như Bình Giang giúp. Nhưng tôi thấy "đại siêu thị" nghe "xuôi" hơn là "quảng thị". GV (thảo luận) 07:09, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Từ "quảng thị" nghe rất lạ tai ở Việt Nam. Trước kia khi khái niệm siêu thị ở VN còn sơ khai, các giáo viên tiếng Pháp của tôi đều dịch chung là hypermarché và supermarché là siêu thị chứ không dùng quảng thị. Theo tôi nên dịch "đại siêu thị" như ý kiến của Bình Giang cho thoát nghĩa và dễ hiểu, bao hàm cả nghĩa "lớn hơn supermarket".--Trungda (thảo luận) 01:48, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Vấn đề là cụm từ "đại siêu thị" không thể hiện được khác biệt gì với siêu thị ngoài việc "to" hơn về diện tích và/hoặc "nhiều" hơn về mặt hàng. Phần liên quan tới bách hóa tổng hợp (có thể tự chọn hay không tự chọn) bị che đi mất trong tên gọi đó, các hệ thống cửa hàng của Carrefour được gọi là Hypermarket vì trong đó vẫn có (dù không nhiều) các quầy bán không theo kiểu được tự chọn. Meotrangden (thảo luận) 04:19, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Hypermarket = siêu thị + bách hóa tổng hợp = siêu thị tổng hợp. Okay?--58.187.12.30 (thảo luận) 04:28, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Siêu thị tổng hợp chỉ để phân biệt với siêu thị chuyên 1 vài ngành hàng - ít ra thì tại VN được hiểu như vậy.--Trungda (thảo luận) 06:45, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Société anonyme
[sửa mã nguồn]Tôi thử tìm trên mạng thì thấy société anonyme được dịch là công ty cổ phần nhiều hơn công ty vô danh.
- "société anonyme"+"công ty vô danh" chỉ ra vài kết quả, chủ yếu từ Wiki và từ điển.
- "société anonyme"+"công ty cổ phần" không chỉ nhiều kết quả hơn mà còn được một vài trang uy tín sử dụng.
--Paris (thảo luận) 15:30, ngày 1 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- SA là một dạng công ty cổ phần ở một số nước, như ở Pháp thì có một công ty được gọi là SA phải đáp ứng một số tiêu chí ràng buộc nhất định theo luật, từ đó có thể gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:30, ngày 3 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Gọi như Nguyễn Thanh Quang là gần với định nghĩa ở fr wiki nhất, vậy tội mạn phép dùng tên đó thay cho tên kia (dễ gây hiểu nhầm thành công ty không có tiếng tăm). GV (thảo luận) 09:13, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Hợp tác kinh doanh
[sửa mã nguồn]Trong phần hoạt động trên thế giới, có đề cập đến hình thức bỏ vốn vào các siêu thị khác mà không trực tiếp điều hành, quản lý của Carrefour. Nhưng dường như nếu gọi đây là "đầu tư gián tiếp" (để làm bật lên ý khác với "đầu tư trực tiếp vừa nêu ở các khu vực bên trên) chính xác hơn là "hợp tác kinh doanh". Hợp tác KD còn có thể hiểu theo nhiều hình thức khác nhau: có thể là trực tiếp (có bỏ vốn, có điều hành) hoặc gián tiếp (có bỏ vốn, ko điều hành).--Trungda (thảo luận) 16:12, ngày 3 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Carrefour đã có mặt Việt Nam chưa? Newone (thảo luận) 03:38, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Newone hỏi vậy có nghĩa là chưa đọc bài đấy.--222.252.141.208 (thảo luận) 04:12, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Thiếu nguồn
[sửa mã nguồn]Bài viết nhìn chung tốt, nhưng nhiều đoạn vẫn thiếu nguồn:
- 1963–1985: Thành công của một công ty gia đình; chỉ có 1 dẫn chứng cho cả đoạn dài
- 1985–1998: Phát triển thành tập đoàn đa quốc gia; thiếu dẫn chứng cho đoạn đầu tiêb
- 1998–2008: Mở rộng ra thế giới; cả đoạn dài này cũng chỉ có 1 dẫn chứng
- Biểu trưng công ty; không dẫn chứng cho câu "Ban đầu..."
- Loại hình kinh doanh; cả đoạn rất dài (6 mục nhỏ) cũng chỉ có vài dẫn chứng
- Đối thủ cạnh tranh; không có dẫn chứng nào.
Biết là cái gì cũng chỉ tương đối, nhưng cũng mong GV và mọi người bổ sung dẫn chứng cho hoàn thiện. Adia (thảo luận) 07:50, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Trừ phần "Loại hình kinh doanh" đã có chú thích từ đầu là lấy từ trang của chính tập đoàn, còn lại tôi đều đã bổ sung dẫn chứng, nói chung đây là tập đoàn lớn, báo chí viết nhiều nên cũng không sợ thiếu dẫn chứng đâu. GV (thảo luận) 08:45, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)