Bước tới nội dung

Thảo luận:George Armitage Miller

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Lcsnes trong đề tài Magical

Chuyện ứng cử

[sửa mã nguồn]

@Lcsnes:

@NguoiDungKhongDinhDanh: dịch bài này vì thuộc vital expand, và vì... có bạn đang ở đây, sửa chuẩn hoàn thiện là tốt rồi, ứng thì cứ hậu xét đã.

Đoạn này có một chút vấn đề: "Ông cũng chỉ trích việc Miller sử dụng phương pháp học phản ứng kích thích đơn tầng đơn giản của Skinneri để giải thích việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ của con người."
B. F. Skinner là nhà tâm lý học nổi tiếng bậc nhất thế giới vào những năm 70 80 của thế kỷ trước, với phát minh mang tên ông – Hộp Skinner, hay phòng điều kiện hoá. Có hai loại điều kiện hoá chính: điều kiện hoá đáp ứng (điều kiện hoá kiểu Pavlov) và điều kiện hoá hành động (điều kiện hoá kiểu Skinner). Điều kiện hoá đáp ứng là việc liên kết một kích thích trung tính với một hành vi (ví dụ như rung chuông khi cho chó ăn), còn điều kiện hoá hành động là sử dụng kích thích để gia cường/suy giảm một hành vi (ví dụ như thưởng/phạt khi dạy thú). Sử dụng phòng điều kiện hoá, ông đã dạy được chim phân biệt hai từ "mổ" và "xoay" rồi thực hiện theo (tức là dạy chim đọc) bằng cách đặt thức ăn ở dưới chân hoặc bên trái/phải sau khi đưa ra kích thích (một trong hai từ phía trên). Vậy, stimulus-response learning (học phản xạ) ở đây có lẽ có nghĩa là học bằng điều kiện hoá hành động: nếu kết quả tốt, thì lặp lại, nếu kết quả xấu, thì tìm cách khác.
Nói thêm, tôi cũng không hiểu vì sao từ này lại liên kết đến Phản xạ có điều kiện (bài này đáng lẽ phải có tên là Điều kiện hoá cổ điển mới đúng), và vì sao tác giả bài viết bên en.wiki lại dùng từ single-stage (bởi điều kiện hoá hành động quá đơn giản?).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:15, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đã sửa như bạn diễn giải cho dễ hiểu. Còn Phản xạ có điều kiện#Từ nguyên và nội hàmPhản xạ có điều kiện#Ngoại diện có đề cập đến nguyên nhân tên gọi, đúng là trong nước cái này ảnh hưởng theo trường phái LX, còn tài liệu mới dịch theo Anh ngữ có thể dùng cổ điển chăng! Lcsnes (thảo luận) 17:18, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Lcsnes: Người dịch trước hình như không hiểu phản xạ có điều kiện được chia làm hai loại (như tôi nói ở trên) nên đã nhầm lẫn. Phản xạ có điều kiện được liên kết đến en:Classical conditioning (bài viết chỉ nói về điều kiện hoá đáp ứng của Pavlov), dù khái niệm này phải bao hàm cả en:Operant conditioning nữa. Xem thêm:  nội dung trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:31, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nói thêm một chút, B. F. Skinner (cũng thuộc nhóm bài cơ bản mở rộng) hơi tệ. Đến như "operant conditioning chamber" mà dịch là "buồng điều hoà hoạt động" thì tôi cũng chịu. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:36, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

Có thể hiểu "item" trong câu này là "mẩu thông tin đơn lẻ" cần được xử lý. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:28, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đã sửa item. Còn reinforcement/gia cường là ổn nhỉ? Lcsnes (thảo luận) 17:18, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thực ra tôi cũng không nhớ các sách tiếng Việt dịch "reinforcement" thế nào, nhưng "gia cường" là từ tạm chấp nhận được; sẽ tra lại sau. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:25, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

Magical

[sửa mã nguồn]

@LcsnesNguoiDungKhongDinhDanh: Tôi thấy chữ "magical" (trong "magical number seven") trong bài được dịch thành "ma thuật". Tôi nghĩ trong ngữ cảnh này nên dịch là "kỳ diệu" để sát nghĩa của từ hơn (vừa có nghĩa bí ẩn vừa có nghĩa là điều rất tốt đẹp). NHD (thảo luận) 21:40, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

 Đồng ý Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 23:17, ngày 9 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đã sửa toàn bộ thành "kỳ diệu".Lcsnes (thảo luận) 01:37, ngày 10 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời