Bước tới nội dung

Thảo luận:Chiến tranh Nhật Bản – Lưu Cầu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Trungda trong đề tài Tên bài

Tên bài

[sửa mã nguồn]

Không trung lập (ngay cả cách gọi "invasion" bên en.wiki cũng vậy). Gọi "xâm lược" là đứng về phía bên mất, gọi "đánh chiếm" là đứng về phía bên được. Nên đổi sang cách gọi trung lập hơn: Trận Lưu Cầu hay Chiến dịch Lưu Cầu (... là trận chiến giữa... và... năm 1609 dẫn tới kết quả Vương quốc Lưu Cầu bắt đầu trở thành một nước chư hầu của Satsuma...).--Trungda (thảo luận) 11:24, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có nhẽ gọi Chiến tranh Satsuma-Lưu Cầu sẽ đúng hơn, vì hoạt động quân sự này là do daimyo phiên Satsuma thực hiện chứ ko phải là do Thiên hoàng ở Kyoto vốn là bù nhìn của Shogun !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:01, ngày 29 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đây là sự nhân danh. Với bên ngoài (ít ra là tới thời điểm trước 1609, Lưu Cầu còn là 1 nước riêng) thì vẫn là nhân danh quốc gia Nhật, Cũng như ngoại giao giữa chúa Trịnh và nhà Thanh vẫn được gọi là quan hệ Lê-Thanh. Nếu là nội chiến, thì mới dùng kiểu Trịnh-Nguyễn.--Trungda (thảo luận) 11:19, ngày 29 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Xem trong bài thấy có câu : "các đảo Lưu Cầu từ thời cổ đã là đất phụ thuộc của Satsuma" chứ ko phải là của Nhật Bản, vậy... ? Hay ta thử liên hệ với những người am hiểu về Nhật Bản như Kenshin top hay Ashigaarusa gì đó để xin ý kiến của họ về vấn đề này ? p/s Không rõ nếu các nước chư hầu thời Đông Chu mà thôn tính một "dị quốc" nào đó thì họ có lấy danh nghĩa của "Thiên tử nhà Chu" ko ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:11, ngày 29 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Hơi tiếc là các thành viên này đã lâu không lên wiki. Đương nhiên, chuyện giữa các nước chư hầu nhà Chu là chuyện nội bộ và khi họ diệt nhau thì thường nhân danh chính mình, khi đã nuốt chửng nhau thì là thời nhà Chu đã không còn thực quyền và các chư hầu phần nhiều đã ra mặt không tôn trọng nhà Chu (bỏ triều cống, không nghe thiên tử...). Các chư hầu này là lãnh chúa chứ không phải quyền thần trong lòng triều chính nhà Chu (kiểu như Tào Tháo, Tư Mã Chiêu sau này), nên vị thế quan hệ cũng khác nhau. Tôi không hiểu sâu về lịch sử Nhật, nhưng nếu Satsuma là một dạng chúa Trịnh (= Tào Tháo) thì cách viết trong bài không phải là sai, vì các đời Satsuma trước nắm thực quyền đã thực hiện việc "nô dịch" Lưu Cầu. Ở đây với vị thế "quyền thần" thì Satsuma vẫn phải "nhân danh" Nhật Hoàng. --Trungda (thảo luận) 17:19, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời
Trường hợp Satsuma là một lãnh chúa địa phương (được thế tập) có tính tự trị, "không coi Thiên Hoàng trên đầu" (như nước Sở thời Đông Chu) thì nên dùng phương án như Ti2008 nêu.--Trungda (thảo luận) 17:27, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời