Bước tới nội dung

Thảo luận:Ethanol

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi HiLine trong đề tài Nhóm chức -ol
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “TPHCM : 100 triệu USD sản xuất cồn ethanol từ sắn”. Tiền Phong Online. 3 tháng 9 năm 2007.

Nhóm chức -ol

[sửa mã nguồn]

Trong danh pháp tiếng Việt, đuôi -ol dùng để chỉ gốc rượu, -on dùng để chỉ keton. Vì vậy, nên viết là êtanol (hoặc là ethanol).--Á Lý Sa 11:16, 27 tháng 4 2005 (UTC)

Nếu thế thì các tên trong bài Rượu (hoá học) cũng cần phải đổi. (Tên các quốc gia thì chỉ độ 200 tên, tên các chất hóa học thì bao nhiêu?!!!) Mekong Bluesman 11:23, 27 tháng 4 2005 (UTC)
Chỉ cần s/{pattern}/{string} ;) --Á Lý Sa 11:35, 27 tháng 4 2005 (UTC)

Về vấn đề -ol hay -on đối với rượu, tôi đã đề cập trong thảo luận của Rượu. Còn về quy đổi sang tiếng Việt của các hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của ketone (English), trong sách vở chính thống ghi là xêtôn. Ví dụ acetone (English) dịch thành axêtôn. User:Vương Ngân Hà

Bác User:Vương Ngân Hà có thể cho biết sách chính thống đó tựa gì, xuất bản năm nào?--Á Lý Sa 13:42, 27 tháng 4 2005 (UTC)


Sách giáo khoa có thể coi là sách chính thống không? Sự thật là chân lí 14:30, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

tinh chat cua etanol

[sửa mã nguồn]

ETANOL: (A. ethanol, ethyl alcohol; cg. ancol etylic, cồn), C2H5OH. Chất lỏng không màu, mùi đặc trưng, vị cay; ts = 78,3oC; khối lượng riêng ở 15oC: 0,79356 g/cm3; chiết suất với tia D ở 20oC: 1,3611; hoá rắn ở -114,15oC, vì vậy được dùng trong các nhiệt kế để đo nhiệt độ thấp (tới -50oC). Cháy với ngọn lửa không sáng lắm và toả nhiệt: 1 g E cho 7 cal. Tan trong nước với bất kì tỉ lệ nào. Hỗn hợp gồm 95,57% E và 4,43% nước là một hỗn hợp đẳng phí sôi ở 78,15oC. Do đó, không thể dùng chưng cất phân đoạn để tách E ra khỏi nước. Muốn xác định phần trăm E trong hỗn hợp ancol - nước thường phải dùng ancol kế. Vd. ancol kế chỉ 94,5o có nghĩa là 100 ml hỗn hợp có 94,5 ml E nguyên chất. E được điều chế bằng cách cộng nước vào etilen (E tổng hợp), lên men các nguyên liệu chứa tinh bột (gạo, ngô, khoai, sắn,...), thuỷ phân gỗ, vv. E tuyệt đối là ancol khan không chứa vết nước. Trong công nghiệp, E được điều chế bằng cách tách nước của hỗn hợp đẳng phí nước - ancol - benzen; còn trong điều kiện phòng thí nghiệm, việc tách nước được thực hiện bằng cách đun hồi lưu cách thuỷ ancol 95% với canxi oxit rồi với canxi hoặc natri kim loại. E là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hoá học: sản xuất axetanđehit, clorofom, ete, etyl axetat, axit axetic, butađien, vv.; làm nhiên liệu động cơ. E 90 - 95% là dung môi pha sơn, vecni; dùng để pha chế nước hoa, cồn iot, cồn long não. Ngoài ra, E còn được dùng để pha thành các loại rượu uống.