Bước tới nội dung

Thảo luận:Danh sách quốc gia có chủ quyền/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Cloudymayofmine trong đề tài Cách gọi tên các nước
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3

Chưa có tiêu đề

Tôi nghĩ những vùng lãnh thổ kiểu Hồng Kông, Ma Cao nên lại ra khỏi danh sách quốc gia. Chỉ nên giữ đã được công nhận, các nước còn lại (chưa được công nhận, chưa độc lập) nên để riêng một bảng. Bongdentoiac (thảo luận) 10:43, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Di chuyển bài

Bài này có lẽ nên di chuyển sang Danh sách các nước trên thế giới cho nhất quán. Nguyễn Thanh Quang 20:49, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Và, đồng thời, đừng quên các nước không còn nữa. Cũng đừng quên các xứ tự trị trong một nước. Mekong Bluesman 21:05, 21 tháng 4 2005 (UTC)
Trong bài Danh sách các nước theo số dân có liên kết đến bài Danh sách các nước biến mất (có lẽ gọi là các nước không còn nữa thì đúng hơn). Nguyễn Thanh Quang 21:16, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Khoá trang

Tôi thấy không có lý do gì để khóa trang này lại cả. Việc mở trang này là để mọi ng có thể thảo luận cụ thể và trực tiếp. Đề nghị mở khóa trang này. Vietbio 10:46, 21 tháng 4 2005 (UTC)

To^i ddo^`ng y' vo+'i anh Vietbio. Ta.i sao ta pha?i khoa' trang na`y va^.y? Dung Nguyen 21:10, 21 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi nghĩ trong Wikipedia:Quy định và hướng dẫn sử dụng có đề cập đến quy định khoá trang. Chúng ta nên tuân thủ và không nên lạm dụng, chỉ nên khoá trang khi nào các thành viên đồng ý. Còn bình thường nên để mở để các thành viên tự do sửa đổi, đó mới là tinh thần của Wikipedia. Nguyễn Thanh Quang 21:20, 21 tháng 4 2005 (UTC)
Xin hỏi anh Quang dẫn chứng trang Wikipedia:Quy định và hướng dẫn sử dụng nhưng không biết anh có đọc qua chưa ? Vì trong đó không có qui định về việc khóa trang. -- Nguyễn Dương Khang 22:13, 21 tháng 4 2005 (UTC)
Xin xem Wikipedia:Quy định và hướng dẫn sử dụng#Các chức năng giới hạn, phần "Quy định về bảo vệ", tuy nhiên chưa dịch xong, có thể tham khảo bản tiếng Anh: . Nguyễn Thanh Quang 22:29, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi khóa trang này vì đang dịch nó dở dang từ trang tiếng Anh. Hơn nữa tôi theo dõi thảo luận và biểu quyết về tên quốc gia thì không thấy có ai đồng ý với ai cả. Tôi khóa nó đi nhầm mục địch tổng hợp ý kiến của mỗi người để sửa cho tiện và thỏa mãn đa số ý kiến của thành viên. Còn mỗi người mỗi ý thì cứ tranh cãi mãi cũng chưa có được cái danh sách quốc gia thống nhất. Việc đưa ra ý kiến như Mekong BluesMan bên dưới là điều đáng làm. -- Nguyễn Dương Khang 22:13, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi thấy chẳng có lý do gì để khoá trang này cả. Khi tạo ra trang này, không rõ User:Neoneurone dựa vào biểu quyết ở đâu mà đã đưa vào sẵn một số từ dịch sang tiếng Việt mà hầu hết là sai (về tên gọi và cả chính tả), không chính xác và cũ, rồi... khoá lại:D. Nếu tạo ra 2 cột cho phần tiếng Việt, 1 cột để ai muốn đề nghị gì thì đề nghị, một cột là tổng kết.--Á Lý Sa 01:40, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Ban đầu tôi cũng muốn tự mình nhập tên vào, nên đề nghị làm 2 cột như anh Á Lý Sa, nhưng quả thật nếu ai cũng hăng hái làm vậy thì: 1) trang này sẽ rất nặng, 2) rất rối rắm. Nên tôi đồng ý cách làm của anh Nguyễn Dương Khang Avia 02:40, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Đề nghị mở lại trang này! Nếu chỉ có mình Nguyễn Dương Khang muốn khóa, còn mọi người muốn mở thì nên mở. Hay là trang này được sở hữu bởi Nguyễn Dương Khang? Tttrung 05:59, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Nguyễn Dương Khang đã mở khóa rồi. Xin xem lại [1]. Dung Nguyen 06:02, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Ồ xin lỗi không để ý, vẫn còn hồi ức từ hôm qua. Never mind. Tttrung 06:08, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Á Lý Sa nói tôi viết những tên quốc gia đã cũ và không chích xác, nếu như anh có ý kiến hay hơn thì cho biết như anh Cửu Long Thanh Nhân đã làm bên dưới. Tôi công nhận là có một vài tên đã cũ nhưng vì nó được viết bằng tiếng Việt tôi thấy vẫn còn hay hơn là cách viết theo cách đọc như In-đô-nê-xi-a thay vì Nam Dương. Còn những chữ tôi viết sai chính tả thì anh cứ sửa giùm. Cũng như đã nói, tôi dự định so sánh ý kiến của nhiều người để viết một trang thống nhất về tên quốc gia. Tôi dựa vào quyết/Tên quốc gia, thảo luận này cùng với những một số tên nước thông dụng tôi biết để viết. --Nguyễn Dương Khang 07:45, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Dear Mr. Nguyễn Dương Khang, last time I checked, my name was still Mekong Bluesman... Mekong Bluesman 08:05, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Cách gọi tên các nước

Quốc hiệu của "Bắc Hàn" là Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, thường viết tắt là CHDCND Triều Tiên. Quốc hiệu của Nam Hàn là Đại Hàn dân quốc, tên viết tắt chính thức là Hàn Quốc. "Triều Tiên" và "Đại Hàn" là khác nhau trong tiếng gốc (xin tạm gọi là tiếng Cao Ly).

Quốc hiệu của Trung Quốc là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Xin hỏi có thể làm bảng này có 4 cột được không?

  • Cột thứ 3 sẽ gồm các tên đang dùng hoặc đã ít dùng (bất kỳ phương án nào: tên Việt hoá, tên phiên âm, tên nguyên gốc hoặc gốc Anh, Pháp, Nga... miễn là có dùng trong sách báo) để tham khảo. (Cột này tôi có thể nhập số liệu rất nhiều, hy vọng là gần đủ)
  • Cột thứ tư là tên ngắn sẽ lấy làm chuẩn cho Wiki tiếng Việt cùng quốc hiệu (chuẩn này giải quyết ở phần Biểu quyết), tương tự cột thứ nhất là chuẩn trong tiếng Anh.
Chào Anh. Thật ra thì cột thứ 4 tôi thấy không cần thiết vì những chữ đang dùng trong Wikipedia đã được đánh dấu trong cột thứ 3 rồi. Trang này tương đối lớn, thêm một cột nữa e rằng sẽ tải rất chậm. Tôi đã khóa trang này để tránh những người khác sửa đổi lung tung làm mất thời gian cho những người khác dịch bài. Trăm người, vạn ý, không thể thỏa mãn mọi người hết được. Trong khi đó thời gian này có thể dùng để viết thêm bài cho Wikipedia tiếng Việt. Trang này mặc dù đã bị khóa nhưng anh vẫn có thể thảo luận và góp ý kiến. Tôi sẽ theo dõi thảo luận và biểu quyết về vấn đề này để thống nhất về việc đặt tên quốc gia. Cách góp ý như anh đã làm thật đúng như mong đợi của tôi. Trang đó nếu có những điểm nào sai xin anh cứ chỉ bảo thêm. -- Nguyễn Dương Khang 11:46, 21 tháng 4 2005 (UTC)
  • Russia: Nga, Liên bang Nga. Không phải Liên bang Xô viết.
  • USA: Mỹ, Hoa Kỳ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Không phải Cộng hòa liên bang Hoa Kỳ.
  • Mexico: hiện nay gọi thẳng là Mêxicô. Mễ Tây Cơ là từ cổ, gần như không sử dụng hiện nay.
  • Korea (South): Gọi là Đại Hàn dân quốc, Hàn Quốc, Nam Triều Tiên, không gọi là Cộng hòa Hàn Quốc.
  • Korea (North): Còn gọi là Bắc Triều Tiên.

User:Vương Ngân Hà

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (chúng quốc nghĩa là các nước) vẫn còn được dùng chính thức; "Hợp chủng quốc" mặc dù rất phổ biến, là cách dùng sai.

Có lẽ không nên coi cách gọi "Hợp chủng quốc" là sai nữa khi mà ở VN cách gọi này lấn át hẳn cách gọi Hợp chúng quốc, kể cả trong các văn kiện chính thức của Nhà nước VN, các văn kiện ngoại giao. Mời bạn nào có điều kiện hãy đi ngang qua tòa Đại sứ quán Hoa Kỳ ở phố Láng Hạ (Hà Nội) sẽ thấy dòng chữ rất to gắn trên tường Đại sứ quán: Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.--Nguyễn Việt Long 13:46, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng có ra Hà Nội ạ, và tôi xin giữ nguyên quan điểnm là cái đúng là vì nó đúng, chứ không phải vì được nhiều người nói theo. Có thể chúng ta phải nói theo người ta, để cho người ta hiểu được, nhưng nó vẫn là sai!! Avia (thảo luận) 08:41, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin bổ sung đây là trang của Quốc hội Việt Nam: http://www.na.gov.vn/vietnam/vankien/khoa10/ky10/hdtm/HDTM-02.htm và đây là trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ: http://viet.vietnamembassy.us/, vẫn gọi là Hợp chúng quốc Hoa kỳ. Avia (thảo luận) 08:47, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

A

Afghanistan: Afganistan; Albania: Albani; Algeria: Algiêri; Argentina: Argentina (nhưng nhắc đến Á Căn Đình); Armenia: Armêni; Australia: Úc hay Úc Đại Lợi (nhưng người Úc); Austro-Hungarian Empire: Đế quốc Áo-Hung; Azerbaijan: Azerbaijan; Mekong Bluesman 17:49, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Principality of Andorra: Công quốc Andorra; Algeria, Armenia giữ nguyên (ủa sao bác Cửu Long Thanh Thiên lại dùng phiên âm;-) ); "Úc Đại Lợi" đã cũ, cũng như Ý Đại Lợi; Avia

Avia, you're funny! OK, nước Algeria dùng tiếng Pháp do đó phải gọi là Algerie. Vì chữ g này phát âm như /j/, do đó thành Algiêri. Tôi dùng Armêni vì ngay họ cũng không thêm âm /a/ ở phía sau; tôi dùng ê vì tôi đã thấy có người viết là Ác-mơ-nia. 216.239.67.68 03:25, 22 tháng 4 2005 (UTC) Xin lỗi, quên log on. Mekong Bluesman 03:34, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Đồng ý Algerie vì họ dùng tiếng Pháp. Nhưng đề nghị không viết thành Algiêri vì như vậy lại ra phiên âm rồi. Tương tự với Armenia (gọi Armenia vì thuộc Liên Xô cũ, sách báo dịch từ tiếng Nga như vậy, chứ họ tự gọi là Hayastan) Còn để đọc đúng thì có chú thích trong ngoặc đơn. Avia 07:45, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi đổi ý và đổi Algiêri thành Algeri hay Algérie để giữ tính đồng nhất. Armêni thành Armenia. Chúng ta sẽ đề nghị các cách phát âm của những chữ này trong từng bài. Mekong Bluesman 07:48, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Algeria hiện nay không dùng tiếng Pháp nhiều hơn người Việt dùng nó, tại sao phải phiên âm theo kiểu Pháp, trong khi tên Ả-rập chính thức là Al-Jazair? Còn Nhật Bản dùng tiếng Nhật sao không gọi là Nihongo? Còn nhiều bất cập thật. Hi vọng từ điển của tiếng Armenia không gọi Việt Nam là An Nam chỉ vì người Pháp đã gọi như vậy --Saigon punkid 09:19, ngày 29 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Algeria, Afghanistan Úc Áo Võ Quang Nhân 20:39, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Anh Võ Quang Nhân vui lòng đọc những ý kiến đã đăng, ví dụ bác Mekong Bluesman đã giải thích hợp lý tại sao dùng Algérie chứ không phải Algeria. Nếu anh có ý kiến khác thì xin giải thích sự lựa chọn của mình. Avia 01:44, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi chỉ có qui tắc đơn giản là nếu không phải tiếng Việt mà cũng không thuộc Đông Âu thì dùng Anh ngữ. tuy nhiên nếu đa số thích chữ Pháp hay Đức hay Latin thì tôi sẽ làm theo. chỉ cần suy nghĩ kỹ là chữ đó có lợi hơn thì dùng thôi không phản đối gì hết. Hoàn toàn tương tự cho các chữ còn lại Ngoại trừ trường hợp tôi gõ sai chính tả Võ Quang Nhân 04:47, 4 tháng 5 2005 (UTC)

Okie, tôi hiểu anh Nhân "thích chữ Anh", còn tôi chủ trương dùng tiếng gốc chứ chẳng phải là thích hay không thích "chữ Pháp"; trên kia bác Mekong Bluesman đề nghị dùng Algérienước này nói tiếng Pháp chứ không phải vì bác ấy "thích chữ Pháp". Avia 07:43, 4 tháng 5 2005 (UTC)

Dowlat-e Eslami-ye Afghanestan không phải là Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan như đã ghi trong bảng. Dowlat-e=Nhà nước=State. Đây là tên cũ của Afghanistan: Nhà nước Hồi giáo Afghanistan.--Nguyễn Việt Long 13:20, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

OK. Nguyễn Việt Long nói đúng. Hãy còn nhiều những lỗi như thế này trong bảng và, do đó, chúng ta cần có nhiều bộ mắt xem lại nhiều lần. Mekong Bluesman 19:22, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Úc là từ Hán Việt chỉ tên nước Australia hay người dân tại nước này. Tuy nhiên theo chúng tôi hiểu thì Canberra đã từng chính thức phản đối Hà Nội về cách dùng này và yêu cầu phải đổi lại đồng nhất là Australia, người Australia. Xướng ngôn viên (hay đơn giản là phát thanh viên) của Đài Tiếng Nói Việt Nam cũng như Đài Truyền hình Trung Ương lại mắc một sai lầm khác khi phát âm từ này thành Ốt-tra-lia (which is weird!). Nguoithudo 08:36, ngày 05 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Nếu ai có thể xác nhận thông tin trên của Nguoithudo thì chúng ta (trong đó có tôi) nên đổi Úc thành Australia. Mekong Bluesman 08:50, ngày 05 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Xin hãy so sánh [2] (hơn 1 triệu kết quả; 576 được liệt kê) với [3] (864.000 kết quả; 472 được liệt kê). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:03, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nguoithudo đã làm mọi người chạy theo tên Đăk Lăk mệt nhừ rồi, chỉ vì môt trang web mà ngay trong trang đó đã lộn xộn.... Bây giờ bạn vui lòng chỉ ra 1 nguồn thật sự đáng tin cậy có giá trị pháp lý... Avia (thảo luận) 08:11, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn có khi nào hy vọng sẽ nhận được một lời giải thích chính thức về Thác Bản Giốc và vị trí hiện tại của nó một thời gian dài đã từng được hiểu là của Việt Nam không? Nguoithudo 13:25, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Nguoithudo đưa ra 2 chuyện khác nhau quá xa. Chuyện thác Bản Giốc liên quan đến biên giới, là vấn đề nhạy cảm chính trị, có thể là Bí Mật quốc gia. Còn chuyện dùng tên Úc hay Australia, nếu quả thật chính phủ Úc có ý kiến thì chả có gì giấu giếm, ít nhất cũng được Thông tấn xã Việt nam đưa tin, đăng báo Nhân Dân, v.v... Như hồi mới bang giao với "South Korea", có báo chí dịch là Cộng hòa Triều Tiên, họ phản đối, và yêu cầu dùng Đại Hàn dân quốc hoặc Hàn Quốc; điều này có đăng công khai. Avia (thảo luận) 03:15, ngày 07 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tóm lại là chuyện nhạy cảm! Quyển Danh sách Các cơ quan Đại diện Ngoại giao... tại Viêt Nam do Vụ Lễ Tân Bộ N.Giao ấn hành có thể giúp Avia hiểu phần nào câu chuyện. Nguoithudo 04:27, ngày 07 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Nguoithudo đừng bàn chuyện nhạy cảm nữa, vui lòng trả lời thẳng vào vấn đề: Trong quyển danh sách đó có nói tới chuyện này không: theo chúng tôi hiểu thì Canberra đã từng chính thức phản đối Hà Nội về cách dùng này và yêu cầu phải đổi lại đồng nhất là Australia, người Australia. Avia (thảo luận) 06:58, ngày 07 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

B

Bahrain: Bahrain; Bangladesh: Bangladesh; Belarus: Belarus; Benin: Bénin hay Bênin; Bhutan: Bhutan; Bosnia and Herzegovina: Bôsna và Hercegôvina; Botswana: Botswana; Brazil: Brasil (nhưng nhắc đến Ba Tây); Bulgary: Bulgari (nhưng nhắc đến Bảo Gia Lợi); Byzantine Empire: Đế quốc Byzantin; Mekong Bluesman 17:55, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Cộng hoà nhân dân Bangladesh; Cộng hoà liên bang Brasil; Benin (bỏ dấu sắc); Bosna và Hercegovina (bỏ dấu mũ); Quốc gia Brunei Darussalam;

Bulgaria hay là Bulgari (tiếng gốc phiên là Bălgarija) Avia

Bulgaria vì họ có âm /a/ ở sau. Nên nhớ là Bénin dùng tiếng Pháp. Mekong Bluesman 08:42, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Nếu viết Bénin thì sẽ phải Algérie, Guinée, Sénégal, rồi Guiné-Bissau(tiếng Bồ), rồi nhiều tiếng khác cũng có dấu... Nên chăng là bỏ hết các dấu đi? Avia
Tôi nghĩ là nên giữ các dấu vì đó là tên riêng (nom propre) của các quốc qia dùng tiếng Pháp. Mekong Bluesman 16:31, 23 tháng 4 2005 (UTC)
Nếu tiếng Bulgari phát âm như tiếng Romana, chữ "ă" được phát âm đúng như chữ "ư" trong tiếng Việt. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:08, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bulgaria (tên cũ Bảo Gia Lợi) Bosnia Herzegovina Võ Quang Nhân 20:43, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Tên chính thức của Bosnia là Bosna i Hercegovina, do đó Bosna và Hercegovina là đúng nhất. Mekong Bluesman 06:28, 27 tháng 4 2005 (UTC)

C

Xem thêm Thảo luận:Cộng hòa Séc (Để biết consensus mới là Séc thay vì Czesk) Mekong Bluesman 07:06, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cambodia: Kampuchia hay Căm Bốt (nhưng người Khmer, tiếng Khmer); Canada: Canada (nhưng nhắc đến Gia Nã Đại); Cape Verde: Cap Verde; Central African Republic: Cộng hòa Trung Phi; Chad: Tchad; Champa: Chiêm Thành; Chenla: Chân Lạp; Chile: Chilê; China: Trung Quốc (chữ Hán, người Hoa, còn tiếng thì có 2 tiếng chính: tiếng Quan Thoạitiếng Quảng Đông); Commonwealth of Nations: Khối Thịnh vượng chung Anh; Côte d'Ivoire: Côte d'Ivoire; Croatia: Crôat; Cuba: Cuba; Cyprus: Kyprus; Czech: Czesk (nên nhắc đến Tiệp); Czechoslovakia: Tiệp Khắc; Mekong Bluesman 18:04, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Chile giữ nguyên; Croatia, không phải Croat (tính từ); Kyprus (nên chú thích thêm: Síp); Czech: Cesko hoặc Cộng hoà Cesk, không phải Czesk; Avia

Chile nên nhắc đến Chí Lợi. Dung Nguyen 02:47, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi dùng Croat vì ngay họ cũng không thêm âm /a/ ở phía sau. Xin lỗi, quên log on. Tôi không biết nghĩ thế nào với Cameroon vì họ dùng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, một viết là Cameroon và một viết là Cameroun. Có thể Việt hóa thành Camerun, nhưng... nghe không ổn. Tôi dùng Chilê vì nhiều người không biết cứ phát âm là /chïlï/. Mekong Bluesman 03:35, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Họ viết là Hrvatska mà, nhưng mấy nước mới thành lập này sách báo trong nước nhất loạt viết theo tiếng Anh cả, nên phải là Croatia thôi, Croat là tính từ. Côte d'Ivoire (chú thích thêm Bờ Biển Ngà); Cameroon: có cả Anh lẫn Pháp thì theo Anh vậy. Nên dùng Chile và chú thích cách đọc Chilê, tương tự như Algérie, Armenia... Avia 02:29, 25 tháng 4 2005 (UTC)
Trường hợp của Côte d'Ivoire: hiện nay, tại Việt Nam, sách báo và nhất là các bản tin thời sự trên truyền hình dùng Bờ Biển Ngà, (có viết hẳn hoi là bờ ơ bơ huyền Bờ, bờ iên biên hỏi Biển, ngờ a nga huyền Ngà). Vì vậy, TTV đề xuất sử dụng nó chính thức rồi mở ngoặc (...) thay vì làm ngược lại.Trình Thế Vân 04:23, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bờ Biển Ngà sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức và tên quốc gia trong tiếng Pháp là Côte d'Ivoire - do đó ta cần sử dụng tên gốc làm tên chính. Tên Bờ Biển Ngà vẫn có trong Wikipedia tiếng Việt nhưng được chuyển hướng về tên gốc. An Apple of Newton thảo luận 11:39, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nhưng sẽ phát âm như thế nào Apple nhỉ. Trình Thế Vân 12:14, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cốt-đi-voa. Nguyễn Thanh Quang 12:24, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Mình cho rằng ngôn ngữ không cần lúc nào cũng phải chính xác và khoa học, nếu vậy thì chẳng còn là ngôn ngữ nữa, đặc biệt là tiếng Việt. Tôi đề nghị dùng Bờ Biển Ngà vì nó phổ biến và được nói trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các bạn cứ khư khư giữ tên Côte d'Ivoire cho cách gọi của người Việt trong khi tiếng Đức hay tiếng Bồ cũng dịch ra để nói cho ngôn ngữ mình mà. Nếu cứ để Côte d'Ivoire thì để luôn Nga, đừng để Nga.Vinhtantran 06:51, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cyprus (trong nước còn dùng Síp) phiên từ tiếng Hy Lạp là Kypros chứ nhỉ? (Nếu từ tiếng Thổ lại là Kibris, phiền thật) Avia

Dùng Kyprus vì đa số các chữ Hy Lạp có đuôi ...os, ngày nay, đều được viết thành ...ous. ou được phát âm là /u/. Mekong Bluesman 19:59, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Vậy nên dùng Kyprous và chú thích cách đọc, vì chúng ta theo hướng giữ đúng chính tả mà. Avia 02:29, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Chad, Chile, Czech, Cameroon, Croatia Võ Quang Nhân 20:48, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Tên chính thức của Chad là Tchad. Tên chính thức của Czech là Česko hay Česká republika. Tiếng Việt không có giống nên dùng từ gốc là Česko. Č có thể viết là C hay Cz, do đó Cesko hay Czesko. Mekong Bluesman 06:39, 27 tháng 4 2005 (UTC)
Khi học địa lý, tôi có biết Tchad (hay Chad) gọi theo phiên âm tiếng Việt là Sát. Vậy có được đem từ này vào ngoặc () bên cạnh Tchad hay không? Trình Thế Vân 09:17, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trang này đồng ý với bạn. Nên đưa vào, và nhớ đưa vào bài Tchad nhé. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:09, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cambodia: tôi thấy nên dịch là Campuchia, vì vần Ka không có trong tiếng Việt. Hơn nữa lối viết với chữ C có nhiều người dùng hơn. --Nguyễn Dương Khang 18:32, 27 tháng 4 2005 (UTC)

Cambodia: đề nghị nhắc thêm tên tiếng Việt là Miên (tuy nay ít dùng). Văn Đức Ngọc Thạch 00:48, 14 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi xác nhận từ Miên hiện hữu. Cám ơn Văn Đức Ngọc Thạch đã nhắc, lâu lắm rồi tôi mới thấy nó được dùng. Mekong Bluesman 06:24, 14 tháng 7 2005 (UTC)
Miên là gọi tắt thôi, nếu nhắc lại thì cần nhắc tên Cao Miên. Avia 07:30, 14 tháng 7 2005 (UTC)
Còn đúng hơn nữa! Allow me to buy you a cup of e-coffee, Avia. Mekong Bluesman 07:37, 14 tháng 7 2005 (UTC)

D

Djibouti: Jibuti; Dominica: Dominica; Dominican Rep.: Cộng hòa Dominican hay Dominican; Mekong Bluesman 18:09, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Tên nguyên là República Dominicana: Cộng hòa Dominicana Dung Nguyen 02:46, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Âm /a/ được thêm vào gốc Dominican vì trong tiếng Tây Ban Nha tên các nước là giống cái. Tiếng Việt không có giống nên dùng chữ gốc. Xin lỗi, quên log on. Mekong Bluesman 03:36, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Djibouti, Dominica, Cộng hòa Dominican Võ Quang Nhân 20:50, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Chúng ta có 2 chữ cho Djibouti: Djibouti (theo tiếng Pháp) và Jibitu (theo tiếng Ả Rập). Sau khi nghĩ thêm, tôi đồng ý nên dùng Djibouti vì nó được nhiều người biết hơn. Mekong Bluesman 06:46, 27 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi thấy Nguyễn Việt Long đã sửa Cộng hòa Dominican thành Cộng hòa Dominicana (chắc vì tên gốc República Dominicana). Tôi muốn nhắc Dominicana trong trường hợp này là tính từ, do đó phải bị biến đổi theo ngôi, số, giống... của cái danh từ mà nó phụ nghĩa; trong khi cái gốc của nó là Dominican. Điều này thấy rõ ở tên gọi của dân sống tại đó, trong tiếng Tây Ban Nha là los dominicanos. (Nếu tên của nước này là Dominicana thì tên của dân tại đó đã là los dominicana-os hay las dominicanas rồi). Mekong Bluesman 20:57, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hồi giờ tôi tưởng Dominican là tính từ trong tiếng Anh của Dominica mà. Nguyễn Hữu Dng 21:00, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đó lại là một vấn đề khác nữa -- trong tiếng Anh dominican là tính từ của dominica (Latinh). Sự thật thì cái gốc chính là tiếng Latinh, nhưng tại nước đó người ta dùng tiếng Tây Ban Nha. Mekong Bluesman 21:04, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đọc bài en:List of country name etymologies#D tôi thấy DominicanDominicana đều lấy từ Dominic mà ra. Nguyễn Hữu Dng 21:07, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không hiểu Nguyễn Hữu Dụng muốn nói gì. Cái ông thày tu Dominic đó có tên cũng từ từ dominica trong tiếng Latinh. Mekong Bluesman 21:20, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi vừa kiểm tra tên của República Dominicana trong một số ngôn ngữ khác thấy họ dùng cả Dominic: tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Min Nan (Bân-lâm-gú); Dominica: tiếng Indonesia; Dominican: tiếng Anh, Rumani, Malaysia; Dominicana: tiếng Ý, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Latvia...
Tôi đã từng gặp các chữ sau trong tiếng Việt để chỉ cả 2 nước República Dominicana và Commonwealth of Dominica: Dominic, Dominica, Dominican và Dominicana. 2 quốc gia này phân biệt bằng chữ Cộng hoà.--An Apple of Newton 03:08, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi theo sách báo VN, những nguồn có uy tín như Từ điển Bách khoa, sổ tay báo Nhân Dân... dùng Dominica và Dominicana để phân biệt 2 nước này. Theo tôi đây là cách hợp lý vì giữ nguyên tên gốc tiếng Tây Ban Nha (dù là tính từ giống cái theo MB), lại tương đối phổ biến ở VN. (Hãy nhớ trường hợp đổi giống một cách máy móc Cesko->Czesk->Séc). Nếu dùng Dominican thì rất dễ lẫn với nước kia (theo tiếng Anh) vì một số người hoặc báo chí VN thích để nguyên tiếng Anh. Còn danh xưng Cộng hòa để phân biệt thì không phải bao giờ cũng đi kèm vì dài dòng.--Nguyễn Việt Long 08:46, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ đồng ý với Cộng hòa Dominicana khi chúng ta có consensus. Tôi chỉ muốn nêu ra khía cạnh ngôn ngữ vì, như tôi hiểu, tiếng Việt không đòi hỏi các từ bị biến dạng dựa theo ngôi, số, giống... và do đó không có các cách gắn vào phía sau để biến dạng các từ đó. (Thí dụ, "người Australia" nhưng không "người Australian"; "bà là người Guinée" nhưng không "bà là người Guineenne"; "tám người Pakistan" nhưng không "tám người Pakistans"...)
Nguyễn Việt Long cũng viết "Hãy nhớ trường hợp đổi giống một cách máy móc Cesko->Czesk->Séc". Nguyễn Việt Long có thể giải thích câu đó cho tôi hiểu được không? Vì tôi không thấy cách đổi giống trong đó.
Khi đọc bài cs:Česko chúng ta thấy là nước này, giống như nhiều nước khác, có tên ngắn là Česko (tương đương với Việt Nam) và tên dài là Česká republika (tương đương với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Česko bị biến dạng thành Česká vì nó phải phụ nghĩa cho republika, một danh từ giống cái. Cái từ gốc là Česko.
Mekong Bluesman 20:49, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đ

Đài Loan: đề nghị dùng đúng quốc hiệu của Trung Quốc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (People's Republic of China). Văn Đức Ngọc Thạch 01:09, 14 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi không hiểu Văn Đức Ngọc Thạch, khi nói về Đài Loan hay Republic of China hay 中華民國, lại dùng tên của People's Republic of China hay Trung Quốc hay 中华人民共和国. Tuy People's Republic of China, trên mặt chính trị, chỉ nhận Republic of China (hay Đài Loan) như một tỉnh đã ly khai của họ, nhưng đó không thể là lý do độc nhất cho một từ điển bách khoa không nhắc đến Republic of China. Đọc các mục đề về tên các nước chúng ta có ít nhất hơn 10 nước/lãnh thổ đang được tranh chấp và vài lãnh thổ không còn tranh chấp (như Hong Kong, Macao...). Những lãnh thổ này vẫn có mục từ với tên riêng của họ. Mekong Bluesman 06:21, 14 tháng 7 2005 (UTC)

E

Ecuador: Ecuador; Egypt: Ai Cập; El Salvador: El Salvador; Estonia: Estôni; Ethiopia: Êthiôpia; European Union: Liên Minh Âu Châu hay Liên Hiệp Âu Châu; Mekong Bluesman 18:13, 21 tháng 4 2005 (UTC)

East Timor: Cộng hoà dân chủ Đông Timor; Equatorial Guinea: Cộng hoà Guinea Xích đạo; Quốc gia Eritrea; Estonia giữ nguyên; Cộng hoà dân chủ liên bang Ethiopia; Avia

Tôi không biết nghĩ như thế nào với Estonia (tuy rằng một người đàn bà quan trọng trong nhà của tôi có gốc Estonia) vì họ gọi là Eesti. Mekong Bluesman 04:16, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Estonia: tên quen thuộc theo gốc Nga vì thuộc Liên Xô cũ. Avia

Estonia, Ethiopia, Cộng hoà Guinea Xích đạo Võ Quang Nhân 20:53, 26 tháng 4 2005 (UTC)

F

Fiji: Fiji; la Francophonie: Liên hiệp Pháp; Funan: Phù Nam; Mekong Bluesman 18:18, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Cộng hoà Quần đảo Fiji; la Francophonie: Cộng đồng Pháp ngữ, cũng có khi gọi là khối Pháp ngữ, nhưng không phải Liên hiệp Pháp Avia

La Francophonie là: Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Dịch theo như Avia nói: Cộng đồng Pháp ngữ nghe hay hơn. --212.194.206.144 10:20, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Sorry, vẫn còn giữ trong đầu chữ l'union Française! La Francophonie phải là Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Hơi dài, nhưng đúng. Mekong Bluesman 11:07, 25 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi nghĩ thêm và công nhận là Cộng đồng Pháp ngữ đúng hơn Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Mekong Bluesman 09:43, 27 tháng 4 2005 (UTC)
trong trường hợp không qúa nghiêm trang: Fiji Võ Quang Nhân 20:55, 26 tháng 4 2005 (UTC)

G

Greece: Hy Lạp; Guinea: Guinée hay Ghinê; Guinea-Bissau: Guiné-Bissau hay Ghinê-Bissau; Mekong Bluesman 18:18, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Georgia: Gruzia (tên gốc Nga vì thuộc Liên Xô cũ, tiếng gốc là Sakartvelo); Cộng hoà Hợp tác Guyana; Avia

tất cả các nước dùng nguyên chữ Anh Guinea Võ Quang Nhân 20:57, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Tên chính, và là tên độc nhất, cho nước Ghi-nê tại châu Phi là République de Guinée. Do đó Guinée. Mekong Bluesman 06:52, 27 tháng 4 2005 (UTC)

BBC Tiếng Việt sử dụng "Grudia" cho Georgia. [4]

H

Haiti: Haiti; Honduras: Honduras; Hong Kong: Hồng Kông; Hungary: Hungary (nhưng người Hung, tiếng Hung); Mekong Bluesman 18:21, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Hàn Quốc: Các từ Bắc Hàn, Nam Hàn hiện nay ít xuất hiện trên báo chí nhưng người dân vẫn sử dụng những từ này. Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên cũng vẫn còn được dùng nhiều. Tuy nhiên, đại đa số ở Việt Nam dùng từ Hàn Quốc cho South Korea, Triều Tiên thay cho North Korea, đề nghị áp dụng theo cách này. Văn Đức Ngọc Thạch 16:23, 13 tháng 7 2005 (UTC)

Không có xứ nào tên là "Bắc Hàn" hay "Nam Hàn" (cũng như không có xứ nào tên là "Bắc Việt", còn "Nam Việt" thì đã từng có).--Á Lý Sa 16:59, 13 tháng 7 2005 (UTC)
Tôi xác nhận lời nói của Á Lý Sa. Các tên như Bắc Hàn, Nam Hàn, Đông Đức, Tây Đức... là các "tên bình dân" (có thể được nhắc đến một lần trong các bài về các nước này) nhưng không có lý do gì để chúng có thể trở thành "tên chính thức" của các quốc gia đó. Á Lý Sa cũng nói đúng là không có một quốc gia nào đã và đang mang tên Bắc Việt, còn Nam Việt là tên của Việt Nam thời xưa. Mekong Bluesman 18:02, 13 tháng 7 2005 (UTC)
Trong Danh sách đã dùng tên Hàn Quốc và Triều Tiên. Avia 07:33, 14 tháng 7 2005 (UTC)

Xem Tên gọi Triều Tiên --Nguyễn Việt Long 11:51, ngày 05 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hồng Kông, nhắc thêm Hương Cảng; Hungary, nhắc thêm Hung Gia Lợi Avia

I

Iceland: Iceland; Indochina: Liên bang Đông Dương; Indonesia: Indonesia hay Inđônêsia (nhưng nhắc đến Nam Dương); Iran: Iran; Iraq: Iraq hay Irak; Ireland: Ireland (nhưng nhắc đến Ái Nhĩ Lan); Isle of Man: Đảo Man (không phải Đảo (con) người, và người Manx); Israel: Israel (nhưng người Do Thái); Italy: Ý (nhưng nhắc đến Ý Đại Lợi); Mekong Bluesman 18:28, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Iceland (có thể nhắc thêm Băng Đảo); Indochina: Đông Dương; Indonesia (bỏ các dấu); Iran (nhắc thêm Ba Tư); Iraq (không dùng Irak vì tiếng Ả rập phiên thành Al-Iraq) Avia

Indonesia (còn gọi Nam Dương), Iraq, Israel (hay Do thái), Iran Võ Quang Nhân 21:00, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Đồng ý với Avia và Võ Quang Nhân về cả Indonesia lẫn Iraq. Không nên nhắc Ba Tư cho Iran. Mekong Bluesman 06:58, 27 tháng 4 2005 (UTC)

J

Jamaica: Jamaica; Japan: Nhật Bản (nhưng người Nhật); Jordan: Jordan; Mekong Bluesman 18:33, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Nhật Bản (có thể nhắc thêm từ cũ Nhựt Bổn) Avia

K

Kuwait: Kuwait; Mekong Bluesman 18:34, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Kazakhstan, Kyrgyzstan giữ nguyên; Korea: các tên Bắc Hàn, Nam Hàn, Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên nay đã ít dùng; Avia

Tại sao dùng 2 tên gọi khác nhau cho cùng một tên trong 2 thứ tiếng khác nhau: KyprosKibris? Nên chọn 1 tên gọi thôi. Nếu 2 vùng nay mai thống nhất dưới dạng liên bang và quy về cùng 1 tên thì sao?--Nguyễn Việt Long 13:38, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trong bảng chỉ đưa ra các tên được dùng tại nước đó (Kypros và Kibris) còn sự thật thì tôi nghĩ đây sẽ là một nước mà sẽ có nhiều thành viên hỏi tại sao chúng ta chọn X thay vì chọn Y trong tương lai. Vì ngoài hai tiếng gốc, sẽ có người muốn dùng tiếng Anh (tiếng thông dụng trên thế giới), sẽ có người muốn dùng Síp (phiên âm dễ đọc của Chypre trong tiếng Pháp), v.v. Tôi bầu cho Kypros vì nó là một trong hai tiếng gốc và có số dân lớn tại đó dùng. Tuy nhiên, như tất cả các bài khác, trong bài chúng ta sẽ giải thích tại sao có các tên kia. Bên English Wikipedia họ có tiểu mục giải thích các tên của các nước có nhiều tên, hay tên rắc rối, chúng ta nên làm theo. Mekong Bluesman 19:38, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

L

Latvia: Latvia; Liberia: Liberia; Libya: Libya; Liechtenstein: Liechtenstein; Lithuania: hoặc Lithuani hoặc Lituva; Luxembourg: Luxembourg (nhưng nhắc đến Lục Xâm Bảo); Mekong Bluesman 20:32, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Lebanon: Liban; Jamahiriya Ả rập Libya Nhân dân Xã hội chủ nghĩa; Lithuania: Litva (Lituva không chính xác); Đại Công quốc Luxembourg; Avia

Lebanon, Lithuania, Luxembourg (tên cũ Lục Xâm Bảo) Võ Quang Nhân 21:04, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi vẫn phân vân với Lebanon hay Liban. Tên chính của Lithuania là Lietuva. Mekong Bluesman 07:07, 27 tháng 4 2005 (UTC)
Trước đây dùng Liban theo Pháp, gần đây dịch từ tiếng Anh, có lẽ Lebanon nhiều hơn. Tên gốc đúng là Lietuva, tên Litva là tên quen thuộc theo Nga vì thuộc Liên Xô cũ. Avia 09:16, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Có bạn nào có thể giải thích cho tôi là tại sao Liechtenstein (và Monaco) gọi là Hoàng quốc không? Những ông Fürst (công tước hay hầu tước) này đâu có phải là dòng dõi của vua hay hoàng đế đâu? Phan Ba 07:01, 14 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi đã một lần giải thích về các tương đương giữa công, hầu, bá, tử, namduke, count, baron... nhưng tôi quên là ở đâu. Do đó, tôi phải viết lại cái bảng đó:

English Deutsch Latin Français Việt
---------- ---------- ---------- ---------- ----------
Grand Duke Großherzog Magnus Dux Grand-duc Quốc Công
Duke Herzog Dux Duc (Quận) Công
Marquis Markgraf Comes Marquis Hầu
Earl Pfalzgraf Comes Comte Bá
Viscount Vizegraf Vice comes Vicomte Tử
Baron Baron Barone Baron Nam

Fürst còn ở trên HerzogGroßherzog (tương đương với Prince -- nhưng không chắc là prince con của vua). Thí dụ như Principauté de Monaco; thí dụ như Fürstentum Liechtenstein hay Principality of Liechtenstein. Tương đương với tước này trong tiếng Việt có: 1. Vương, 2. ông Hoàng (Charles của Anh thường được gọi là "Ông Hoàng xứ Wales" - Prince of Wales). Do đó, sự lựa chọn là giữa Vương quốc và Hoàng quốc.

Tuy nhiên, nếu Phan Ba có đề nghị khác nên viết ra để thảo luận.

Mekong Bluesman 08:12, 14 tháng 7 2005 (UTC)


Từ Hoàng quốc để chỉ một nước thì tôi chưa đọc được, chỉ thấy là hay ghi Vương quốc, Đại công quốc, Công quốcHầu quốc thôi. Tôi thấy nên thống nhất dịch từ Fürst trước đã, (không có trong bảng). Tôi có đọc các bài về Fürst trong Wikipedia tiếng Anhtrong Wikipedia tiếng Đức. Nếu tôi hiểu đúng thì Fürst chỉ là một trong những tước cao nhất thôi chứ không phải là cao nhất:

The title Fürst is used for the head of a princely house of German origin. Unless he also holds a higher title, as duke or king, he will be known as Fürst von plus the geographic origin of the dynasty, alternatively Fürst zu plus the domain ruled. (Exceptions exist.)

Bên trang tiếng Đức thì họ giải thích thêm:

Fürst trong Đế chế cũ (?) (Alten Reich) là tước hiệu cao nhất mà trong đó bao gồm cả những Herzog và Landgraf. Trong các vương quốc Frank (Carolingian Empire) và sau đó trong Thánh chế La Mã, Fürst là những người trị vì lãnh thổ sau các vua và hoàng đế. Trong thời Hậu trung cổ các Herzog, Landgraf, Markgraf và Pfalzgraf thuộc về giai cấp Fürst.

Nếu xem các bài như Royal and noble ranks hay bài tiếng Đức tương đương thì họ đều xếp Fürst dưới Duke hay Herzog, như vậy thì có thể tương đương với Hầu tước. Bảng sau đây là tôi chép lại từ bên tiếng Đức Adelstitel (Danh hiệu quý tộc):

Tiếng Đức Tiếng La tinh Tiếng Pháp Tiếng Ý Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Anh
Kaiser,
Kaiserin
Imperator Augustus
Empereur,
Imperatrice
Imperatore,
Imperatrice
Emperador,
Emperatriz
Emperor,
Empress
König,
Königin
Rex,
Regina
Roi,
Reine
Re,
Regina
Rey,
Reina
King,
Queen
Erzherzog,
Erzherzogin
Archidux,
Archiducissa
Archiduc,
Archiduchesse
    Archduke,
Archduchess
Großherzog,
(Groß-)Herzogin
Magnus Dux,
Magna Ducissa
Grand Duc,
Grande Duchesse
    Grand Duke,
Grand Duchess
Herzog,
Herzogin
Dux
Ducissa
Duc,
Duchesse
Duca,
Duchessa
Duque,
Duquesa
Duke,
Duchess
Großfürst,
(Groß-)Fürstin
Magnus Princeps Grand Duc,
Grande Duchesse
    Grand Duke,
Grand Duchess
Kurfürst,
Kurfürstin
princeps elector
      Elector,
Fürst,
Fürstin
princeps
Prince,
Princesse
Principe,
Principessa
Príncipe,
Princesa
Prince,
Princess
Markgraf,
Markgräfin
marchio
Marquis,
Marquise
Marchese,
Marchesa
Marqués,
Marquesa
Marquess,
Marchioness
Graf,
Gräfin
comes,
comitissa
Comte,
Comtesse
Conte,
Contessa
Conde,
Condesa
Earl/Count,
Countess

Bảng dài lắm tôi không chép ra đây hết được. Thú thật tôi đọc một hồi rồi cũng không biết Fürst là ông gì nữa (chỉ biết Fürst không phải là người chơi nhạc Blues ở sông Mekong thôi;-))). Khoảng thời của Thánh chế La Mã thì Fürst như vậy là lớn nhất, chỉ sau vua hay hoàng đế đúng như Mekong Bluesman bàn ở trên, nhưng tại sao các bảng này lại xếp ông Fürst ở dưới Herzog? Hay là bắt đầu từ thời Trung cổ/Hậu trung cổ bị "đì" xuống hạng, xếp dưới Herzog, mà nếu dưới Herzog (công tước) thì phải gọi là Hầu tước chứ? Nếu Fürst là hầu tước thì lãnh thổ của ông Fürst phải gọi là hầu quốc? Tôi không phải là người am hiểu về lịch sử, chỉ mạn phép suy diễn và bàn thêm như vậy thôi. Phan Ba 09:31, 14 tháng 7 2005 (UTC)


Fürst chắc không phải là người chơi nhạc Blues trên thuyền dọc sông Mekong nhưng tôi nghĩ là đã có vài Fürst hát nhạc Blues bên bờ sông Rhine... trước khi nhẩy xuống. Tôi nghĩ là bậc của Fürst cao lắm vì chữ first trong tiếng Anh có gốc từ chữ fürst. (Không có gì ngạc nhiên cả khi ta biết là tiếng Anh chỉ là một loại trong nhóm ngôn ngữ gốc Đức.)

Tuy nhiên, vì:

  • đã có người nhắc đến Công quốc được dùng tại Việt Nam (thí dụ, Công quốc Monaco),
  • cái bảng bên trên cúa Phan Ba,
  • Grand duchy Luxembourg (Đại công quốc Lục Xâm Bảo) còn lớn hơn Fürstentum Liechtenstein (cái mà tôi gọi là Hoàng quốc Liechtenstein), và
  • Google cho 0 hit khi dùng từ khóa "hoàng quốc"

nên chúng ta phải dịch thành Công quốc. Không còn lý do nào khác nữa...

Mekong Bluesman 10:08, 14 tháng 7 2005 (UTC)


Phan Ba tuy cùng họ Phan với một ông to lắm (Thấy sang bắt quàng làm họ) nhưng chắc chắn không phải là một ông Fürst vì sinh ra ở Việt Nam còn sông Rhine thì bây giờ họ khuyên là không nên xuống tắm và nếu có câu cá thì cũng phải thả nó xuống lại, không nên ăn vì sợ nhiễm độc cho nên cũng không dám nhẩy xuống đâu. Phan Ba chỉ định làm một Danh sách các tước hiệu quý tộc thôi, mời Mekong Bluesman và tất cả các bạn khác qua bên đó thảo luận tiếp. Phan Ba 11:12, 14 tháng 7 2005 (UTC)

M

Macedonia: Macedonia; Malaysia: Mã Lai hay Mã Lai Á (nhưng người Mã Lai); Mauritania: Mauritania; Mexico: Mexicô (nhưng nhắc đến Mễ Tây Cơ, người Mễ); Mongolia: Mông Cổ; Myanmar: Miến Điện; Mekong Bluesman 18:47, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Malaysia có lẽ dùng nhiều hơn Mã Lai (cũng gọi người Mã); Mexico giữ nguyên; Morocco: Maroc; Myanmar nên để nguyên, Miến Điện tương ứng với tên cũ Burma/Birmanie; Avia 01:56, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Đồng ý dùng Myanmar và để Miến Điện cho Burma. Mekong Bluesman 03:56, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Malaysia (tên còn dùng Mã Lai, Mã Lai Á), Mexico (tên khác Mễ Tây Cơ), Morocco, Myanmar (tên còn dùng Miến Điện) Võ Quang Nhân 21:07, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Đồng ý dùng Mexico với cả Avia lẫn Võ Quang Nhân. Tôi phải đọc thêm để xem có giống dân nào tại Trung Quốc có thể gọi là người Mã không. Mekong Bluesman 07:12, 27 tháng 4 2005 (UTC)
Malaysia không phải là Mã Lai, Mã Lai Á. Liên bang Mã Lai (Federation of Malaya) là tên gọi trước khi sáp nhập thêm các bang Sarawak & Saba (phần bắc đảo Borneo). Sau đó đổi thành Liên bang Malaysia.--Nguyễn Việt Long 13:34, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo tôi biết thì "Liên bang Malaysia" đó được sách báo miền nam VN trước 30/4/1975 gọi là Mã Lai Á, sau đó thì tên Malaysia dần dàn chiếm ưu thế, nhưng tên Mã Lai Á cho đến nay vẫn phổ biến trong người Việt hải ngoại. Google cụm từ "Mã Lai Á" cho 10.400 hit. Avia (thảo luận) 13:41, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cho dù phổ biến trong người Việt hải ngoại nhưng đó vẫn là cách gọi không chính thức, nhất là trong khẩu ngữ, tương tự như các từ Trung Cộng=CHND Trung Hoa, hay Nga (Russia) dùng thay cho Liên Xô (khi Liên Xô vẫn còn tồn tại), Nga Xô=Liên Xô. Ở đây là bảng tên gọi chính thức nên phải gọi chính xác.--Nguyễn Việt Long 13:54, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vì bạn nói "Malaysia không phải là Mã Lai, Mã Lai Á" nên tôi chỉ ra rằng tên "Mã Lai Á" đã được dùng phổ biến trong sách báo từ trước 1975 để chỉ Malaysia. Đây là "tên cổ nay ít dùng", do đó cần được chú thích trong Danh sách, tương tự như tên Á Căn Đình đi theo tên Argentina, tên Phi Luật Tân đi theo tên Phillippines. Tên "Mã Lai Á" không phải là khẩu ngữ, cũng không phải lối dùng thông tục như Trung Cộng thay cho CHND Trung Hoa. Avia (thảo luận) 15:25, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nên để tất cả các tên gọi đã từng được sử dụng trong Wiki. Việc của chúng ta là chọn tên gọi nào làm tên chính. Các tên khác sẽ được redirect tới tên chính. "Mã Lai Á" được sử dụng ở hải ngoại, như vậy là nó cần được nhắc tới trong Wiki. Còn Malaysia đương nhiên là tên chính. --An Apple of Newton 15:51, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Apple viết bên trên rất đúng theo tinh thần của Wikipedia: bên cạnh cái "đúng" còn có cái "đúng vì thói quen".
Để trả lời câu hỏi của Nguyễn Việt Long, tôi nghĩ là Nguyễn Việt Long biết Liên bang Mã Lai Á là Hán-Việt của 馬來西亞聯邦 (xem bài zh:马来西亚)
Mekong Bluesman 19:51, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trước đây dùng Maroc theo Pháp, gần đây báo chí dịch từ tiếng Anh dùng Morocco có lẽ nhiều hơn. Tuy nhiên "Maroc" nghe vẫn quen thuộc hơn (ví dụ trong những cụm từ như "Ma rốc Tây đen"...) Avia 01:11, 4 tháng 5 2005 (UTC)

Monaco: đề nghị thay chữ "Hoàng quốc" thành "Công quốc" vì từ "Hoàng quốc" hoàn toàn xa lạ ở Việt Nam. Báo chí, các văn thư hành chính chỉ dùng "Công quốc Monaco" mà thôi. Văn Đức Ngọc Thạch 09:14, 14 tháng 7 2005 (UTC)

Thế Liechtenstein thì họ gọi là Vương quốc hay Công quốc? (Khổ cho ông Hoàng Monaco - Prince of Monaco - vì bị mất một bậc: từ principality xuống Công quốc, hay duchy.) Mekong Bluesman 09:36, 14 tháng 7 2005 (UTC)
Liechtenstein cũng là "Công quốc Liechtenstein". Thứ bậc phong kiến ở Việt Nam là vương, công, hầu, khanh, tướng. "Vương quốc" dùng cho những quốc gia có vua ("King") như Thái Lan, Cambodia. Ông hoàng Monaco không được gọi là "King" nên xuống một bậc, gọi Monaco là "Công quốc". Văn Đức Ngọc Thạch 09:48, 14 tháng 7 2005 (UTC)
Công quốc hay hầu quốc thì theo tôi đúng hơn là hoàng quốc. Xin xem thêm thảo luận ở vần L cho Liechtenstein. Phan Ba 09:55, 14 tháng 7 2005 (UTC)

N

Nepal: Nepal hay Nêpal; Netherlands: Hà Lan hay Hòa Lan; New Zealand: New Zealand (nhưng nhắc đến Tân Tây Lan); Niger: Niger; Nigeria: Nigeria; Mekong Bluesman 18:55, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Nagorno-Karabakh để nguyên; "Hoà Lan" cũ rồi; Nepal (bỏ Nêpal); Northern Cyprus: Bắc Síp hoặc Bắc Kibris (theo tiếng Thổ); Avia

Nepal! Võ Quang Nhân 04:54, 4 tháng 5 2005 (UTC)

O

Sultanate of Oman: Vương quốc (?) Oman; Avia

Ottoman Empire: Đế quốc Ottoman; Mekong Bluesman 08:14, 22 tháng 4 2005 (UTC)

P

Pakistan: Pakistan; Persia: Ba Tư; Philippines: Philippin (nhưng nhắc đến Phi Luật Tân, người Phi Luật Tân vì người Phi có thể là người gốc Phi châu); Portugal: Bồ Đào Nha (nhưng người Bồ); Prussia: Phổ; Puerto Rico: Puerto Rico (không phải Porto Rico); Mekong Bluesman 19:02, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Persia dịch là Ba Tư, Iran đã gọi là Ba Tư rồi, làm sao phân biệt đây ? --Nguyễn Dương Khang 09:43, 23 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi nghĩ Persia mới là Ba Tư, Iran nên giữ nguyên. Dung Nguyen 09:45, 23 tháng 4 2005 (UTC)

Người Bồ nghe qua tưởng bồ nhí:), tôi nghĩ để nguyên chữ người Tây Ban Nha thì hay hơn --Nguyễn Dương Khang 10:06, 23 tháng 4 2005 (UTC)

Những người Tây Ban Nha từ nước Tây Ban Nha (Spain). Có lẽ là bạn muốn viết "người Bồ Đào Nha" không? – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 15:35, 23 tháng 4 2005 (UTC)

Persia (hay Ba Tư) là chữ để chỉ Persian Empire. Iran là hậu thân của Persian Empire, do đó nên giữ là Iran (nhưng nhắc đến Ba Tư trong bài). Người Bồtiếng Bồ (dùng cho Bồ Đào Nha) đã có trong tiếng Việt từ lâu lắm rồi. Mekong Bluesman 16:27, 23 tháng 4 2005 (UTC)

Persia là Ba Tư, nhưng sách báo trước 1975 cũng có gọi Iran là Ba Tư, nên nhắc tới cho biết. Avia 02:47, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Để tránh nhầm lẫn vì rất nhiều người viết Iran là Ba Tư và tôi cũng thấy có người dùng là persian nên có lẽ bỏ hẳn chữ Ba Tư khỏi danh mục để tránh sai cho từ điển bách khoa Tây Ban Nha là Spain còn Bồ Đào Nha là Portugal Khang viết lộn rồi

Portugal Persia Võ Quang Nhân 21:15, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi nghĩ là không phải bỏ Ba Tư hoàn toàn vì chúng ta có thể viết một trang định nghĩa, hay redirection, cho nó. Mekong Bluesman 07:19, 27 tháng 4 2005 (UTC)
Nếu gọi Ba Tư cho Iran là sai thì cũng không nên bỏ Ba Tư, mà cần giải thích rõ như vậy là dùng sai và nêu cách dùng đúng (cho Persia).
Bồ Đào Nha vẫn dùng, không cần để Portugal. Avia 01:53, 29 tháng 4 2005 (UTC)
OK cho trường hợp Bồ Đào Nhí (just kidding) Bồ Đào Nha Võ Quang Nhân 04:53, 4 tháng 5 2005 (UTC)
Hình như Philippines đã được gọi là Philippines, ít được gọi là Phi Luật Tân nữa. Dung Nguyen 19:34, 18 tháng 5 2005 (UTC)
Đúng, đã sửa lại. Avia 01:31, 19 tháng 5 2005 (UTC)
Chúng ta - người Việt thường gọi là Philippin chứ không mấy ai phát âm là Philippines cả, chỉ khó khăn hơn cho việc đánh vần thôi, tôi đề nghị sửa tên bài viết.Hoàng Long (thảo luận) 01:35, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Pakistan ngày xưa, nếu không lầm, gọi là Hồi Quốc. thảo luận quên ký tên này là của 67.170.225.196 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 18:31, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC).Trả lời

Vâng, và đôi khi vẫn có một số người gọi như vậy. Tôi đã sửa bài Pakistan để nói vậy. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:49, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Q

Qatar: Qatar; Mekong Bluesman 19:03, 21 tháng 4 2005 (UTC)

R

Roman Empire: Đế quốc La Mã (người La Mã, tiếng Latinh); Romania: Rômania (nhưng nhắc đến Lỗ Mã Ni); Mekong Bluesman 19:05, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Romania: thường dùng Rumani; Avia

Đồng ý. Rumania, thật ra, gần với lối họ phát âm hơn. Mekong Bluesman 08:00, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Rumania lại không ổn. Hoặc dùng Rumani (từ tiếng Pháp Roumanie), hoặc dùng Romania giống hẳn tiếng gốc. Avia 08:38, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Vậy thì dùng Romania. Mekong Bluesman 19:55, 22 tháng 4 2005 (UTC)

S

Xem thêm Thảo luận:Cộng hòa Séc (Để biết consensus mới là Séc thay vì Czesk) Mekong Bluesman 07:06, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Saudi Arabia: Ả Rập Saudi; Scotland: Scotland (nhưng nhắc đến Tô Cách Lan, người Scot); Serbia: Serbia; Senegal: Sénégal; Siam: Xiêm; Sikkim: Sikkim; Singapore: Singapore (nhưng nhắc đến Tân Gia Ba); Slovakia: Slovak; Slovenia: Slovenia; Soviet: Liên Bang Xô Viết hay Liên Xô; Sri Lanka: Sri Lanka (nhưng nhắc đến Tích Lan); Switzerland: Thụy Sĩ (không phải là Thụy Sỹ); Mekong Bluesman 19:11, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Saudi Arabia cũng gọi là Ả Rập Xê Út; Serbia và Montenegro; Slovakia không phải Slovak (tính từ); Avia

Slovak hay Slovakia thì hơi khó vì cả hai đều không dựa vào tên gọi của họ. Họ gọi là Slovensko, nhưng tên này không thông dụng và quá gần với Sloven. Mekong Bluesman 03:41, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Trường hợp này cũng như Croatia vậy, từ khi Slovensko tách ra thì sách báo trong nước theo nguồn tiếng Nga hoặc tiếng Anh, đều gọi là Slovakia cả. Avia 07:21, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Switzerland có người viết là Thụy Sĩ, vậy thì tôi để cả hai cách viết đến khi nào có người đưa ra lý do chính đáng hơn. --Nguyễn Dương Khang 09:51, 23 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi là một người dùng y nhiều hơn i, nhưng trong trường hợp này tôi bỏ phiếu cho Thụy Sĩ. Mekong Bluesman 16:36, 23 tháng 4 2005 (UTC)
Thuỵ Sĩ là chính, còn Thuỵ Sỹ có thể được nhắc thêm. Avia

Viết "Thuỵ Sĩ" là do thời gian "cải cách giáo dục 1978-1980" đề nghị nhưng sau đó đã có văn thư cuả Bộ giáo dục đề nghị lại các chữ chỉ có 1 vần 'y hay i' có đúng 1 phụ âm đứng trước mà không có phụ âm đứng sau dùng "y" (để chưã cháy các chữ Hồ Quý Ly,Lý Nam Đế,Khang Hy,) Nhưng các bàn cãi đén nay vẩn chưa ai chịu ai. Cho đẹp thì dùng Thuỵ Sỹ vì y dài viết sẽ thấy đẹp hơn ??? Toi tin rằng cải (cách) đến thế kỉ-ỷ sau

Ả Rập Saudi, Senegal, Slovakia Võ Quang Nhân 21:26, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Tên chính thức, và độc nhất, của Senegal là République du Sénégal. Do đó Sénégal. Đối với tôi Thuỵ Sĩ hay Thuỵ Sỹ đều được. Cho đến nay tôi vẫn còn câu hỏi là dấu nặng dưới u hay dấu nặng dưới y. Tôi thường tránh dấu nặng dưới y vì mắt đã già, nhưng các dấu khác thì không tránh. Mekong Bluesman 07:29, 27 tháng 4 2005 (UTC)

Bạn Bluesman: Bạn có biết chữ "y" khác chữ "i" khi nào không (jusst kidding): Hãy xem chữ "Thuý" và chữ đó nhưng thay "y" bởi "i". Theo tôi có lẽ nên đặt dấu "sắc" lên "Trọng âm" (nghiã là cái âm nào mọc đọc dài hơn hay trầm trọng hơn các nguyên âm khác:) Nhưng đây chỉ là ý kiến cá nhân phát nguồn từ những chữ có tạo ra khác nhau khi thay "y" thành "i". Võ Quang Nhân 21:12, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi mới coi lại Sri Lanka, chữ Tích Lan tương ứng với Ceylon, tên nước này trước 1972. Avia 02:17, 11 tháng 5 2005 (UTC)

T

Thailand: Thái Lan (nhưng người Thái); The Holy Roman Empire: Thánh chế La Mã; Tibet: Tây Tạng; Tunisia: Tunisia; Turkey: Thổ Nhĩ Kỳ (nhưng người Thổ); Tuva: Tuva; Mekong Bluesman 19:13, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Tajikistan, Turkmenistan giữ nguyên; The Holy Roman Empire: Đế quốc La Mã thần thánh Avia

The Holy Roman Empire: Thánh quốc La Mã nghe nhẹ nhàng hơn Võ Quang Nhân 21:14, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Thailand: đề nghị nhắc thêm Xiêm, Xiêm La vì trong các sách sử viết về Nguyễn Huệ dùng từ "vua Xiêm" và "nước Xiêm La". Văn Đức Ngọc Thạch 00:57, 14 tháng 7 2005 (UTC)

Xiêm, Xiêm La là tên gọi lịch sử tương ứng với Siam. Avia 07:39, 14 tháng 7 2005 (UTC)

Trung Quốc: đề nghị nhắc thêm Trung Hoa, Tàu, người Hoa, người Tàu, Ba Tàu (người Hoa thời nhà Thanh trốn sang Việt Nam đi trên 3 chiếc tàu lớn và được đưa vào Sài Gòn sống đến bây giờ). Trong dân gian đa số đều dùng từ Tàu hay Ba Tàu. Văn Đức Ngọc Thạch 01:19, 14 tháng 7 2005 (UTC)

Đây chỉ là 1 bản danh sách, nếu đưa hết các tên "Tàu, người Hoa, người Tàu, Ba Tàu" vào Danh sách thì hơi rườm rà, có thể nói tới trong mục từ Trung Quốc. Trong Danh sách đã ghi tên đầy đủ của Trung Quốc là Cộng hoà Nhân dân Trung hoa. Avia 07:39, 14 tháng 7 2005 (UTC)

U

Ukraine: Ukrain; United Kingdom: Vương quốc Anh hay Anh (nhưng phải phân biệt giữa các xứ Wales, xứ Anh, xứ Scotland, xứ Bắc Irelandđảo Man); Mekong Bluesman 20:56, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Ukraine: Ukraina (Ukrain không chính xác); United Arab Emirates: Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất; United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland; Uzbekistan giữ nguyên;

United States: Hoa Kỳ, (dịch đúng tên là Hợp chúng quốc châu Mỹ, chúng quốc nghĩa là các nước, các văn kiện chính thức hiện nay dùng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; người ta đọc sai "Hợp chủng quốc" do suy nghĩ Hoa Kỳ là nước nhiều chủng tộc, đáng tiếc là cách dùng sai đã rất phổ biến). Avia

Ukraine, Hoa Kỳ (hay Kì:-)), (tên khác Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ -- thói quen dùng) Võ Quang Nhân 21:30, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Trái với trường hợp của Thụy Sĩ, tôi bỏ phiếu cho Hoa Kỳ. Nhưng trong tất cả các trường hợp yi, chúng ta đều có thể làm một trang redirection -- đây không là một vấn đề quan trọng. Mekong Bluesman 07:34, 27 tháng 4 2005 (UTC)
Mỹ vẫn còn được dùng phổ biến, không nên viết nghiêng. Dung Nguyen 19:37, 18 tháng 5 2005 (UTC)
Đúng, thậm chí là rất phổ biến. Đã sửa lại. Avia 01:34, 19 tháng 5 2005 (UTC)

V

Vatican: Tòa thánh Vatican; Việt Nam: Việt Nam (nhưng người Việt, người Việt Nam có nghĩa khác); Mekong Bluesman 19:47, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Xin hỏi giữa người Việtngười Việt Nam khác nhau chỗ nào ? Còn tiếng Việt khác nghĩa với tiếng Việt Nam sao ? -- Nguyễn Dương Khang 20:26, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Người Việtngười Kinh, trong khi người Việt Nam là người sống tại Việt Nam, có thể là Mường, Chàm, gốc Hoa,.... Còn tiếng Việt Nam thì tôi chưa nghe thấy, (nếu có thì cũng là dịch từ chữ Vietnamese sang). Mekong Bluesman 20:38, 21 tháng 4 2005 (UTC)
Theo hiểu biết của tôi thì người Việtngười Việt Nam là đồng nghĩa. Tại Việt Nam, dân tộc chiếm đa số là dân tộc Kinh nhưng không vì vậy mà người ta dùng chữ người Việt để chỉ riêng người Kinh như anh đã nói. -- Nguyễn Dương Khang 22:27, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi xác nhận là Nguyễn Dương Khang nói đúng vì người Việt ngày nay không chỉ độc nhất người Kinh. Nhưng một bách khoa từ điển cần phải phân biệt rõ. Mai mốt tôi viết bài về nguồn gốc người Việt (người Kinh) từ vùng nam Trung quốc, tôi cần độc giả phân biệt rõ giữa người Việtngười Việt Nam (hay người có quốc tịch người Việt Nam, nhưng nó dài quá). Mekong Bluesman 03:52, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Theo tôi Việt là cách đọc ngắn gọn cuả Việt Nam đừng cho thêm các chủng tộc trong này... Néu có thì chỉ có Lạc việt, Bách việt chứ không thể đem vào Kinh, Mường, Mán, Thái để tách Việt ra khỏi.... Thượng Võ Quang Nhân 21:33, 26 tháng 4 2005 (UTC)

W

Wales: Wales; Mekong Bluesman 20:43, 21 tháng 4 2005 (UTC)

X

Y

Yugoslavia: Nam Tư; Mekong Bluesman 20:13, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Yemen giữ nguyên; Avia

Cho nghiêm túc tôi còn nghe người ta đọc Cộng Hoà Yemen không biết dúng hay sai Võ Quang Nhân 21:34, 26 tháng 4 2005 (UTC)

Cộng hoà Yemen là quốc hiệu của Yemen, cũng như Cộng hoà Pháp là quốc hiệu của Pháp. Avia 01:49, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Z

Zambia, Zimbabwe giữ nguyên; Avia 08:38, 22 tháng 4 2005 (UTC)