Thảo luận:Chữ Hán
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Chữ Hán. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Chữ Hán | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Untitled
[sửa mã nguồn]G thật thích bài viết này nhưng sửa hoài mà phần nhập đề vẫn thế nào, chẳng vừa ý chi cả. Mong có cao nhân nào ra tay? G.G 09:03, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Người Việt có chữ viết riêng, trước khi dùng chữ Hán? "Trước khi bị đô hộ, ngươi Việt Nam cũng đã có chữ viêt riêng của mình mặc dầu thô sơ gồm những gạch và vòng..." [1]
Tôi nhận thấy bài viết này rất công phu và có giá trị, tuy nhiên còn có chút thiếu sót. Hoàng Đế là một nhân vật trong truyền thuyết của Trung Quốc, đã là truyền thuyết thì dĩ nhiên chúng ta không thể nào xác định xem ông ta có thực hay không? Có điều là hầu hết các tài liệu Trung Quốc đều không hề nói Hoàng Đế là người sáng tạo ra chữ viết. Cũng theo các tài liệu Trung Quốc, Thương Hiệt là vị Sử quan của Hoàng Đế và chính Thương Hiệt mới là người sáng tạo ra chữ viết. Hiện nay, người ta cho rằng chữ viết của Trung Quốc đã có từ trước đó, Thương Hiệt chỉ là người thu thập và chỉnh lý mà thôi. Ngoài ra, ở phần nói về Lục Thư, ví dụ minh họa cho khái niệm Chuyển chú là chưa rõ ràng. Theo định nghĩa, Chuyển chú là phương thức giải nghĩa một chữ này bằng cách dùng một chữ khác đồng nghĩa và cùng chung một bộ thủ (ví dụ như để giải thích chữ Lão 老, người ta dùng chữ Khảo 考). Cho nên, mong tác giả bổ chính cho phần này để bài viết được hoàn hảo hơn. (ttb359@gmail.com)
203.162.3.145 16:29, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Nếu bạn có thông tin về việc này, mời bạn bổ sung vào bài. Bất kỳ ai cũng có thể sửa đổi bài viết tại Wikipedia. Nguyễn Hữu Dụng 17:11, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Theo đề nghị của bạn, trước tiên tôi xin tạm thời bổ sung phần viết về truyền thuyết Thương Hiệt tạo tự:
"THƯƠNG HIỆT TẠO TỰ -- 倉頡作書"
Theo ghi chép trong sách sử, Trung Quốc thời thượng cổ trước sau có ba vị vua (đúng ra là các vị Tù trưởng Bộ lạc thị tộc), thường được gọi là “Tam Hoàng”: Phục Hi (2852—2738 TCN), Thần Nông (2737—2698 TCN), Hoàng Đế (2697—2598 TCN). Trong ba vị này, Hoàng Đế là người đầu tiên thống nhất các Bộ lạc ở Trung Quốc thời bấy giờ và được tôn làm vị lãnh tụ liên minh các Bộ lạc. Người dân Trung Quốc rất tôn sùng Hoàng Đế, họ tự xem mình là truyền nhân của ông ta. Hiện nay lăng mộ của Hoàng Đế tọa lạc tại ngọn núi Kiều sơn 橋山, phía bắc huyện thành Hoàng Lăng 黃陵縣城, Thành phố Diên An, Tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Thương Hiệt 倉頡 cũng được cho là một vị vua (đúng ra thì ông ta chỉ là Tù trưởng một Bộ lạc nhỏ, trực thuộc khối liên minh của Hoàng Đế). Khi được giao nhiệm vụ Sử quan, Thương Hiệt nhận thấy các ký hiệu đang dùng không thể đáp ứng việc ghi chép sách sử và phục vụ việc cai trị của Hoàng Đế. Vì vậy, để sáng tạo ra chữ viết, ông đã chọn một nền đất ở bên bờ sông Vị 洧河 (hiện nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), tự tay dựng lên một ngôi nhà nhỏ, ngày đêm trầm tư, chuyên tâm vào công việc. Thời gian dần trôi qua không biết đã được bao lâu, một hôm trong lúc Thương Hiệt đang chìm đắm trong suy nghĩ, đột nhiên có con chim phượng hoàng không rõ từ đâu bay ngang qua ngôi nhà của ông. Nó đánh rơi một vật gì đó đang gắp trên mỏ và vật ấy lại rơi xuống trước mặt Thương Hiệt. Ông liền nhặt vật đó lên để xem xét và phát hiện đấy là một hòn đất có dấu chân của một con thú lạ in trên đó. Sau khi suy nghĩ khá lâu nhưng vẫn không nhận biết được dấu chân này thuộc về loài thú gì, may mắn thay, ông ta trông thấy một người thợ săn đi ngang qua. Thương Hiệt bèn đem vật ấy đến hỏi người thợ săn và được ông ta trả lời đó là dấu chân của con Tì Hưu 貔貅, một loài thú hoang dã trong truyền thuyết, tính tình rất hung dữ (người thì nói nó trông tựa như gấu, kẻ thì nói hình dạng giống như hổ – fabulous wild beast). Người thợ săn ấy còn nói thêm: đối với dấu chân tất cả các loài thú, ông ta chỉ cần nhìn sơ qua là biết ngay. Lời giải đáp của người thợ săn đã làm Thương Hiệt tỉnh ngộ. Ông hiểu rằng mọi sự vật trên đời đều hàm chứa đặc trưng riêng, nếu có thể vẽ ra được, mọi người chỉ nhìn vào là hiểu ngay ý nghĩa.
Phát hiện được mấu chốt cực kỳ quan trọng, Thương Hiệt dựa vào đó mà quan sát, tìm cách vẽ lại chỗ đặc trưng của các sự vật. Lấy ví dụ như chữ “nhật” 日 (mặt trời) thì vẽ hình một vòng tròn, ở giữa có một chấm đen, giống y như lúc chúng ta dùng mắt thường nhìn thẳng vào nó. Chữ “nguyệt” 月 (mặt trăng) thì do tính chất khi tròn, khi khuyết, với lại để phân biệt với mặt trời, cho nên không thể vẽ nó thành vòng tròn được. Vầng trăng khuyết đã được chọn để tạo thành chữ viết. Chữ “Đán” 旦 (buổi sáng, lúc mặt trời vừa nhô khỏi mặt đất hoặc đường chân trời) đã được vẽ lại y như thật. Con người là động vật cao cấp, chỗ khác biệt với các loài động vật chính bởi vì con người biết cách đứng thẳng và di chuyển trên đôi chân của mình. Chữ “nhân” 人 thuở ban đầu (Giáp cốt văn) chính là hình vẽ một người đứng thẳng, nhìn từ phía bên trái. Khi biến đổi sang thể chữ Khải, phần tay đã được lược bỏ, đôi chân được thể hiện rõ rệt 人. Tương tự như vậy, đặc trưng của “lộc” 鹿 (hươu, nai) là loài vật có đôi sừng đẹp. Đặc trưng của “mã” 馬 (ngựa) là giống vật có cái bờm dài. Chữ “Đỉnh” 鼎 là cái vạc nấu thức ăn thời cổ, có 3 chân và 2 quai. Chữ “Lịch” 鬲 cũng là cái vạc nhưng 3 chân to và rỗng (thức ăn chứa trong phần thân xuống cả 3 chân), không có quai… Cứ như vậy mà làm, tháng năm dần trôi, không biết mất hết bao nhiêu thời gian, Thương Hiệt đã tạo nên hệ thống chữ viết.
Bắt đầu từ Thương Hiệt, chữ Hán đã hình thành. Nhằm ghi nhớ sự kiện trọng đại này, chỗ nền nhà (nơi Thương Hiệt chọn để làm công việc sáng tạo ra chữ Hán) đã được người đời sau đặt tên là: “Phụng Hoàng hàm thư đài”『鳳凰銜書台』(tức: nền chim Phụng ngậm chữ). Địa danh này hiện nay thuộc huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đến thời Tống, một ngôi miếu có tên “Phụng Đài Tự” 鳳台寺 đã được xây dựng trên đó để kỷ niệm.
Đến thời Bắc Tống, vua Tống Thái Tông (976–997) vì lòng yêu thích thư pháp, đã ban lệnh thu thập bút tích của các vị danh nhân, hiền sĩ. Lập ra Bí các để cất giữ tài liệu. Vào năm 992 (niên hiệu Thuần Hóa), sau khi sắp xếp các tài liệu thành từng tập, Tống Thái Tông cho tiến hành việc in sao thành nhiều bản, dùng để ban cho cận thần và những người được ông ta yêu thích. Bản in này có tên “Thuần Hóa Bí các thiếp” (cũng được gọi là “Thuần Hóa các thiếp”). Ở trong quyển thứ 5, không rõ nguồn gốc từ đâu mà sưu tập được 28 chữ Hán cổ, tương truyền là chữ viết của Thương Hiệt. Nguyên văn các chữ này đọc theo âm Hán Việt hiện đại là: Mậu kỷ giáp ất, cư thủ cộng hữu, sở chỉ liệt thế, thức khí quang danh, tả hỗ nghệ gia, thụ xích thủy tôn, qua mâu phủ phất). Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều nghi ngờ nó là bản ngụy tạo của người đời sau! (Rất tiếc, bởi không biết cách gởi hình ảnh qua mạng Internet, cho nên tôi không đưa kèm theo đây được).
Đối với vấn đề nguồn gốc sáng tạo chữ Hán, đại văn hào Lỗ Tấn (1881—1936), cũng đã từng nêu nhận xét: “Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, Thương Hiệt không phải chỉ duy nhất có một. Người thì khắc ký hiệu riêng của mình lên chuôi dao, kẻ thì vạch lên cửa nhà một số nét để ghi nhớ công việc. Mọi người cùng xem ký hiệu, vạch khắc mà trong lòng cùng hiểu, qua lời nói mà truyền đạt ý nghĩa cho nhau. Số lượng ký hiệu ngày càng nhiều, Sử quan bèn thu nhặt, tập hợp lại rồi phát triển thành chữ viết. Nguồn gốc văn tự Trung Quốc, e rằng cũng không thể nào ở ngoài diễn tiến này”. Nhận xét trên đây của Lỗ Tấn có thể tóm gọn trong hai ý sau: Một là, văn tự Trung Quốc bắt nguồn từ các vạch khắc, ký hiệu đồ họa. Hai là, trong lịch sử Trung Quốc, đã từng có rất nhiều người (tạm gọi là Thương Hiệt) cùng nhau đóng góp, xây dựng qua nhiều đời, mới có thể tạo nên hệ thống chữ viết của người Hán.
Tóm lại, chữ viết chính là thành quả sáng tạo qua nhiều đời của nhân dân Trung Quốc cổ đại. Nếu như Thương Hiệt có thật, ông ta chỉ có thể là người sưu tập, chỉnh lý và phát triển chữ viết mà thôi. Chữ viết của người Trung Quốc quyết không thể do một cá nhân nào sáng tạo ra.(email: ttb359@gmail.com)
203.162.3.154 20:47, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Phần viết về Chuyển chú trong Lục thư chưa rõ ràng, tôi xin góp ý với nội dung như sau:
Chuyển chú (轉注): là phương pháp dùng hai chữ Hán giải thích chonhau với điều kiện: chúng phải cùng chung Bộ thủ (tức Hình bàng) vàý nghĩa thì tương đồng. Ví dụ như để giải thích cho chữ Lão 老:người già 70 tuổi, người ta bèn dùng chữ Khảo 考: già nua, sống thọ (Thuyết văn: 老, 考也). Ngược lại để giải thích cho chữ Khảo 考, người ta bèn dùng chữ Lão老 (Thuyết văn: 考, 老也). Ở hai chữ vừa ví dụ trên đây, Lão 老 vốn là Bộ thủ còn Khảo 考là một chữ thuộc bộ Lão老.
Tương tự như vậy là cặp chữ: Châu 舟: thuyền, đò và Thuyền 船: thuyền, tàu, ghe, đò. Cả hai chữ này cùng thuộc bộ Châu 舟. Cặp chữ: Hình 刑: hình phạt, giết, cắt và Kỉnh 剄: hình phạt, cắt đầu. Hai chữ này cùng thuộc bộ Đao 刀 (cây dao). Cặp chữ: Đỉnh 頂: đỉnh, ngọn, chóp, nóc và Điên 顛: đỉnh, ngọn, chóp, chỏm. Hai chữ này cùng thuộc bộ Hiệt 頁 (cái đầu). Cặp chữ: Ải 隘: nhỏ, hẹp, hẹp hòi và Hiệp 陜 (cùng nghĩa với chữ Hiệp 陿): hẹp, nhỏ hẹp. Hai chữ này cùng thuộc bộ Phụ 阜 (gò, đất liền). (email: ttb359@gmail.com)
203.162.3.154 17:09, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Đã thêm 2 trang chuyển hướng Lục thư và Bộ thủ
[sửa mã nguồn]Tôi đã thêm 2 trang chuyển hướng (Lục thư,Bộ thủ) chuyển đến hai mục chính của trang này:
- Chữ Trung Quốc#Cách cấu tạo của Chữ Hán - Lục Thư (六書)
- Chữ Trung Quốc#Các bộ chữ trong chữ Hán - Bộ thủ (部首)
Vậy nên hễ ai có thay đổi tên đề mục thì cảm phiền sửa luôn trang chuyển hướng tương ứng giùm.
Cám ơn.
Lê Harusada (thảo luận) 15:49, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Đã hơi lâu, tôi không xem lại bài viết này. Hôm nay, tôi nhận thấy bài viết đã có cải tiến, tuy nhiên phần Chuyển chú (trong Lục thư) vẫn còn "Vũ như cẩn". Hình như tác giả bài viết không hiểu ý nghĩa cơ bản của từ "Chuyển chú" thì phải. Ví dụ bằng chữ "Lạc" và chữ "Nhạc" trong bài viết là không chính xác, bởi chúng không cùng chung Bộ thủ và ý nghĩa không tương cận nhau.Thái Thiên Bảo (thảo luận) 05:18, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Tiếng Hán so với tiếng Anh
[sửa mã nguồn]"Nhưng đối với những người chưa biết nhiều về chữ Hán, thì thường có một quan niệm sai lầm là họ cứ tưởng rằng chữ hán rất khó học. Thật ra không hoàn toàn đúng, nếu so sánh với việc học chữ Anh, thật ra chữ Hán dễ học hơn chữ Anh. Lý do thật đơn giãn vì người học chữ Hán chỉ cần nhớ được 3 ngàn chữ đơn là có thể đọc viết được các loại sách báo & tạp chí, trong khi người học chữ Anh thì cần phải nhớ 50 ngàn từ. Vả lại biên soạn & in ấn chữ Hán không còn khó khăn như xưa bởi sự trợ giúp của máy vi tính, người thông thạo gõ chữ hán có thể gõ được từ 60 ~ 200 chữ trong 1 phút."
tôi lấy đoạn này ra khỏi bài vì tt ở trên ko được kiểm chứng và gây tranh cãi bởi:
- 'người học chữ Hán chỉ cần nhớ được 3 ngàn chữ đơn là có thể đọc viết được các loại sách báo & tạp chí, trong khi người học chữ Anh thì cần phải nhớ 50 ngàn từ'. từ và chữ là hai khái niệm khác nhau tiếng anh dùng 26 chữ cái để ghi lại hơn 50000 từ còn tiếng Hán dùng 3000 kí tự cũng phải ghi lại một lượng từ tương đương. một người mới biết 3000 từ mà không học hết gần 50000 từ vựng thì làm sao nói hiểu hết đc tiếng Hán. Có lẽ đối với người Á Đông thì từ vựng tiếng Trung dễ học nên mới nghĩ vậy chứ các dân tộc khác thì việc học hết 50000 từ rồi ghi lại bởi 3000 chữ thì không dễ chút nào.
- 'Vả lại biên soạn & in ấn chữ Hán không còn khó khăn như xưa bởi sự trợ giúp của máy vi tính, người thông thạo gõ chữ hán có thể gõ được từ 60 ~ 200 chữ trong 1 phút [cần dẫn nguồn]' tôi không biêt thông tin này có thật không nhưng giả sử thật thì cũng không phải là lợi thế của tiếng Hán vì giả sử khi gõ tiếng Việt trong 1 giây gõ 4 chữ (không khó với người bình thường) thì trong 1 phút cũng đã lên đến 240 chữ vậy sử dụng mẫu tự Latin công việc biên soạn và in ấn vẫn nhanh hơn từ 20%(200 chữ) đến 4 lần(60 chữ) ---> không phải là lợi thế của chữ Hán
--Harry Pham (thảo luận) 17:59, ngày 9 tháng 11 năm 2009 (UTC)
***Cách dich các câu văn tiếng Trung
[sửa mã nguồn]Mình mới viết xong bài này, ko biết nên đưa vào đây hay tạo thành 1 bài viết mới? (hình như mình là lính mới nên chưa được tạo ra bài viết mới?) Mình post tạm ở đây giới thiệu với các bạn, các bạn cho mình biết ý kiến nha:
. 1. Dịch nghĩa từ tiếng Trung sang tiếng Việt:
+ Nếu đã có sẵn đoạn văn trên máy tính:
- Copy đọan văn đó vào Google nhờ dịch sang tíếng Việt, tiếng Anh để tìm nghĩa sơ bộ của đoạn văn - Tra lại nghĩa của từng từ tiếng Hoa trong đoạn văn bằng Hán Việt Từ Điển online của Đặng Thế Kiệt - Hiệu chỉnh để cho ra nghĩa chính xác nhất của câu văn
+ Nếu mới chỉ có đoạn văn đó trên sách, báo, tài liệu,... cần phải thêm bước nhập đoạn văn đó vào máy tính theo các cách sau:
- sử dụng chức năng xác định chữ Hán theo số nét của các tự điển: cách này đơn giản nhất - sử dụng chức năng xác định chữ Hán theo bộ thủ: cách này khó hơn cách trên, bởi phải biết chữ đang muốn tra thuộc bộ thủ nào (có tất cả 214 bộ thủ) - nếu đã biết đọc tiếng Trung, tức là biết chữ phiên âm Pinyin _ Bính ngữ hoặc chữ phiên âm Hán Việt của từ đó, thì dùng HVDict tra ngay ra chữ tíêng Hoa dễ dàng
2. Dịch nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Trung:
- Nhập đọan văn cần dịch vào Google Translate nhờ dịch sang tíếng Trung (giản thể / phồn thể). Google Translate thể hiện luôn chữ viết theo ngữ hệ La tinh của đoạn văn tiếng Trung đó.
Ví dụ: câu "tôi thích học tiếng Hoa" được dịch sang tiếng Trung như sau:
我 (想) 学 习 中 文
Wǒ (xiǎng) xuéxí zhōngwén
我 爱 学 中文 Wǒ ài xué zhōngwén
- Tra lại nghĩa của từng từ tiếng Hoa trong đoạn văn bằng Hán Việt Từ Điển online của Đặng Thế Kiệt:
Bộ 39 子 tử [5, 8] U+5B66 学 học 學 xue2 --- Bộ 124 羽 vũ [5, 11] U+7FD2 習 tập 习 xi2
1. (Động) Chim đập cánh nhiều lần học bay. 2. (Động) Học đi học lại. ◎Như: giảng tập 講習, học tập 學習. ◇Luận Ngữ 論語: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? 學而時習之, 不亦悅乎 (Học nhi 學而) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư? 3. (Động) Biết rõ, hiểu. § Thông hiểu 曉. ◇Quản Tử 管子: Minh ư trị loạn chi đạo, tập ư nhân sự chi chung thủy giả dã 明於治亂之道, 習於人事之終始者也 (Chánh thế 正世) Rõ đạo trị loạn, biết sự trước sau của việc đời vậy.
-- Bộ 67 文 văn [0, 4] U+6587 文 văn, vấn wen2, wen4
1. (Danh) Vân, đường vằn. ◇Vương Sung 王充: Phúc xà đa văn 蝮蛇多文 (Luận hành 論衡, Ngôn độc 言毒) Rắn hổ mang có nhiều vằn. 2. (Danh) Họp nhiều chữ lại thành bài gọi là văn. ◎Như: soạn văn 撰文 làm bài văn. 3. (Danh) Chữ viết, văn tự. Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn 文, gộp cả hình với tiếng gọi là tự 字. ◎Như: Trung văn 中文 chữ Trung quốc, Anh văn 英文 chữ Anh, giáp cốt văn 甲骨文 chữ viết trên mai rùa, trên xương.
--- Bộ 61 心 tâm [9, 13] U+611B 愛 ái 爱 ai4
1. (Danh) Cảm tình thân mật, lòng quý mến, tình yêu thương. ◎Như: đồng bào ái 同胞愛 tình thương đồng bào, tổ quốc ái 祖國愛 tình yêu tổ quốc. ◇Lễ Kí 禮記: Hà vị nhân tình? Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục thất giả, phất học nhi năng 何謂人情? 喜, 怒, 哀, 懼, 愛, 惡,欲七者, 弗學而能 (Lễ vận 禮運) Sao gọi là tình người? Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn, gọi là thất tình, không học cũng biết. 2. (Danh) Ân huệ. ◎Như: di ái nhân gian 遺愛人間 để lại cái ơn cho người. 3. (Danh) Người hay vật mà mình yêu thích. ◎Như: ngô ái 吾愛 người yêu của ta. 4. (Danh) Tiếng kính xưng đối với con gái người khác. Thông ái 嬡. ◎Như: lệnh ái 令愛 con gái của ngài. 5. (Danh) Họ Ái. 6. (Động) Yêu, thích, mến. ◎Như: ái mộ 愛慕 yêu mến, ái xướng ca 愛唱歌 thích ca hát. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: Tối ái trai tăng kính đạo, xả mễ xả tiền đích 最愛齋僧敬道, 捨米捨錢的 (Đệ lục hồi) Rất là mến mộ trai tăng kính đạo, bố thí gạo tiền.
- Hiệu chỉnh để cho ra nghĩa chính xác nhất của câu văn
我 爱 学 习 中 文
Wǒ ài xuéxí zhōngwén
. . Các bài viết liên quan: . ***Cài đặt để gõ chữ Trung Quốc vào máy tính . ***Hán Việt Từ Điển online của Đặng Thế Kiệt (1) . ***Từ điển Hán Việt HVDic 2.23 offline (2) . ***www.mdbg.net Chinese - English dictionary (3) . ***Phát âm tiếng Trung . http://vn.360plus.yahoo.com/invescolayer/article?mid=4413 --Mocnhanmocnhan (thảo luận) 06:48, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Tên gọi "chữ nho" có từ lúc nào?
[sửa mã nguồn]Tên gọi "chữ nho" có từ lúc nào? Có vẻ như tên gọi này ra đời rất muộn, mãi thế kỷ 20 thời Pháp thuộc khi nho học suy tàn mới có hay sao ấy. YufiYidoh (thảo luận) 15:03, ngày 7 tháng 4 năm 2016 (UTC)
Xóa phần lớn nội dung
[sửa mã nguồn]@Trương guy: Nếu như bạn muốn xóa phần lớn nội dung với lý do nó "không có căn cứ" thì bạn phải đưa ra căn cứ của mình. Tiểu Phương Bluetpp 07:20, ngày 20 tháng 9 năm 2020 (UTC)
- Bluetpp mấy trang wiki mà không có căn cứ khoa học xác thực (tự suy diễn ra rồi gán ghép văn hóa Việt cho tàu) thì cần phải xóa hết mấy nội dung đó trước. Trương guy (thảo luận) 08:13, ngày 20 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Dạy chữ Hán là dạy Văn ngôn?
[sửa mã nguồn]Bạn @Judspug: cho mình hỏi là bạn căn cứ vào đâu mà biết là những học giả ở Việt Nam có ý đề xuất dạy Văn ngôn? Vì thực sự trên báo chí họ chỉ ghi là dạy chữ Hán và khá chung chung, có thể ý họ chỉ là dạy "chữ" Hán thôi, tức chỉ để bổ trợ cho việc hiểu và vận dụng từ Hán Việt trong Tiếng Việt, không hơn không kém. Bạn giải thích xem nào? Meigyoku Thmn (💬🧩) 10:59, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)
- Nhiều người ở Việt Nam không biết khái niệm văn ngôn, họ gọi là tiếng Hán cổ là chữ Hán. Văn tự khác với ngôn ngữ, văn tự dùng để viết tiếng Hán không phải là tiếng Hán nhưng vì không nhận thức rõ ràng được điều đó, xem chữ Hán với tiếng Hán viết bằng chữ Hán là một nên họ gọi tiếng Hán là chữ Hán. Những người không biết đến khái niêm văn ngôn và bị nhầm lẫn giữa văn tự với ngôn ngữ sẽ không nói Nam quốc sơn hà là bài thơ viết bằng văn ngôn mà sẽ nói là bài thơ viết bằng chữ Hán, không nói thơ văn ngôn của Nguyễn Du mà nói là thơ chữ Hán của Nguyễn Du, họ sẽ không nói Ngục trung nhật ký là tập thơ văn ngôn mà nói là tập thơ chữ Hán. Ngôn ngữ viết chính thức ở Việt Nam thời cổ đại là văn ngôn, những người này sẽ không gọi loại ngôn ngữ viết chính thức này là văn ngôn, họ sẽ gọi nó là chữ Hán. Trong bài Nên hay không nên dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông*?, tác giả của nó có viết; Thứ chữ Hán hay chữ Nho mà nhiều học giả chủ trương đem dạy ở trường phổ thông là thứ chữ Hán của văn bản cổ đại mà Trung Quốc gọi là văn ngôn. Chủ trương dạy chữ Hán ở đây thực chất là chủ trương dạy văn ngôn chứ không phải là dạy tiếng Hán hiện đại. Judspug (thảo luận) 14:09, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)
- Dường như đây là bài viết duy nhất có cái ý tưởng như vậy, rất ngắn và chung chung, không còn ý kiến của học giả nào khác. Tôi thấy vẫn nên để lại phần này vào bài Chữ Hán là mang tính khái quát nhất. Meigyoku Thmn (💬🧩) 14:53, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)
- Vả lại khi tìm thêm, không khó tìm ra những bài viết đưa ra quan niệm khác về "dạy chữ Hán", như Vì sao nên dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông?, bàn về dạy chữ Hán như yếu tố hình thành nên từ Hán Việt cho bậc phổ thông (còn bậc cao hơn thì đó là ở ngành đặc thù như ngành Hán Nôm), cũng có vị trong đó bảo phải thực sự dạy "Hán văn". Có thể thấy chính các vị ấy cũng chỉ đưa ra ý tưởng và còn không thống nhất là dạy cụ thể cái gì. (Các bài viết không mang tính nhất quán về nội dung việc dạy chữ Hán). Meigyoku Thmn (💬🧩) 14:58, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)
- Bạn không thể vì tiếng Anh và tiếng Việt đều lấy chữ La-tinh làm văn tự của mình mà gọi tiếng Anh hay tiếng Việt hay cả hai thứ tiếng này là chữ La-tinh. Chữ La-tinh không phải là tiếng Anh hay tiếng Việt. Từ chữ Hán trong tiếng Việt không chỉ đơn giản là tên của một loại văn tự. Người không quen thuộc với khái niệm văn ngôn sẽ gọi ngôn ngữ của tác phẩm viết bằng văn ngôn là chữ Hán chứ không phải là văn ngôn.
- Theo bài PGS nói về đề xuất dạy chữ Hán: "Sao bắt con em ta học tử ngữ?" thì "PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Khoa Ngôn ngữ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH QGHN)" có nói: Đây là loại chữ tượng hình, phức tạp và cho đến bây giờ, người Trung Quốc cũng không dạy chữ Hán văn ngôn mà dạy chữ Hán bạch thoại. Bài viết bộc lộ một số nhận thức sai lầm của ông Đạt về ngôn ngữ và văn tự (xem thêm bài phê bình của Chu Mộng Long - Khoa học và phản khoa học – Trao đổi với ông Nguyễn Hữu Đạt) Ông Đạt cũng mắc lỗi dùng chữ Hán chỉ tiếng Hán.
- Đọc bài bạn dẫn thì tôi hiểu thứ bốn người được nêu trong đó thấy cần phải được dạy cho học sinh là:
- An Chi: Từ Hán Việt và văn ngôn. Nên dạy từ Hán Việt từ cấp tiểu học, nếu không thể thì ít nhất cũng phải là dạy từ cấp trung học cơ sở. Đến năm lớp 12, dạy văn ngôn ("chữ Hán" hoặc "tiếng Hán cổ" theo cách dùng từ của An Chi).
- Nguyễn Khuê: Từ Hán Việt và văn ngôn. Dạy từ Hán Việt trước, dạy văn ngôn ("chữ Hán", "Hán văn") sau. Khi dạy từ Hán Việt giải thích cho học sinh ý nghĩa, cách dùng từ Hán Việt, dạy học sinh chữ Hán dùng để viết từ Hán Việt học sinh được học.
- Đoàn Lê Giang: Văn ngôn ("chữ Hán")
- Dương Thành Truyền: Từ Hán Việt. Khi dạy từ Hán Việt cho học sinh cần dạy nghĩa, dạy cách dùng từ, dạy chữ Hán dùng để viết từ.
- An Chi, Nguyễn Khuê, Đoàn Lê Giang đều dùng chữ Hán theo cả nghĩa chỉ văn tự lẫn nghĩa chỉ ngôn ngữ.
- Dù là muốn dạy văn ngôn hay từ Hán Việt hay cả hai thì dạy chữ Hán chỉ là một phần của việc dạy học, giáo viên còn phải dạy ngữ nghĩa, dụng pháp, ngữ pháp. Dạy từ Hán Việt hay dạy văn ngôn thì không phải là chỉ có mỗi dạy tự dạng và cách viết chữ Hán. Gọi việc dạy văn ngôn, dạy từ Hán Việt là "dạy chữ Hán" là một cách diễn đạt không tốt. Không nên nhầm lẫn giữa văn tự với ngôn tự, dùng cùng môt từ chỉ cả văn tự lẫn ngôn ngữ.
- Có người muốn dạy văn ngôn, dạy từ Hán Việt, dạy văn ngôn và từ Hán Việt và diễn đạt việc dạy đó là "dạy chữ Hán" như thế thì tôi định sẽ chuyển mục đó sang bài Chữ viết tiếng Việt. Người đề nghị dạy văn ngôn, dạy từ Hán Việt, dạy văn ngôn và từ Hán Việt nhận định có hiểu biết về văn ngôn hoặc từ Hán Việt hoặc cả hai sẽ giúp hiểu đúng và dùng đúng từ Hán Việt trong tiếng Việt. Judspug (thảo luận) 10:33, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)