Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Quân sự, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Quân sự. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Úc, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Úc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án New Zealand, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về New Zealand. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
"Chiến dịch Guadalcanal" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt, và được đưa lên Trang Chính từ ngày 1 - 7 tháng 2 năm 2010. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn!
Bình luận mới nhất: 12 năm trước8 bình luận3 người đã thảo luận
Trong bài viết có chỗ là Tập đoàn quân 17, có chỗ là Quân đoàn 17. Không biết ý kiến là nên thống nhất cách nào đúng nhất ? Ý kiến của tôi là dùng Quân đoàn 17 vì nó phản ánh đúng quân số của đơn vị này, Tập đoàn quân quá to tát.--Prof MK (thảo luận) 16:08, ngày 20 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời
Rõ rồi ! Bài này dịch từ bài sao và riêng cụm từ "Tập đoàn quân 17" thì dịch đúng. Nguyên văn bên en: "the 17th Army"; bên ru: "17-я армия" đều là "Tập đoàn quân 17". Nhưng xin lưu ý rằng một TĐQ Nhật Bản thời Thế chiến II được tổ chức theo mô hình 2 cấp: Tập đoàn quân-Sư đoàn (giống như quân đội Liên Xô thời "khốn khó" 1941-1942 hay TĐQ của Hồng quân Trung Quốc thời nội chiến). Mỗi TĐQ Nhật bản chỉ có 3 đến 5 sư đoàn. Vì thế, TĐQ 17 Nhật ở Guadanacal cũng là chuyện bình thường nhưng không thể so sánh với TĐQ Liên Xô và Đức ở Mặt trận Xô-Đức thường được tổ chức theo 3 cấp: Tập đoàn quân-Quân đoàn-Sư đoàn. --Двина-C75MT17:51, ngày 20 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Nguyên văn tiếng Nhật là 第17軍, đọc là dai juunana gun, vì vậy dịch là Quân đoàn 17 hoàn toàn chính xác.
Biên chế Lục quân Đế quốc Nhật Bản có ghi rõ: cao nhất là Tổng quân (総軍, sōgun), kế theo là Phương diện quân (方面軍, hōmengun), rồi Quân (軍, gun), Sư đoàn (師団, shidan), Lữ đoàn (旅団, ryodan), Liên đội (連隊, rentai), Đại đội (大隊, daitai), Trung đội (中隊, chutai), Tiểu đội (小隊, shoutai), thấp nhất là Phân đội (分隊, buntai). Thái Nhi (thảo luận) 10:33, ngày 21 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời
Cái này thì Thái Nhi hơi "ép". Vì "軍, gun" (tiếng Việt là "quân", đầy đủ là "quân đội") tương đương với "Army" chứ không tương đương với "Corp". Trong Chiến dịch Mãn Châu, dưới PDQ (Nhật) là TĐQ, dưới TĐQ là Sư đoàn. Cái gọi là (連隊, rentai) không phải là liên đội mà là trung đoàn. (中隊, chutai) không cho nghĩa một tổ chức quân sự nào. (小隊, shoutai) mới là trung đội, và (分隊, buntai) mới là tiểu đội. Dưới tiểu đội không có tổ chức nào nhỏ hơn (trừ Việt Nam có tổ ba người. Lữ đoàn (旅団, ryodan) là tổ chức quân đội đông hơn trung đoàn nhưng không phải là cấp trên của Trung đoàn. Một lữ doàn chỉ cấu tạo bởi các tiểu đoàn, không cấu tạo bởi các trung đoàn.--Двина-C75MT12:44, ngày 21 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Hơn nữa, nếu nguyên văn đã là 第17軍, (đọc là dai juunana gun) thì phải dịch là "đại quân 17". Nếu Thái Nhi cho rằng (軍, gun) = Quân đoàn thì (第軍) tương đương Tập đoàn quân (đại quân kia mà ?). --Двина-C75MT12:48, ngày 21 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Việc chuyển ngữ nó chỉ mang tính tương đối giống như tranh luận "monk" có phải là "tu sĩ" hay không. Ở đây em muốn góp thêm ý kiến là người Nhật gọi đơn vị của họ là gì. Chữ dai (第) có nghĩa là "thứ" (âm Hán Việt gọi là "đệ"), không phải chữ dai (大) có nghĩa là "lớn" (âm Hán Việt là "đại"). Như vậy, đúng nghĩa của dai juunana gun chỉ là "đệ 17 quân" chứ không nói rõ là quân đoàn hay tập đoàn quân.
Trong ja wiki, chuyển ngữ của họ như sau: cao nhất là Lục quân (陸軍, rikugun), kế đó là Địa vực quân (地域軍, chiikigun), rồi Tổng quân (総軍, sougun), Quân tập đoàn (軍集団, gun shuudan), Phương diện quân (方面軍, houmengun), Quân (軍, gun), Quân đoàn (軍団, gundan), Phương diện đội (方面隊, houmentai), Sư đoàn (師団, shidan), Lữ đoàn (旅団, ryodan), Liên đội (連隊, rentai), Bán lữ đoàn (半旅団, han ryodan), Đại đội (大隊, daitai), Trung đội (中隊, chuutai), Tiểu đội (小隊, shoutai), Phân đội (分隊, buntai), Ban (班, han), cuối cùng là Tổ (組, kumi).
Trong bài Tổ chức Quân đội của ja wiki cũng có đối chiếu như sau
Tóm lại là chuyển ngữ như bác Двина thì hợp lý hơn, em chịu sai. Tuy nhiên, phần thông tin này hơi lạc đề một chút nhưng để đây cho nó liền mạch, nhằm cung cấp thêm cách thức tổ chức biên chế quân đội Nhật khi đấy. Và cũng thấy rõ là ở các nước vùng Đông Á, danh xưng cấp đơn vị có thể giống nhau, nhưng biên chế có thể khác nhau hơi bị xa. Thái Nhi (thảo luận) 14:39, ngày 21 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời
À. Cảm ơn Thái Nhi. Thế nghĩa là "Đệ thập thất quân" (na ná như "Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ"). Thế thì mình nhớ lại từ "Quân thứ" rồi. Nếu "dịch né" thì chỉ cần dịch là "đạo quân thứ 17" là được. Không ai bắt bẻ vào đâu cả; vì TĐQ hay QĐ và kể cả "Đạo quân Quan Đông" (đúng ra là Quân đội Quan Đông) đều là "đạo quân" cả. Còn "địa vực quân" (地域軍, chiikigun) thì tôi hiểu nó là một "Quân khu", một tổ chức quân sự theo địa bàn (chứ không phải theo hướng tấn công-phòng thủ như PDQ), có thể bao gồm vài tập đoàn quân đến hai ba PDQ). --Двина-C75MT15:51, ngày 21 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời