Bước tới nội dung

Thảo luận:Chiến dịch Xuân – Hè 1972

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Mongrangvebet trong đề tài Có quá nhiều vấn đề về nguồn

Tính trung lập

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ bài này cần sửa nhiều từ ngữ để đảm bảo tính trung lập. Điển hình là từ "Quân đội nhân dân Việt Nam". đây là cách gọi không đúng, vì lúc đó Cộng Sản không tự gọi mình là như thế, và không ai gọi cộng sản là như thế cả, chỉ có "quân Bắc Việt" và "Việt Cộng" thôi.

Nguồn

[sửa mã nguồn]

Cần kiểm tra lại thông tin và thay các nguồn sau bằng nguồn có uy tín cao hơn:

  • Lúc chiến dịch diễn ra, Hoa Kỳ vẫn còn 95.000 nhân viên quân sự ở Việt Nam nhưng chỉ có 6.000 người là lính biết chiến đấu.http://www.historyinfilm.com/jacket/timeline.htm (nguồn không uy tín)
  • Trên chiến trường lúc này tổng lực lượng VNCH là 550.000 người, kẻ thù của họ có 525.000 quân (Hoa Kỳ ước đoán 500.000-600.000 mà 220.000 đang có mặt ở miền Nam)http://www.cyberessays.com/History/39.htm (nguồn không uy tín)
  • Sau khi chiến dịch kết thúc, miền Bắc phải trả cái giá là 100.000 binh sĩ chết, gần hết pháo hạng nặng và 400 xe tăng bị phá hủy trên tổng số hơn 200.000 lính và 650 xe tăng tham gia tấn công. Trong đó được ghi nhận có 16.000 ở mặt trận Kontum, 12.000 ở trận An Lộc. Điều này đã khiến tướng Giáp phải rời khỏi chức vụ đứng đầu của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. http://www.carlisle.army.mil/usawc/Parameters/99summer/sorley.htm0 (link không tồn tại)
  • Tổng lực lượng miền Bắc huy động trong chiến dịch này là 14 sư đoàn, trên 600 xe tăng T-54, T-55PT-76. Ngoài ra họ còn được trang bị pháo 130 mm và 152 mm, súng cối 160 mm. http://www.afa.org/magazine/sept1998/0998easter.asp (nguồn không chuyên, đã có vấn đề tại một số bài khác)

Tmct 09:17, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tướng Giáp

[sửa mã nguồn]

Mì gói viết:

Điều này đã khiến tướng Giáp phải rời khỏi chức vụ đứng đầu của Quân đội Bắc Việt

Chức đó là chức nào vậy? Tôi nghi ngờ cái nguồn cho cái câu trên quá.Tmct (thảo luận) 22:20, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Link đến nguồn cho câu trên không tồn tại nên tôi xóa đoạn tương ứng đi. Khi nào ai tìm lại được nguồn uy tín thì đưa vào nhé. Tmct (thảo luận) 22:22, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lực lượng tham chiến

[sửa mã nguồn]

Con số 400.000 là toàn bộ LLVT miền Bắc chứ đâu phải là LL tiến công.Làm phép tính dơn giản: 12 sư đoàn X 12000 quân + 26 trung đoàn X 1500 quân. Tổng chỉ khoảng 200.000. Vì vậy tôi sửa lại203.160.1.39 (thảo luận) 14:58, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng ý là con số 400.000 vô lí. Nguồn dẫn trong bài viết "PAVN's troop strength in the South, decimated by the 1972 Easter offensive, now [1974] stood at its highest level of the war--400,000 full-time soldiers."). Cũng phải xóa luôn cả lực lượng của bên VNCH, vì không phải toàn bộ quân đội này tham chiến.
Tuy nhiên con số 200.000 chỉ là do bạn ước lượng, không có nguồn. Trong khi trong bài có con số 120K (có nguồn). Vậy tôi cũng xóa cả con số 200.000 của bạn.
Khi nào tìm được nguồn cho con số 200K, mời bạn quay lại để bổ sung vào bài. Cảm ơn đóng góp của bạn. Tmct (thảo luận) 16:06, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ảnh pháo binh

[sửa mã nguồn]

Bức ảnh pháo binh được lấy nguồn từ đâu? Năm 1972 pháo 130mm chỉ có mặt ở Quảng Trị, chỉ sau 1973 mới có mặt ở các chiến trường khác như Tây Nguyên, Nam Bộ, Khu 5... (Tham khảo Lịch sử pháo binh QĐNDVN) Truong Son (thảo luận) 04:01, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn có thể xem khi bấm vào bức ảnh. Tại trang mô tả, nguồn được ghi là en.wiki. Tại trang ở en.wiki ([1]), nguồn được ghi: From Joel D. Meyerson, Images of a Lengthy War. Washington DC: US Army Center of Military History, 1986. Tmct (thảo luận) 10:49, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn do Kayani thêm vào

[sửa mã nguồn]

Tôi lùi lại vì đọc lướt thì thấy giống hệt tại http://doanket.orgfree.com/quansu/tqlchien.html, chỉ thay một vài từ tên gọi.

Ngoài ra, bài này chỉ nên tóm tắt sơ lược về từng mặt trận mà trong đó Quảng Trị chỉ là một. Nội dung này có thể làm nguồn cho bài Chiến dịch Trị Thiên 1972, nhưng phải viết bằng văn của mình chứ đừng chép như vậy. Tmct (thảo luận) 20:23, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về đoạn "Quan điểm của các đồng minh Liên Xô và Trung Quốc đối với Bắc Việt Nam"

[sửa mã nguồn]

Quan điểm của các đồng minh Liên Xô và Trung Quốc đối với Bắc Việt Nam Các cuộc oanh tạc Hà Nội và Hải Phòng cùng những hoạt động phóng ngư lôi phong toả các hải cảng ở miền Bắc Việt Nam, do Tổng thống Nixon ra lệnh hồi tháng 5 để trả đũa cuộc tiến công, đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.[1]

Nhưng đòn đánh mạnh nhất đối với các kế hoạch của các nhà chiến lược Bắc Việt vẫn làm cho các đồng minh ở Moskva và Bắc Kinh bị một cú sốc ghê gớm. Hà Nội trông chờ sự ủng hộ mạnh mẽ về ngoại giao của Liên XôTrung Quốc đối với cuộc tấn công của mình nhưng không như họ mong đợi, cả Liên Xô và Trung Quốc đều không nhiệt tình với quyết định sử dụng hành động quân sự hỗ trợ cho các nỗ lực ngoại giao của Hà Nội. Moskva đã đặc biệt thất vọng về cuộc tiến công xảy ra ngay trước khi có cuộc họp thượng đỉnh ở Moskva.

Tổng thống Nixon viết:

"Phải nói thẳng với Brezhnev rằng chừng nào người Bắc Việt Nam tiếp tục sát hại người miền Nam và người Mỹ ở đây, thì chừng đó Tổng thống Mỹ sẽ còn phải thường xuyên cho oanh tạc các căn cứ quân sự ở miền Bắc"

Và ông cũng đã bày tỏ với công luận:

"Nếu như sự hiểu biết của chúng ta đối với người Nga luôn cho thấy rằng chúng đã bắt đầu và cuối cùng là giảm bớt mức độ cuộc oanh tạc trong khi kẻ thù vẫn tiếp tục quy mô chiến tranh của nó, thì chúng ta sẽ phải chuốc lấy những điều tồi tệ nhất của hai phái: sự coi thường của phía tả và sự chán nản hoàn toàn của phía hữu".[2]

Nixon cho rằng "vấn đề mấu chốt giải quyết Cuộc chiến tranh Việt Nam nằm trong tay Moskva và Bắc Kinh hơn là trong tay Hà Nội".

"Nếu không có sự tiếp tục viện trợ vớì số lượng lớn của hai nước cộng sản khổng lồ thì các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam không có khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh trong vài tháng nữa".[3]

Tôi không thấy đoạn này đủ liên quan đến chủ đề để đưa vào bài. Đoạn đó chỉ có liên quan tí ti (gián tiếp) ở câu đầu khi có nói đến sự ném bom trả đũa hoạt động quân sự của Hà Nội năm 1972, phải suy diễn thì mới ra được chiến dịch cụ thể này. Đoạn còn lại hoàn toàn liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa VN-LX-TQ-Mỹ - nội dung này thì liên quan đến toàn cuộc chiến chứ không phải chiến dịch cụ thể này. Tôi xóa khỏi bài lần 2.

Lưu ý: Bài viết wiki không phải nơi lưu trữ các tài liệu sưu tầm được.

Tmct (thảo luận) 11:08, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi không nghĩ vậy, cuộc chiến này miền Bắc không thể duy trì nếu không có sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc. Do đó nó quan trọng. Còn vụ thả bom cụng ảnh hưởng nặng lên Bắc Việt khiến họ suy giảm sức mạnh (và có thể cả ý chí) không thể tấn công sau đó nữaNgười hùng cô đơn (thảo luận) 12:05, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Lưu ý
"Nếu không có sự tiếp tục viện trợ vớì số lượng lớn của hai nước cộng sản khổng lồ thì các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam không có khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh trong vài tháng nữa".[4]
Cái này là ổng nói khi Bắc Việt tấn công năm 72Người hùng cô đơn (thảo luận) 12:05, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ý trên áp dụng cho tất cả các cuộc tấn công của Bắc Việt. Kayani muốn dùng đoạn trích dài ngoằng đó để nói lên điều gì?

  • Rằng viện trợ quân sự của LX+TQ có tầm quan trọng ghê gớm ư? Hiển nhiên! VN đâu có chế ra xe tăng, thậm chí AK? kể cả xăng dầu cho xe tăng và ô tô cũng là viện trợ, quân phục cũng viện trợ. Thông tin về viện trợ có gì đặc sắc cho bài này? Thậm chí không đáng nói một câu, vì chẳng lẽ bài nào liên quan đến 1 trận nào trong CTVN cũng phải nói lại câu đó (trận nào chẳng phải dùng đến đồ viện trợ?).
  • Về cố gắng ngoại giao của Mỹ với LX, TQ nhằm gây sức ép để Bắc Việt chấm dứt chiến tranh ư? Nó bắt đầu từ hàng năm trước rồi, không phải chỉ liên quan đến chiến dịch này, nó không chỉ vì chiến dịch này. Do đó cũng không đủ đặc sắc để đưa cả một đoạn trích dài lê thê như vậy vào đây. Nếu muốn, nó chỉ đáng 1 câu thôi: Thí dụ :"Khi chiến sự tại miền Nam Việt Nam lên cao, Mỹ tăng cường quan hệ ngoại giao với LX và TQ nhằm gây sức ép để BV chấm dứt chiến tranh. Tuy BV đã chịu một đòn ngoại giao nặng khi thấy các đồng minh chiến lược của mình bàn sau lưng với Mỹ và mình trở thành một quân bài trong các cuộc mặc cả lợi ích của đồng minh, nhưng các cố gắng ngoại giao này đã không đi đến được kết quả như Mỹ mong muốn: đó là LX và TQ ngừng viện trợ và BV ngừng chiến" Tất nhiên, đó là tổng hợp mà tôi bịa đại và nó cần các nguồn dẫn chứng thích hợp. Đoạn gạch chân là cần thiết vì nó cho thấy sự liên quan đến chủ đề, nếu không có nó, câu trên chỉ được xếp loại "thông tin thêm".

Một lần nữa, hãy tổng hợp thông tin thay vì trích dẫn dài, và hãy tập trung vào chủ đề. Wikipedia không phải nơi lưu trữ các tài liệu sưu tầm được. Tmct (thảo luận) 12:23, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi định "tổng hợp" đoạn của Kayani thành 1-2 câu nhưng có câu này hoàn toàn không thể hiểu được:
"Nhưng đòn đánh mạnh nhất đối với các kế hoạch của các nhà chiến lược Bắc Việt vẫn làm cho các đồng minh ở Moskva và Bắc Kinh bị một cú sốc ghê gớm."
Nếu bỏ câu này đi thì đoạn sau có thể hiểu là LX và TQ không đồng tình với chiến dịch 1972. Thông tin này thì cần nguồn gốc đó.
Tmct (thảo luận) 12:30, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận)

1- Tôi thấy trang này không nên gọi là Chiến dịch Xuân Hè 1972 mà nên gọi là Chiến cục năm 1972. Vì trong Điện mật số 119, ngày 27 tháng 3 năm 1972 của Lê Đức Thọ (mật danh Sáu Mạnh), Ủy viên Bộ Chính trị (BCT) gửi các cán bộ lãnh đạo tại các mặt trận ở miền Nam về chủ trương của BCT mở cuộc tổng tấn công trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao có viết: "Đặc điểm của cuộc tấn công này là phát huy tất cả sức mạnh của chủ lực ta nhằm tieu diệt cho được những lực lượng cơ động tinh nhuệ của địch và một số sư đoàn chủ lực của chúng. Nếu trong xuân - hè này ta tiêu diệt được một số sư đoàn của chúng và chiếm được một số vị trí quan trọng sẽ tạo điều kiện để ta có thể đánh liên tục làm cho chúng bị tiêu diệt và tan rã hơn nữa trong đợt thu tiếp sau đó" (xin xem sách: Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng. Tập 33. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2004. trang 211). Trong các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và các báo chí miền Bắc thời gian đó cũng đều gọi đây là cuộc Tổng tấn công năm 1972. Trên thực tế, cả ba chiến dịch: Trị Thiên 1972, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và kể cả cuộc chiến đấu đất dối không ở miền Bắc chống lại các chiến dịch Linerback I và Lineback II đều diễn ra kéo dài đến hết năm 1972, thậm chí sang cả đầu năm 1973, kết cục của toàn bộ Chiến cục năm 1972 là Mỹ phải ký Hiệp định Paris, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ ở Việt Nam về nước, cam kết chấm dứt mọi hành động quân sự chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.v.v...

2- Tôi rất đồng ý với TMCT rằng không nên trích dẫn quá nhiều mà nên tổng hợp thông tin; đồng thời xác nhận rằng đúng là năm 1972, Maskva và Bắc Kinh không đồng tình với việc Hà Nội mở cuộc tổng tấn công. Tuy nhên, cần phải hiểu rằng, thái độ đó của Liên Xô và Trung Quốc không phải là họ hoàn toàn không ủng hộ Việt Nam chống Mỹ mà là họ không muốn Bắc Việt Nam mở cuộc tấn công vào thời điểm đó trong lúc Liên Xô dang đàm phán với Mỹ để ký được Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn I (Salt 1), còn Trung Quốc thì vừa ký Thông cáo chung Thượng Hải tháng 2 - 1972, trong đó cam kết sẽ hạn chế bớt hỗ trợ cho Bắc Việt Nam để đổi lấy việc Mỹ đồng ý loại Trung hoa dân quốc (Đài Loan) khỏi chiếc ghế Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, để CHND Trong Hoa ngồi vào ghế đó. Đó hoàn toàn là những mục tiêu chiến thuật của cả Maskva lẫn Bắc Kinh nên việc Hà Nội mở cuọc tổng tấn công ở thời điểm 1972 là không có lợi nếu xét trên các khía cạnh quan hệ quốc tế song phương Xô - Mỹ (với góc nhìn lợi ích của Liên Xô) và Trung - Mỹ (với góc nhìn lợi ích của Trung Quốc). Trong khi đó, thời cơ Tổng tấn công năm 1972 đối với Việt Nam là thuận lợi vì đó là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, là năm mà Mỹ tuy chưa rút hết nhưng quân lực Việt Nam Cộng hòa chưa đủ mạnh để kiểm soát miền Nam, là năm mà Quân đội nhân dân Việt Nam tập trung được nhiều binh lực nhất từ trước đến thời điểm 1972. Và quan trọng hơn cả là dân tộc Việt Nam, Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi khi đó) có quan điểm hoàn toàn độc lập, tự chủ của mình cứ không phụ thuộc vào đồng minh. Điều này hoàn toàn khác hẳn với các đời chính quyền Sài Gòn.

3- Về tỷ lệ chênh lệch lực lượng hai bên, tôi đồng ý với cách phân tích của bạn TMCT. Trên thực tế, Hà Nội chỉ có bộ binh có binh lực lớn hơn với tỷ lệ 1,3/1 về quân số, 1,8/1 về phòng không; gần bằng quân Sài Gòn về pháo binh (0,8/1), kém hơn về xe tăng (0,5/1). Hà Nội hầu như không có không quân và hải quân tham gia tác chiến ở miền Nam. Trong khi đó, quân lực Việt Nam Cộng hòa được Mỹ yểm hộ tối đa từ trên không và trên biển với gần 200 B-52, hơn 1400 máy bay chiến thuật, 6 hàng không mẫu hạm và hàng chục tàu chiến khác. Vì vậy, trang "Chiến dịch Xuân hè 1972" sẽ phải sửa lại khá nhiều, thậm chí phải viết lại, đặc biệt là bảng so sánh lực lượng hai bên rất thiếu chính xác. Nếu được các bạn thành viên đồng tình ủng hộ, tôi sẽ viết riêng một trang về toàn bộ Chiến cục năm 1972 ở Việt Nam trên cả ba lĩnh vực: Quân sự, chính trị, ngoại giao. Trong đó có cả bối cảnh quan hệ quốc tế có liên quan đến Chiến cục năm 1972 ở Việt Nam.

Thân chào!

Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 06:15, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn. Rất mong bạn viết bài Chiến cục năm 1972 với độ bao trùm rộng hơn. Nội dung bài này chỉ nằm trong phạm vi các chiến dịch quân sự ở miền Nam nên cái tên Chiến dịch Xuân hè 1972 là thích hợp. Tổng tấn công năm 1972 cũng là một tên gọi của chiến dịch lớn này, nên tôi sẽ làm trang đổi hướng. Tmct (thảo luận) 20:16, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Rất trân trọng cám ơn sự ủng hộ của TMCT. Tôi đang thu thập các dữ liệu để cố gắng hoàn thành bài viết trong thời gian sớm nhất. Cháo thân ái và quyết thắng.

Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận)

Tôi đền nghị thêm các con số ở đây http://www.rjsmith.com/kia_tbl.html http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_War_casualties Vì dù sao đa số thương vong của VNCH trong 1972 là ở chiến dịch này mà raSaruman89 (thảo luận) 04:45, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xóa đoạn "Theo một số nguồn tin không chính thức"

[sửa mã nguồn]
Theo một số nguồn tin không chính thức nhưng có lẽ là chính xác vì do giới sử học cung cấp, Chiến dịch Xuân Hè 1972 đã gặp phải sự thiếu thống nhất trong hàng ngũ lãnh đạo miền Bắc. Do nóng lòng muốn đánh lớn, thắng lớn tại chiến trường tiền tiêu, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chủ trương đánh vỗ mặt QLVNCH tại Quảng Trị - Thừa Thiên, nơi có những lực lượng mạnh nhất của Nam Việt Nam, trong khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp muốn tìm một hướng khác để đánh theo phương châm "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu". Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có cuộc tranh luận khá căng về việc đánh hay không đánh Quảng Trị. Trong cuộc tranh luận này, Lê Duẩn đã sử dụng đến cả lý lẽ cuối cùng để bác bỏ luận điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với câu nói: "Anh Văn nên nhớ, phía sau Quảng Trị, ấy là quê hương của tôi". Kết quả là QĐNDVN đã chịu thương vong rất lớn ở Quảng Trị. Kết quả này đã khiến TBT Lê Duẩn, nhân vật số 1 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN, suy nghĩ lại và chấp thuận kế hoạch giải phóng miền nam năm 1975 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tức không đánh Quảng Trị-Thừa Thiên-Huế, nơi có sư đoàn dù, sư đoàn thuỷ quân lục chiến và sư đoàn bộ binh số 1 của VNCH mà chọn một hướng tấn công khác. Sau này, ai cũng biết, Nam Tây Nguyên đã được chọn làm hướng tấn công chiến lược và hiệu quả nhãn tiền. Chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 10/3/1975, mở đầu bằng việc tấn công Buôn Ma Thuột đến ngày 30/4/1975, chỉ vẻn vẹn có 52 ngày đã giải phóng hoàn toàn miền nam.

Tôi xóa đoạn trên (do một IP đưa vào bài) vì nó là "Theo một số nguồn tin không chính thức" và không có chú thích nguồn nào. Tmct (thảo luận) 13:32, ngày 8 tháng 6 năm 2009 (UTC).Trả lời

Rất đồng tình với Tmct đã sửa đổi đoạn này vì hiện nay chưa thể có nguồn kiểm chứng. Tôi tra lại lịch sử thì thấy đoàn này do Saruman89 đưa vào ngày 1/6/2009, lúc 4h 51' UTC. Nhưng không tìm thấy trang thành viên của anh ta, chỉ thấy trang thảo luận. Minh Tâm-T41-BCA.

Xin khẳng định, tôi không thêm vào đoạn này mà chỉ sửa câu chữ đã có sẵn vào ngày 1-6Saruman89 (thảo luận) 07:29, ngày 10 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tham khảo

[sửa mã nguồn]
  1. ^ Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam-Ilya V. Gaiduk Chương 10 Giữa sự hoà hoãn và Việt Nam
  2. ^ Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam-Ilya V. Gaiduk Chương 10 Giữa sự hoà hoãn và Việt Nam
  3. ^ Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam-Ilya V. Gaiduk Chương 9 Gắn kết chống lại gắn kết
  4. ^ Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam-Ilya V. Gaiduk Chương 9 Gắn kết chống lại gắn kết

Tên chính của bài

[sửa mã nguồn]

Tên chính của bài nên để "Xuân - Hè" vì ở đây "Xuân" và "Hè" được coi như một tên riêng để chỉ chiến dịch chứ không phải nói về mùa trong năm. Nếu đều viết thường "xuân-hè" thì bài Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 cũng nên viết thường chữ "Biên". Cách viết hoa những từ mang nghĩa chung đã được dùng thông dụng để chỉ những sự kiện nổi bật và riêng biệt.TM (thảo luận) 05:43, ngày 3 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sai rồi, sai rồi! Thành viên:Minbk nên xem lại các văn bản chính thức và thông dụng nói về chiến dịch này, và gần như không có Xuân - Hè mà chỉ có xuân - hè. Đó là cách gọi tên khá thông dụng trong sách báo (không tính mấy sách báo "mùa hè đỏ lửa"). Mặt khác, ví dụ về chiến dịch Biên giới khá khập khiễng, vì Biên giới ở đây có thể coi là tên riêng được ấn định trong các văn bản chính thức và cách viết thông dụng.
Mình ko biết văn bản nào được gọi là chính thức và thông dụng. Cả 2 bài bạn đêu nói là chính thức và thông dụng nhưng cách viết lại khác nhau. Nếu có thể thì bạn dẫn văn bản thông dụng đó ra cho mình và mọi người xem được không. Cảm ơn Vũ Hoàng Sơn và lần sau nhớ kí tên nhéTM (thảo luận) 16:15, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 27 tháng 5 năm 2019

[sửa mã nguồn]
Yêu cầu thay đổi câu này : " một phần ba quân số của họ, tương đương với 5 sư đoàn đã thiệt mạng"

QLVNCH chỉ bị tiêu hao khoảng 100000 quân trong giai đoạn đầu thôi, không thể thiệt mạng cao như vậy được; trong cả năm 1972 họ chỉ thiệt mạng 39 ngàn người. TuiuVN (thảo luận) 08:33, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

TuiuVN mình đã sửa rồi, đoạn hành văn lủng củng, từ ngữ không rõ ràng, cảm ơn bạn.  Đ Ô N G - M I N H  08:54, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Dấu gạch nối

[sửa mã nguồn]

@Auhg8: Hình như tiêu đề bài dùng dấu gạch nối, nếu đúng phải là Chiến dịch Xuân – Hè 1972 chứ nhỉ?  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛

Nguyenhai314 Cảm ơn bạn, Chiến dịch Xuân – Hè 1972 là đúng. Tôi đã sửa trong bài còn di chuyển thì phải làm thế nào nhỉ?--Auhg8 (thảo luận) 02:30, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Auhg8: Tôi sẽ đưa ra yêu cầu di chuyển trang. Rất cảm ơn bạn!  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 02:35, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Có quá nhiều vấn đề về nguồn

[sửa mã nguồn]

Có quá nhiều nội dung không thể xác thực, thậm chí có thẻ ref đặt vào cho có. Ví dụ: William Conby-Một chiến thắng bị bỏ lỡ Nhà xuất bản CAND. Thẻ quá sơ sài, rất khó xác nhận con số 810.000 (gồm 65.000 lính Mỹ) nằm ở trang nào. Đây là một bài viết không đáng tin cậy, và cần phải viết lại. Hy vọng các thành viên yêu thích lịch sử có thể viết lại bài và tuân theo nguyên tắc dẫn nguồn trên Wikipedia. – — Dr. Voirloup💬 07:32, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời