Thảo luận:Gen
Thêm đề tàiDự án Sinh học | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Sinh học phân tử và tế bào | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Gen. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
||
Lưu trữ: 1 | |||
Bài này đóng góp cho dự án Wikipedia:Tháng viết bài khoa học 6-2018. |
Tóm tắt
[sửa mã nguồn]Những đề nghị dùng gene
[sửa mã nguồn]- Ủng hộ. Thuật ngữ này thường được viết là gen hoặc gien (đọc là dzen) và được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay các tài liệu về sinh học mới lại có xu hướng giữ thuật ngữ này ở dạng tiếng Anh.
Searching...
- "gen mã hóa" = 88 hits ---> bản chất sinh học, cơ chế di truyền phân tử
- "trình tự gen" = 152 hits ---> bản chất sinh học, cơ chế di truyền phân tử
- "gen người" = 526 hits ---> y học, thời sự
- "thực vật chuyển gen" = 17 hits ---> nông nghiệp, thời sự
- "gien mã hóa" = 68 hits
- "trình tự gien" = 31 hits
- "gien người" = 242 hits
- "thực vật chuyển gien" = 35 hits
- "gene mã hóa" = 215 hits
- "trình tự gene" = 437 hits
- "gene người" = 1690 hits
- "thực vật chuyển gene" = 94 hits
Vietbio 22:04, 12 tháng 7 2005 (UTC)
- Khi viết gene thì có nên đọc là dzen không?--Á Lý Sa 23:34, 12 tháng 7 2005 (UTC)
Bản thân chữ "gen" hay "gien" cũng chỉ là loại chữ... phỏng âm (hay phiên âm) nhưng chúng lại hoàn toàn không mang ý nghiã gì. Trừ khi có ai đó dùng chữ Việt (Hán Việt hay Nôm) hoàn toàn mà ý nghĩa của nó tương đương với chữ gene thì mới lo. Như vậy hiện tại dùng chữ "gene" theo tôi là giải pháp hay nhất. Võ Quang Nhân 01:27, 13 tháng 7 2005 (UTC) Dẫu sao thì chữ gen cũng chỉ khác gene có đúng 1 chữ "e câm"! (just kidding)
- Ở trường hợp này, thuật ngữ chỉ là quy ước. Do đó, khó có thể nói sử dụng cái nào tốt hơn. Tôi chỉ muốn thể hiện đầy đủ các xu hướng sử dụng. Đối với các nhà nghiên cứu, hay viết báo thì cách viết là quan trọng. Tuy nhiên, đối với những ng dân bình thường, thì chữ "dzen" đã phổ biến rộng rãi, ai cũng biết đấy là cái làm con ông A giống với ông A chứ ko phải ông B (hàng xóm). Khó có thể thay đổi cách gọi này. Đối với chúng tôi, những ng làm Sinh học phân tử thì hiện quen dùng "gene" mặc dù khi viết cho một số tạp chí trong nước thì lại phải đổi sang "gien" hoặc một số lại quy định là "gen", nói chung là khá lộn xộn và mất thời gian vô ích. Vietbio 16:38, 13 tháng 7 2005 (UTC)
Tôi hiểu ý Vương Ngân Hà nói và tôi cũng cảm thấy được sự lộn xộn nhắc đến bởi Vietbio. (Việc con ông A giống ông B hàng xóm thì chỉ có bà A biết thôi!) Tôi nghĩ là nếu các nhà khoa học Việt dùng "gene" trong các thông tin của họ thì chúng ta cũng nên dùng như vậy. Dĩ nhiên là chúng ta sẽ viết thêm, bên cạnh, "gien" và "gen" và giải thích tại sao. Mekong Bluesman 18:13, 13 tháng 7 2005 (UTC)
- Tôi vừa tạo mới từ Gel. Các bác có tin rằng nhiều học sinh cấp 3 thậm chí sinh viên đại học bị nhầm 2 từ này ko (về ý nghĩa)? Ngoài ra còn cả chuyện phát âm nữa. Vietbio 22:50, 27 tháng 7 2005 (UTC)
Những đề nghị dùng gen
[sửa mã nguồn]Ủng hộ. Tôi không rành thuật ngữ sinh học lắm, tuy nhiên nếu người ta đã muốn Việt hóa đến mức có thể được từ gene (tiếng Anh) thì gen là giải pháp hợp lý hơn cả. Thứ nhất, trông nó có vẻ Việt hơn từ gene. Thứ hai, nếu viết chắc chắn gen nhanh hơn gene. Thứ ba, nhiều ngôn ngữ khác (xem bảng dưới) cũng dùng từ gen, tại sao ta cứ phải là gene (cho giống English một tý).
Ngôn ngữ | Cách ghi | Ngôn ngữ | Cách ghi |
---|---|---|---|
bg | Ген | da | Gen |
de | Gen | en | Gene |
es | Gen | eo | Geno |
fr | Gène | io | Geno |
is | Erfðavísir | it | Gene |
he | גן (ביולוגיה) | lt | Genas |
nl | Gen | ja | 遺伝子 |
nb | Gen | nn | Gen |
pl | Gen | ru | Ген |
fi | Geeni | sv | Gen |
th | หน่วยพันธุกรรม | zh | 基因 |
Do vậy, tôi nghĩ gen hợp lý hơn.Vương Ngân Hà 15:11, 13 tháng 7 2005 (UTC)
Tôi thì không đồng ý với gene, nếu bạn viết bài cho các tạp chí mà người ta dùng gene thì đương nhiên phải chuyển nó thành gene, còn khi viết cho các tạp chí dùng gen hay các từ khác (geno, genas, Ген v.v) thì đương nhiên không thể dùng gene được. Ngoài ra tôi cũng không đồng ý khi bạn sửa trong bài đậu tương các từ như axít amin thành amino acid. Tôi chắc chắn rằng các cụm từ như gen hay axít amin là đã được Việt hóa phần nào cho người đọc thuần Việt có thể phát âm được.
Tôi chỉ nhắc lại một điều là nếu có cụm từ tiếng nước ngoài nào đã được Việt hóa (dù chưa hoàn thiện) thì chúng ta nên dùng. Đối với những nhà chuyên môn hoặc những người biết ngoại ngữ thì việc sử dụng từ thuần túy nước ngoài hay Việt hóa một phần không có gì đáng ngại, nhưng với những người không rành ngoại ngữ (mà số này chắc chắn đông hơn) thì việc sử dụng từ nước ngoài thuần túy là một điều nên hạn chế (Chỉ chấp nhận được khi cụm từ Việt hóa toàn bộ hay Việt hóa một phần không thể hiện hết bản chất của cụm từ chuyên môn tương ứng hay nó là một cụm từ hoàn toàn mới chưa có ai Việt hóa bao giờ).
Bạn cho rằng việc quen viết là gene mà sau đó phải chuyển sang gen hay gien là vô ích thì tôi lại càng không đồng ý. Chúng tôi, những người làm chuyên môn trong lĩnh vực khác thường ngày phải tiếp xúc với rất nhiều tài liệu bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nhưng không vì thế mà bảo các cụm từ Việt hóa là vô ích. Tôi ví dụ: Các cụm từ hàng ngày chúng tôi phải làm việc với chúng như Fixed assets, Current assets, Rights, Liabilities, Contract, Party, Draft (Bill of Exchange), Invoice, Packing List, Certificate of Origin, Bill of Lading, Insurance Policy, Risk, Force Majeure, License, Shipper, Consignee, Seller, Buyer, SG&A, OEM, OBM, COM, COP, Prices under CIF, C&F, EXW, FCA, FAS, CFR, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP, FOB Incoterms v.v trong kinh tế, ngoại thương, kế toán hay pháp lý không hề ít hơn trong sinh học nhưng chúng vẫn có thể Việt hóa (đôi khi dài hơn khi để nguyên gốc) phần nào được, đảm bảo ít làm suy giảm ý nghĩa của các cụm từ đó mà lại làm cho những người quản lý (có thể không rành ngoại ngữ) hiểu được chúng.Vương Ngân Hà 11:09, 26 tháng 7 2005 (UTC)
- Tôi không có chủ ý gây thêm thắc mắc ở đây nhưng thưa Anh Hường và các bạn trong danh từ Hoá học không chỉ có chữ amino acid đâu: Hàng ngàn hóa chất có những chữ 4-5 âm những chữ như vậy theo qui tắt đặt tên có tính cách quốc tế chớ không phải riêng tiếng Anh đâu. Xin tạm không nói riêng về chữ gene nhưng nói về tên hoá chất. (Nếu các bạn nào có cuốn Hóa Học hữu Cơ của GS Chu Pham Ngọc Sơn xen xem phần các quy tắt đặt tên hoá chất). Dựa theo phương pháp đặt tên này một SV chỉ cần nhìn vào công thức cấu hình của hoá chất là có thể phát âm và viết lại một cách chuẩn xác 100% tên hóa học của nó.
- Vấn đề ở chổ Việt hoá không theo một qui luật nào trong khi Việt hóa không qui luật lại phá bỏ những qui tắt đặt tên đã được chấp thuận để thu về một một cái bất qui tắt và không dự đóan được (unpredictable).
- Tôi không phản đối việc Việt Hóa. Nhưng Việt Hoá thì phải thì phải có khoa học phải xem xét tại sao người ta đặt tên dài lòng thòng như vậy và phải dùng cách nào để bảo đảm được rằng Một SV chuyên Hóa chỉ cần nhìn theo công thức cấu hình của một hóa chất là đọc được tên chớ không thuộc lòng từng tên. chưa kể cần phải có sự thống nhất về cách đọc cách viết tên các Hoá chất đã Việt hoá sao cho nó tương đương với những quy tắt đã có (nghiã là SV có thể chỉ cần thuộc luật đề ra và nhìn vào công thức cấu hình thì có thể viết lại 1 cách chuẩn xác tên Việt hóa này!
- Nếu cứ áp dụng Việt hoá mà không có phương pháp khoa học nào để tương ứng cách đọc tên hóa chất theo khoa học thì tui tin rằng đây là một rào cản mà do những người đặt tên đặt ra gây thêm khó khăn cho việc nghiên cứu.
- Ở đây đứng trên khía cạnh ngươì đã viết nhiều báo cáo khoa học tôi tin rằng có một số lớn các trường hợp trong đó có tên hóa chất là nên cứu xét tường tận việc giữ nguyên (Anh, Pháp, hay Latin thì tùy ở đây lựa) Lý do: giảm thiểu các khó khăn cho người SV khi viết báo cáo và dể hiểu dể đọc nhất là khỏi phải lặn lội đi mò tìm các cuốn từ điển Việt-Anh để dịch mà vẩn không thể tìm ra. (Xin lỗi anh tôi đã bị như vậy trong rất nhiều chữ chuyên ngành đã Việt hóa trong đó có nhiều từ ngành tin học, Điện tử học, và Hoá chất khi mà ráng tìm cách dịch lại bài viết của nhiều người trong nước ra Anh ngữ và ngược lại có nhiều bài viết muốn dịch ra Việt ngữ thì lại không dịch được vì vì tên Việt hóa đặt lộn chồng chéo (thí dụ chữ search engine nhiều khi bị dịch thành "công cụ tìm kiếm" nhưng như vậy lại chồng nghiã lên chữ "search tool". Nếu anh có đọc qua các quan điểm của bạn "Văn Đức Ngọc Thạch" về các từ dùng trong Khoa học máy tính (Talk:Boot record thì anh sẽ thấy thêm sự việc này đưới con mắt của người khác trong nước.
- Viết ra không phải để bênh bên này chống bên nọ chỉ làm mất thì giờ.
- Để cho gọn xin phép kết luận: Theo tôi, nên chấp nhận cả hai xu hướng Việt hóa và giữ nguyên Anh ngữ. Khi viết người tác giả bài làm ơn chịu khó mở ngoặc đơn (XYZ). Vì nếu việc việt Hoá sẽ có thể gây trở ngại rất nhiều cho SV/Hs muốn đọc-hiểu tài liệu nước ngoài (từ điển chuyên môn VN còn thiếu về số lẫn chất) và viết báo cáo ra tiếng Anh. Và nếu cần thì xin bỏ phiếu xem cách đề nghị này có nên chấp nhận hay không
- Nay kính Làng Đậu 14:07, 26 tháng 7 2005 (UTC)
- TB: Tôi đồng ý với ý của anh Hường về việc nhiều người yếu ngoại ngữ!
Ủng hộ. Riêng cá nhân Trung thì ủng hộ:
- Đặt tên mục từ này là gen. Viết định nghĩa Gen (gòn được viết là gien theo phát âm tiếng Việt, hay gene theo chính tả tiếng Anh),...
- Giữ tên mục từ Axít. Không cần viết (tiếng Anh là...) vì đã có interwiki link. Điều này dẫn đến việc tất cả các từ có chữ acid trong tiếng Anh buộc phải dịch sang axít trong tiếng Việt cho thống nhất, không phụ thuộc vào việc người viết đang quen dùng ngôn ngữ nào.
- Trần Thế Trung 07:45, tháng 7 27, 2005 (UTC)
- Nếu làm như kiểu bạn Trung đề nghị tôi thấy có mấy chổ cần xem kỹ (xin xem kĩ xong):
- Các bài viết lấy tên Anh ngữ: "Boot Record", "Boot sector", hay thậm chí "Newton", "Bush",.... dịch quách hết ra Việt ngữ thành "Niutơn", "Bút", và "cung khởi động", "bản khởi động" và chuyển hết mấy bài này ra Việt ngữ. Sự thống nhất sẽ rõ ràng!
- Nếu chỉ xóa "tên Anh ngữ là" thì OK. Nhưng nếu xoá luôn tên của các viết khác (Anh ngữ) thì cái sự thống nhất mà bạn Trung đề nghị sẽ có thể gây hiệu ứng phụ. Cách viết hay cách dùng khác không phải và không đồng nhất với cái công cụ interlink. Interlink chỉ tiện lợi cho người nào biết xài và biết nhiều ngoại ngữ và tra cứu cho đỡ mệt chứ nó không phải là chữ tương đương đang được mọi ngưòi dùng. Thí du: bài Phật giáo chữ "Phật giáo" này trong mọi bài viết tiếng Việt không ai viết là Buddhism. Trong khi đó, chữ boot record được viết nhiều gấp 10 lần chữ "bản khởi động" trong các bài viết bằng Việt ngữ. Nên nếu giả sử có bài "bản khỏi động" và không có ghi rõ ra (trong ngoặc hay bằng 1 cụm từ ý chỉ tên khác) thì sẽ không cho người đọc biết tên khác này.
- Như vậy nếu xoá các cách viết tương đương tức là mặc nhiên xoá hẳn hay phủ nhận cách viết tương đương dùng Anh ngữ của người Việt.
- Dĩ nhiên ngược lại, đối với các chữ không có ai dùng chữ nước ngoài trong tiếng Việt (như chữ chữ Phật giáo) thì không cần mở ngoặc đơn nưã! Vì chữ "Buddhism" không phải là chữ được dùng trong văn viết tiếng Việt Nam.
- Cụm "tiếng Anh là..." nhất thiết không cần có mặt trong phần tên bài nữa nhưng cụm chữ "Cách viết khác là..." hay "tên khác là...", hay "còn dùng dùng dưới dạng...." hay đơn giản chỉ bỏ trong (...) vẩn cần phải giữ nguyên để chỉ ra cách dùng khác của người Việt.
- Làm vậy sẽ không công bằng với hai xu hướng dùng chữ
- Dĩ nhiên dấu.... ám chỉ tên Anh ngữ thường dùng trong văn bản Việt ngữ.
- Chúc vui vẻ.
- Làng Đậu 18:01, 27 tháng 7 2005 (UTC)
- Nếu làm như kiểu bạn Trung đề nghị tôi thấy có mấy chổ cần xem kỹ (xin xem kĩ xong):
Tôi chỉ nói về gen và axít. Không dám mở rộng ra cho các bài khác. Tôi đoán là Nhân không khoái nhận xét của tôi về chữ axít. Vì chữ gen tôi có mở ngoặc cho tiếng Anh đang dùng thông dụng. Tôi xin đổi ý: Axít (còn viết là acid theo tiếng Anh, acide theo tiếng Pháp). (Tra Google chữ "chất acide", trước khi phản đối tôi về việc thêm chữ tiếng Pháp). Trần Thế Trung 18:15, tháng 7 27, 2005 (UTC)
- Ngay cả trong chữ Gene người Việt dùng gấp nhiều lần dùng chữ "gen" nên ý tôi chỉ là có thể xóa chử "Tiếng Anh" nhưng không thể xoá chữ "gene" trong trình bày vì đây là một cách dùng phổ biến của người Việt hơn cả chữ "gen" chớ không phải là thích hay không chữ "gen" này vì Trung cũng biết 1 cuốn từ điển đến từ chất lượng chung của cả ngàn chữ hơi đâu mà đem tình cảm vào! Nhưng tôi chỉ muốn từ điển sẽ chỉ ra được "alternative names of the term"; so, it will enhance the quality of use for users not for me (Xin lồi xổ Anh ngữ lẹ hơn gõ dấu cứ sai chính tả mệt wá). Tôi không theo bên nào đâu vì ngôn ngữ đâu có "lổ tai" mà nghe mình giải thích; cách hay nhất là phải mô tả giải thích ngôn ngữ thôi.
Chữ Axít tôi học ở trung học thì đâu có đến nổi nào dị ứng với chữ đó. Làng Đậu 20:15, 27 tháng 7 2005 (UTC)
- Vì lý do gì bạn khẳng định gen thuần Việt hơn gien (tôi ko có ý làm phức tạp tình hình). Bạn vẫn có thể để tên chính của mục từ là gene và mở ngoặc sau đít từ gen/gien viết đây là từ thuần Việt nhất theo nguồn gốc từ loại. Vietbio 01:51, 28 tháng 7 2005 (UTC)
- Tôi đoán là Vietbio hỏi tôi. Bạn xem [1] [2] [3] để biết câu trả lời. Tôi không phản đối việc cho các từ không có trong từ điển tiếng Việt vào trong ngoặc đơn, ngược lại, tôi khuyến khích điều đó. Tôi biết Vietbio rất muốn giới thiệu từ gene vì những tiện lợi của nó đối với những người làm việc với 2 ngôn ngữ là Anh ngữ và Việt ngữ. Tôi khuyến khích việc giới thiệu này trong ngoặc đơn. Tuy nhiên, ta cần thận trọng khi đặt tên mục từ chính, khi mà có từ tương đương trong tiếng Việt. Cần chú ý Wikipedia không hề có ý định áp đặt cách sử dụng nào là tiện lợi. Người tra từ có thể dùng từ tùy ý và viết trong bài từ gì họ muốn, vì các từ này đều được đổi hướng đến bài chính. Trần Thế Trung 12:32, tháng 7 28, 2005 (UTC)
Các thảo luận khác
[sửa mã nguồn]Phần Thảo luận về ý kiến của anh Á Lý Sa đã được lưu tại đây Talk:Gene/Lưu 1 vì lý do kích thước trang. Vietbio 01:51, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Đề xuất chung
[sửa mã nguồn]Đề xuất của anh User:Phan Ba, User:Nhanvo và bạn User:Eva8404 đã chuyển về Thảo luận Wikipedia:Cách đặt tên trang. Vietbio 14:19, 29 tháng 7 2005 (UTC)
Từ điển tiếng Việt
[sửa mã nguồn]Tôi vừa mới tra trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt nam, NXB Văn hóa-Thông tin 1999:
gen: Đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại prô-tít.
a-min-nô a-xít (amino acid) Hợp chất hữu cơ, có trong prô-tê-in, trong thành phần thức ăn cung cấp đạm cho cơ thể; còn gọi là a-xít a-min
Xin trích nguyên văn cách viết từ tiếng nước ngoài của họ để mọi người tham khảo thêm:
- Những từ ngữ vay mượn tiếng nước ngoài, thuật ngữ chuyên ngành gốc ngoại, trừ những trường hợp đã được Việt hóa được viết rời như tiếng Việt (xà phòng, cà phê, phó mát,...), các trường hợp khác đều được phiên âm có gạch nối phân định âm tiết và kèm theo dấu giọng, đồng thời được chua từ gốc nguyên dạng kề ngay sau mục từ.
Từ gen không có mở ngoặc chua từ gốc nguyên dạng.
Phan Ba 16:38, 26 tháng 7 2005 (UTC)
- Anh có biết là từ điển thường hay có các lỗi typo không ? Hay là Chữ gen này chắc họ dùng tiếng nước ngoài rồi nên không thèm chơi với cái ngoặc đơn nữa. Như vậy là hoà cả làng cứ việc dùng gene cho thống nhất với bài của tác giả rồi thêm vào (gien, gen,ghen,... tuỳ hỉ)
- Anh Nhân đừng có hiểu lầm tôi nha. Từ đầu tới cuối, tôi chỉ nói là từ nào cũng nghiêm chỉnh hết á, chớ không có nói là từ nào đúng từ nào trật đâu nha và cũng không nói là bắt buộc phải dùng một từ thôi. Mấy cái trích "nguyên dăn" ở trên là tham khảo tức là đọc cho biết thôi chớ tôi đâu có kêu gọi hô hào ai làm theo đâu. Ông nói ngan bà nói vịt xiêm, cãi nhau biết chừng nào mới xong, nếu không đem nó đi làm tiết canh vịt thì tui thấy là nên viết là: con ngan (tiếng Việt còn gọi là vịt xiêm) chớ đừng xóa đi viết lại mất công lắm. Phan Ba 19:00, 26 tháng 7 2005 (UTC)
- Trước giờ có hiểu gì đâu mà nhầm?!!! (Just kidding) mọi người đang nóng mà không đổ thêm nước vô tui e... lát nữa luộc chín hết. Nhớ đang mùa "cúm vịt" đừng có mà tiếc mấy con bịnh.
- Bi giờ tui nghiêm túc đây: chuyện "thảo" luận đã nhiều cho cùng 1 đề tài như vầy kéo dài suốt cả lịch cử Wiki rồi to^'n không biết bao giấy mực nước miếng... đã đến lúc cần một người soạn đề án (phải viết sao cho ai cũng gật!) về 1 cái Quy tắt dùng chữ nước ngoài và chữ Việt hoá Nếu cần thì phải gửi tới trang "Talk:" cuả từng người bắt họ lên ý kiến và phải thuyết cho họ "GẬT" chớ không được "LẮC" (thuốc lắc hôm nọ anh Trung hỏi nay lên giá rồi không nên nghĩ tới). Nếu ai cũng đã thò tay kí vô rồi không cải nữa chỉ việc đem cái bảng đó áp lên!
- Tạm thời tui đang nhức đầu với bài "công nghệ phần mềm" không nghĩ ra nổi làm sao cho tất cả mũi giáo chỉ về một hưóng (dĩ nhiên không thể hướng của tui vì như vậy giáo đâm tui chết lòi...ba sườn)
- Tôi hy vọng sẽ viết thử và sẽ Xin anh Hường đọc qua, sửa sơ trước vì anh ấy có uy tín, rồi đến TTrung, anh Arias và... sau chót là Phan Ba. (Ai đi chót cầm mái cheò)
Tôi không hiểu tại sao từ thảo luận về "gene/gien/gen" trở thành tranh luận giữa 1. phái thích dùng phiên âm với 2. phái thích dùng chữ gốc -- nhất là khi phái 1 nghĩ là phái 2 thích dùng tiếng Anh và phái 2 nghĩ là phái 1 thích dùng các từ "ngây thơ". Tranh luận theo kiểu đó thì không đạt được gì cả!
- Vấn đề chúng ta phải giải quyết không phải là vấn đề tiếng Việt chống với tiếng Anh. Vấn đề là chúng ta phải tìm xem các người chuyên môn trong lãnh vực dùng từ gì để chúng ta theo.
- Cách đặt tên cho các chất hóa học đã được chuẩn hóa trên toàn quốc tế, nên theo họ để giúp độc giả tham khảo thêm dễ hơn.
- Các từ trong tin học và của máy tính, không thích chúng như tôi, chúng ta phải công nhận là các từ như "computer", "input/output"... thông dụng không thua gì "máy tính", "đầu vào/ra"... (trong nhóm trẻ tôi biết, còn có vẻ hơn). Không có gì lạ khi tôi nghe nhiều người già nói "Cháu tôi nó làm cho hãng computer".
- Nên dùng các tiếng Việt hóa nếu chúng hiện hữu. Ngay cả các giữa các người đề nghị dùng các từ Việt hóa cũng không thống nhất: nhiều người thích lối phiên âm hơn các từ Hán-Việt, nhiều người thích ngược lại. Đa số là vì "thích" hơn là vì một lập luận lôgic.
- Không có luật nào cấm chúng ta dùng "gene", "gien" và "gen" trong cùng một bài. Ngay cả một từ ít phổ biến, hay hầu như hoàn toàn chưa dùng tại Việt Nam, như "bản khởi động" (boot reord), "khúc côn cầu" (baseball)... cũng có mặt tại đây.
Do đó, tôi đề nghị tìm xem các nhà sinh học dùng từ gì trong các bài chuyên môn của họ. Chúng ta dùng giống như họ nhưng viết thêm các từ tông dụng. Thí dụ: Calcium, còn được gọi là vôi hay calci, calxi...
Tôi biết là Vương Ngân Hà sẽ bảo dùng các từ nước khác không giúp được những người Việt không biết tiếng đó. Nhưng:
- Số đó rất nhỏ, vì
- Một người đã có khả năng dùng Internet chắc có khả năng đọc được vài chữ tiếng Anh
- Một người đã tìm hiểu về Albert Einstein thì sẽ tìm hiểu dù nó được viết là "Thuyết tương đối", "Thuyết relativity", "Thuyết rờ-la-ti-vi-ti" hay, khó hiểu hơn, "E = m × c2"
- Không có luật nào cấm chúng ta viết "Québec (phát âm là kê-béc)..." (và nó hay hơn cách dùng "Kê-béc" nhiều lần).
Mekong Bluesman 17:37, 26 tháng 7 2005 (UTC)
- Toi de nghi dung "Dai tu dien tieng Viet". Khong can tranh cai nua.134.157.16.1 18:19, 26 tháng 7 2005 (UTC)
- Đã bảo ngay cả đại từ điển cũng không có mặt nhiều chữ mờ cứ đem "Đại Từ" vào hoài vậy Đại ca! Không tranh cãi nhưng tui thích cải với anh hè! Cải là vì mỗi người mỗi phái hay ít nhất 3 phái 1. và là 2 là phái đã kể còn phái 3 là anh + tui ++ (ai thích thì bỏ vô chảo hết): gọi là "ba phải". (tui viết trong này có vài từ lóng để chọt thêm đó!:) Nhưng nhớ đừng có nổi nóng ở đây đang có chảo dầu nóng Làng Đậu 18:31, 26 tháng 7 2005 (UTC)
- Anh/Chị 134.157.16.1 à, vậy anh/chị có thích dùng pờ-rô-gờ-ram thay cho programme và prô-dếch-tơ thay cho projecteur không? Tôi thì không rồi đó. (Tôi không có xạo đâu, cứ tra cuốn từ điển đi). Phan Ba 19:48, 26 tháng 7 2005 (UTC)
- Tôi dám chắc từ chương trình và máy chiếu cũng có trong từ điển. Khi từ điển có nhiều từ cùng nghĩa, ta chọn từ thuần việt nhất. Phản đối sự chuẩn xác của từ điển không dễ. Trần Thế Trung 06:44, tháng 7 27, 2005 (UTC)
- Tôi cho là ý anh Trung chỉ nhắc tới các từ điển ngôn ngữ Việt Nam nói chung chứ theo tôi trong các từ điển chuyên khoa (nhất là các khoa học mới sau này) có hai điểm yếu rất lớn đó là: - Thiếu qúa nhiều danh từ khoa học. - Và còn nhiều chữ dịch chưa chuẩn hay chưa chính xác (dĩ nhiên nhiều chữ chứ không phải là đa số)! Làng Đậu 15:57, 16 tháng 8 2005 (UTC)
- Tôi dám chắc từ chương trình và máy chiếu cũng có trong từ điển. Khi từ điển có nhiều từ cùng nghĩa, ta chọn từ thuần việt nhất. Phản đối sự chuẩn xác của từ điển không dễ. Trần Thế Trung 06:44, tháng 7 27, 2005 (UTC)
- Anh/Chị 134.157.16.1 à, vậy anh/chị có thích dùng pờ-rô-gờ-ram thay cho programme và prô-dếch-tơ thay cho projecteur không? Tôi thì không rồi đó. (Tôi không có xạo đâu, cứ tra cuốn từ điển đi). Phan Ba 19:48, 26 tháng 7 2005 (UTC)
ai thế nhỉ!! Eva8404 18:24, 26 tháng 7 2005 (UTC)
Một vài bộ từ điển xuất bản gần đây cũng ko đáng tin cậy lắm.
[sửa mã nguồn]có hơi hướng bó tay!
Thực ra sách xuất bản ở VN những năm gần đây, trong đó có từ điển, có một số cuốn không đáng tin cậy lắm. Mình lưu ý vậy thôi để chúng ta đừng quá vin vào sách. Eva8404 00:54, 27 tháng 7 2005 (UTC)
Xin chuyển lại gene
[sửa mã nguồn]Như User:Tttrung đã viết là "Riêng cá nhân Trung thì ủng hộ: 1, 2,.." vậy bạn không nên đổi tên trang viết khi mà thảo luận chưa kết thúc. Xin mọi ng tập trung thảo luận ở đây là dùng gene hay gen cho tên chính của mục từ. Vietbio 20:29, 27 tháng 7 2005 (UTC)
- Tôi đợi khi thảo luận đã đi đến thống nhất thì chuyển. Khỏi mất công. Trần Thế Trung 09:30, tháng 7 28, 2005 (UTC)
- Tôi đành mất công vậy, dù sao cũng cám ơn anh.:(Vietbio 09:31, 16 tháng 8 2005 (UTC)
thảo luận nội dung nào
[sửa mã nguồn]tôi thấy mọi người thảo luận ở trang này toàn về mấy vấn đề về dùng từ gen hay gene mà chẳng chịu thảo luận gì về nội dung chính cả. Do đó tôi xin mọi người thảo luận vấn đề mới đi:
- liệu gen có phải chỉ là một đoạn DNA?
- RNA có thể là gen được không?
theo ý kiến tôi nên để định nghĩa về gen (hay gene) rộng hơn: gen là một phân tử DNA hay RNA mang thông tin di truyền của một cá thể hay một loài nhất định có một chức năng nhất định đối với cơ thể sinh vật mang gen.--Trungoc0202 14:27, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
RNA có thể gọi là gene đối với trường hợp các retrovirus, tuy nhiên lưu ý rằng thực chất bọn này vẫn phải phiên mã ngược thành DNA (cDNA)! Vietbio 16:17, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Lại chuyện gene/gen
[sửa mã nguồn]Rốt cuộc tranh luận phía trên về vấn đề này đã ngừng lại mà không đi đến đồng thuận nào. Trong Thảo luận:Di truyền học anh Quang và tôi đều đồng ý nên dùng từ gen, vì:
- Nó thông dụng trong tiếng Việt.
- Đây không phải cách dùng trong tiếng Việt mới có. Nó cũng gần với thuật ngữ đầu tiên pangen của de Vries. Tên gọi tiếng Đan Mạch cũng là gen, và thuật ngữ gen do chính nhà khoa học người Đan Mạch en:Wilhelm Johannsen nêu ra. Do đó cách viết này không làm sai ý nghĩa của từ, và không gây nhiều khó khăn cho những người sử dụng để tra cứu.
Do đó tôi đề nghị dùng gen thay thế cho gene trong wiki. Xin ý kiến của mọi người về việc này. Adia (thảo luận) 13:33, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Ô bây giờ tôi mới thấy tranh luận trên! Tóm lại trước đây có Vietbio ủng hộ gene còn Tttrung và Vương Ngân Hà ủng hộ gen. Bây giờ có thêm Adia và tôi đồng ý dùng gen nữa. Xin các thành viên khác cho ý kiến. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 15:40, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tôi ủng hộ "gien". Lí do: cách viết thuần Việt và thông dụng trong tiếng ViệtGien site:vn.
- Phản đối "gene" vì tiếng Việt đã có từ tương đương thông dụng.
- Không mặn mà với "gen" vì đây là phiên âm nửa mùa, kiểu như saphia. Luận cứ của Adia về "tiếng nước khác cũng dùng gen" không thuyết phục tôi vì nếu vậy thì cũng áp dụng được cho "gene" và nhiều cách viết khác.
- Tmct (thảo luận) 16:12, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Không biết thế nào chứ trong sách (SGK, các sách sinh học không chuyên sâu, từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, từ điển sinh học Anh-Việt của NXB Khoa học và kỹ thuật) tôi đều thấy ghi là gen. Search google thì gen còn thông dụng hơn "gien"[4]. "Gien" dù Việt hóa tối đa nhưng trong khoa học lại không ai sử dụng (người ta chỉ dùng gen hoặc gene), do đó theo tôi không nên theo. Việc thuần Việt không phải là yếu tố duy nhất, hơn nữa việc sử dụng từ lai một cách thông dụng trong tiếng Việt cũng không có gì lạ (tivi, radio, fax, photocopy...), do đó không nên vì nó "nửa mùa" mà lại bỏ qua sự thông dụng và tính chuyên ngành hơn của nó. Ngoài ra ở trên ý nữa là gen là thuật ngữ gốc tiếng Đan Mạch do Johannsen đặt ra, chứ không phải gene như trong tiếng Anh. Adia (thảo luận) 16:41, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)
OK, vậy tôi đổi tên bài thành Gen. Tmct (thảo luận) 10:11, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)
theo tôi thì gọi theo phiên âm của các nước đã có công lớn tìm ra nó (hay người ở nước đó). Cảm ơn!Caokien1411 (thảo luận) 08:20, ngày 9 tháng 10 năm 2012 (UTC)