Thảo luận:Dạ cổ hoài lang
Thêm đề tàiUntitled
[sửa mã nguồn]Bác Nguyên, hình cụ Lầu có bản quyền nên chỉ được phép sử dụng hợp lý trong bài viết về Cao Văn Lầu. Sử dụng trong bài này không hợp lý. Adia (thảo luận) 12:22, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Ngoài ra, hình cải lương tải từ web xuống bị vi phạm bản quyền. Tân (trả lời) 13:18, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Cấm tài khoản người truyền lên khoảng vài phút anh Tân. Lưu Ly (thảo luận) 13:21, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Vậy thì thật độc ác, lên án mọi hành vi đối xử không thô bạo với phụ nữ. (nhắc nhở là được rồi, âu cũng là bức xúc chuyện hình ảnh minh họa quá thôi). Magg 13:25, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- "lên án mọi hành vi đối xử không thô bạo với phụ nữ", lộn roài Mag ui. 69.46.41.74 (thảo luận) 13:28, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Mới có một lần thôi mà. Giải thích cho bác ấy là được rồi, đâu cần khắt khe thế. Adia (thảo luận) 13:33, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Thảo luận của Mag làm tôi nhớ đến 1 câu trong bản thăm dò ý kiến Wikipedia "Bạn có chứng kiến hoặc chính mình đã có sự phân biệt đối xử theo giới tính chưa?", và tôi đã trả lời "Tôi có thấy" :). Tân (trả lời) 02:11, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Xin nói một chút
[sửa mã nguồn]Theo tài liệu của ông Trần Phước Thuận ở Hội khoa học lịch sử Bạc Liêu (sách đã nêu nơi trang chính), thì Chính quyền tỉnh Bạc Liêu cũng đã thống nhất năm ra đời của bài Dạ cổ hoài lang là năm 1918, để dựa vào đó làm lễ kỷ niệm.
Còn cái chuyện ông Sáu Lầu viết bản này trước, đang hay đã xum họp với vợ; thì mỗi người nói mỗi khác...thật lòng, tôi cũng không biết đâu mà lần. Thôi thì, bê hết ra đây và chờ đợi bậc cao minh vậy. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 04:53, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Thêm một lời kể nữa
[sửa mã nguồn]Xin dẫn luôn ra để các bạn tham khảo (xét thấy ghi thêm vào trang chính bài thêm rườm rà.)
GS Trần Quang Hải (con trai của GS Trần Văn Khê):
- Vào năm 1920 ông Sáu Lầu mới dùng cây đờn cò để sáng tác bài "Hoài Lang" (nhớ tới người yêu của mình). Sau đó ông Sáu Lầu mới đờn bài này cho ông Tần Xuân Thơ (gọi là Thống, thầy tuồng của gánh Tân Minh Kế ở Bạc Liêu) nghe. Chính ông Tần Xuân Thơ viết lời cho bài "Hoài Lang" được sửa lại là "Dạ Cổ hoài lang", nhịp hai.
Khi hát cải lương thành hình trong thập niên 20, bài "Dạ Cổ hoài lang" được các ông thầy tuồng đưa vào các vở cải lương và dần dần thay thế bản Tứ đại oán.
Chuyện gia đình của ông Sáu Lầu được thu xếp ổn thỏa. Vợ chồng ông Sáu Lầu được yên bề và sau đó hai người sanh được mấy mụn con. Ông Tần Xuân Thơ mới đề nghị cùng ông Sáu Lầu đổi tên bài lại thành "Vọng cổ" (tức nhớ chuyện dĩ vãng).
Khoảng năm 1925-1927, bài "Dạ Cổ hoài lang" được phổ biến rộng rãi trong giới cải lương. Nhịp hai không đủ chỗ để viết lời cho nên bài "Vọng cổ" được tăng lên thành nhịp 4. Bài "Tiếng nhạn kêu sương" của ông Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung) có thể là bài đầu tiên viết theo bản "Dạ Cổ hoài lang nhịp tư".
Thầy Giác là người khởi xướng bài "Dạ Cổ hoài lang nhịp 8 " vào khoảng nă m 1929-1930. Nhưng phải đợi tới năm 1935-37 nghệ sĩ Năm Nghĩa chính thức phổ biến trong giới yêu cải lương qua bài "Văng vẳng tiếng chuông chùa".
Bài "Vọng cổ nhịp 16" được chính thức thành hình vào năm 1938 qua tiếng đờn của nhạc sĩ Bảy Hàm với tiếng hát của cô Tư Sạng trong bài "Tình Mẫu Tử". Nhưng phải đợi vài năm sau (sau thế chiế n thứ 2) với tiếng hát điêu luyện của nghệ sĩ Út Trà Ôn trong bài "Tôn Tẩn Giả Điên", bài "Vọng cổ nhịp 16" mới được phổ biến rộng rãi hơn.
Từ năm 1954 trở đi, bản "Vọng cổ nhịp 32" xuất hiện qua các dĩa há t do các hãng dĩa Asia, Hồng Hoa, Lam Sơn, Hoành Sơn xuất bản. Bài "Đội Gạo Đường Xa" của Kiên Giang do nghệ sĩ Hữu Phước hát được kể là tiêu biểu nhứt.
Từ năm 1964, soạn giả Viễn Châu mới đưa tân nhạc vào tạo thành loại hát "tân cổ giao duyên". Cách đưa tân nhạc vô bài Vọng cổ bắt buộc phải rút ngắn bản Vọng cổ làm bài Vọng cổ 6 câu còn lại 4 câu thôi.
Về sau có người đưa bài Vọng cổ lên thành Vọng cổ nhịp 64 và Vọng cổ nhịp 128 nhưng không thành công. Cho nên tới hôm nay, sau gần 50 năm bản Vọng cổ nhịp 32 vẫn còn "ăn khách" và được phổ biến mạnh mẽ...[1]
Về Soạn Giả Huỳnh Thủ Trung
[sửa mã nguồn]trong bài viết về Nhạc sĩ Cao Văn lầu trên có đề cập đến soạn giả Tư Chơi tức Huỳnh Thủ Trung ông sinh năm 1906 tại Bến tre và mất năm 1964 tại Sài Gòn nói như vậy mình có một nghi vấn là sau năm 1975 ở Sài Gòn có một tuồng cải lương tên là Gánh cải trạng nguyên ở dưới có ghi tên tác giả là Huỳnh Thủ Trung và Đào Việt Anh nói như vậy nếu soạn giả Tư Chơi tức Huỳnh Thủ Trung mất năm 1964 thì làm sao soạn giả này viết tuồng này sau năm 1975 được.
- Tư Chơi sinh 1906, mất 1964, bia mộ của ông ghi rõ ràng như vậy. Xem: [1]. Chắc là ông viết tuồng trên trước năm 1975, sau người ta mới cho dàn dựng. Chào bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:08, ngày 7 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Soạn giả Đào Việt Anh
[sửa mã nguồn]bạn Đào Nguyên mến nếu nói như vậy tuồng này do Tư Chơi viết trước năm 1975 vậy soạn giảco1 tên Đào Việt Anh kia là ai vậy và làm chức vụ gì trong tuồng cải lương này chẳng lẽ chỉnh lý hoặc nhuận sắc chăng