Bước tới nội dung

Thảo luận:Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 tháng trước bởi Future ahead trong đề tài Bút chiến

Câu hỏi (thôi vs. tước quốc tịch)

[sửa mã nguồn]

Bài này viết "...thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch..." có ai có thể giải thích sự khác biệt giữa "thôi quốc tịch" và "tước quốc tịch" không? Nếu viết được hai bài đó thì tốt hơn. Mekong Bluesman 19:51, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời


Theo Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 thì hai cái thuật ngữ này có thể hiểu như sau:

  • Thôi quốc tịch: là việc một công dân mất quốc tịch Việt Nam khi người đó muốn từ bỏ quốc tịch Việt Nam, làm đơn gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và được cơ quan này chấp nhận.

Những trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 24 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998):

  1. Đang nợ thuế hoặc nợ nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc công dân Việt Nam
  2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  3. Chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Toà án Việt Nam
  4. Đang là cán bộ, công chức hay đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
  5. Việc thôi quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia
  • Tước quốc tịch: là việc một công dân mất quốc tịch Việt Nam theo một quyết định có tính chế tài của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền do "có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 25 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998)

Trixtandevil 16:57, ngày 2 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đảng phái

[sửa mã nguồn]

Tôi bỏ phần Đảng đi vì ông nào cũng là Cộng sản cả. Thái Nhi 18:44, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao lại hủy phần sửa đổi của tôi đi? Theo chế độ độc đảng thì có ông nào là không đảng phái hoặc đảng khác đâu? Lại mất luôn cái khung của ông Triết rồi? Thái Nhi 09:51, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đã bỏ phần Đảng, ý kiến của tôi giống với ý kiến của Thái Nhi: tất cả đều là Đảng viên Đảng Cộng sản, thêm vào là thừa.Centur10n (thảo luận) 20:18, ngày 16 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lặp đi lặp lại trong bảng là thừa, nhưng khi các bạn bỏ đi thì cần thêm vào bài một câu, đại ý: "Các chủ tịch nước VNDCCH và CHXHCN VN đều là đảng viên Đảng CSVN." 123.19.32.249 (thảo luận) 02:21, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin lỗi nhưng quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng có thuộc Đảng phái nào không? Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 15:34, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Không đảng phái nào cả, ông Hồ dùng rất nhiều người không phải là cộng sản trong chính quyền.--Да или Нет (thảo luận) 15:36, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậy phần Đảng phái nên thêm vào vì có 1 Chủ tịch không Đảng phái. Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 13:36, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Về 1 số sửa đổi trong mục chung và mục "Nhiệm vụ và quyền hạn"

[sửa mã nguồn]

Bạn @Huyle92 ơi câu đầu tiên của mục chung: "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại theo Điều 86, Chương VI, Hiến pháp 2013" là như ngay trong câu đã nói, chiếu theo Điều 86 Hiến pháp 2013. Nên chi tiết "điều hành chính quyền, và là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của đất nước" bạn muốn thêm vào nên đặt ra 1 câu riêng vì nó ko hề có trong Điều 86 Hiến pháp 2013 như chính câu đó ghi, bị mâu thuẫn.
Và mục "Nhiệm vụ và quyền hạn", các thông tin viết nghiêng là những thông tin được quote hoàn toàn từ Điều 88 Hiến pháp năm 2013 như câu ngay phía trên đó đã viết: "Điều 88 Hiến pháp năm 2013[1] quy định:"; việc bạn rút gọn lại rất bất hợp lý và cần phải giữ nguyên các đoạn thông tin Điều 88 Hiến pháp 2013, nên mình đã undo sửa đổi đoạn này.
Và thông tin quyền "được miễn truy tố về các trách nhiệm hình sự ngoại trừ việc nổi dậy hoặc phản quốc." chỉ tồn tại trong Chế định Hiến pháp 1946, Hiến pháp sau này và HP 2013 hiện tại hoàn toàn ko có quyền miễn trừ này!

Chủ tịch nước là thành viên của những tổ chức nào?

[sửa mã nguồn]

Chủ tịch nước là Thành viên của Quốc hội. Chứ không phải là Thành viên của Đảng ủy Công an Trung ương. Chỉ có ông Trần Đại Quang mới là thành viên Đảng ủy Công an Trung ương.Future ahead (thảo luận) 08:32, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Căn cứ vào đâu để Ủy ban thường vụ Quốc hội lựa chọn ứng cử viên Chủ tịch nước

[sửa mã nguồn]

Theo luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ lựa chọn ra trong số đại biểu Quốc hội ứng cử viên Chủ tịch nước. Vậy tiêu chuẩn lựa chọn là như thế nào, và số lượng ứng cử viên là bao nhiêu người, có luật khống chế số lượng ứng cử viên Chủ tịch nước hay không? Ảnh hưởng của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam lên quyết định lựa chọn ứng cử viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội như thế nào?Future ahead (thảo luận) 09:14, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Thành viên của tổ chức nào

[sửa mã nguồn]

Chủ tịch nước là thành viên của những tổ chức nào? Chủ tịch nước là Thành viên của Quốc hội. Chứ không phải là Thành viên của Đảng ủy Công an Trung ương. Chỉ có ông Trần Đại Quang mới là thành viên Đảng ủy Công an Trung ương.

@Future ahead Tôi xin trả lời chung luôn:
1. Ở những nước theo CNXH hệ thống chính trị khác các nc tư bản và liên quan mật thiết tới bên Đảng, bạn ko thể bỏ nó ra ngoài lề đc cũng như ko thể cứ lấy mô hình tư bản để áp vào nó dù cũng có hành, lập, tư pháp. Hệ thống XHCN ngoài luật, hiến pháp còn phải căn cứ vào tổ chức Đảng nữa vì Đảng lãnh đạo chính quyền!
Chủ tịch nước bắt buộc phải thuộc BCHTƯ và BCT, vì do Ban Bí thư quyết định, BCH thống nhất, như mục "Quy trình, đề cử, bổ nhiệm" đã đưa ra quy trình kèm nguồn; Thủ tướng, Chủ tịch thậm chí còn phải nằm tới BTC chứ ko chỉ nằm trong BCH. Cái này ko được quy định trong luật và hiến pháp, nhưng nó phù hợp Điều 4 HP và là "luật bất thành văn" của bên tổ chức Đảng để điều hành Nhà nước, CP và QH (Quyết định về việc quản lý cán bộ của BCT năm 1992, vẫn còn hiệu lực: Điều 1. Đảng trực tiếp và thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ; bn cthể check lại). Bạn thử tìm xem các Chủ tịch nước, Thủ tướng từ khi thành lập nước CHXHCNVN tới nay có ai ko thuộc BTC, BCHTƯ?! Ko thuộc BCT, BCH làm sao mà đc Ban Bí thư quyết định, rồi trình cho BCH thông qua?
Ngoài ra, Bản mẫu "Infobox Political post" có mục "nominator" là mục "đề cử bởi", khác với "appointer" là "bổ nhiệm bởi" tại sao bạn ko dùng mà lại bỏ chung vào "appointer"?
Bạn nói "Chỉ có ông Trần Đại Quang mới là thành viên Đảng ủy Công an Trung ương" chứng tỏ bạn chưa tìm hiểu kỹ. Theo Điều lệ Đảng (Điều lệ Đảng chi tiết), Đảng ủy CATƯ do BCT chỉ định trong các ủy viên BCH, gồm cả người công tác trong và ngoài CAND; thông lệ trước giờ là có cả Chủ tịch nước và Thủ tướng chứ ko chỉ vì ông Trần Đại Quang làm trong CA mới vậy. Quân ủy Trung ương cũng tương tự như vậy. Bạn có liên kết link wiki Đảng ủy CATƯ trong khi ngay trog đấy có dẫn chứng ông Chủ tịch nc và Thủ tướng khóa cũ cũng nằm trong Thường vụ Đảng ủy CATƯ khóa cũ.
Vì những lý do đó, việc bổ sung các chức danh bên Đảng vào mục "member" hoàn toàn cần thiết với hệ thống chính trị VN.
2. Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua Đảng đoàn Quốc hội (chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư), bao gồm các ủy viên là các thành viên trọng yếu là: Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch, các ủy viên UBTV (Đảng đoàn QH wiki). Nghĩa là UBTVQH nhận sự quản lý từ Đảng đoàn Quốc hội của bên Đảng. Vì vậy, các đề cử các chức danh lãnh đạo cấp cao ko chỉ với Chủ tịch nước của UBTV ko thể khác danh sách đề cử do BCH thông qua. (Vẫn link trên về Quyết định về việc quản lý cán bộ của BCT năm 1992, ngay Điều 1. Đảng trực tiếp và thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, Khoản d nói: BCT, Ban Bí thư lãnh đạo công tác cán bộ ở các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân thông qua các đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc phù hợp với pháp luật của Nhà nước và điều lệ của đoàn thể nhân dân)
Còn tiêu chuẩn lựa chọn, số lg của UBTV ko phải phần tôi thêm do tôi chưa nghiên cứu vđề này, nếu tôi có tgian nghiên cứu thêm, tôi sẽ thêm kèm nguồn sau.
Ngoài ra, vì wiki là trag cộng đồng, ko của riêng 1 ai nên trước khi sửa đổi những phần ko chắc chắn, bạn nên tag họ vào mục thảo luận để tìm kiếm sự thống nhất rồi hẵng thay đổi. Và ngoài lề, nhưng mong bn khi sửa đổi trc lúc nhấn nút lưu trang hãy chọn nút xem lại để kiểm tra lại xem còn gì cần sửa chữa tiếp rồi hẵng lưu để hạn chế tối đa số lượt sửa. Bạn sửa nhỏ lẻ nhiều quá làm ko thể theo dõi đc!! ACoD29 (thảo luận) 15:08, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời
Trong điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi không thấy có chỗ nào nói Chủ tịch nước được chỉ định là thành viên Đảng ủy Công an Trung ương.Future ahead (thảo luận) 15:12, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời
Đây là một bài viết về Pháp luật, do đó mọi thông tin phải dựa trên Luật, cần trích dẫn rõ các điều luật nào. Thông tin không dựa vào luật thì chỉ có thể đưa vào phần bình luận.Future ahead (thảo luận) 15:22, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời
Dear bạn,
Về phần là thành viên của Đảng ủy CA và Quân ủy, tôi đồng ý sẽ chuyển xuống mục "Mối quan hệ với ĐCS" để cho an toàn, nhưng phần là thành viên của BCT và BCHTƯ ko thể bỏ đi như tôi đã nói: với hệ thống chính trị kiểu XHCN đặc thù của VN bạn làm sao tách đc chính quyền khỏi Đảng? Có vị Chủ tịch nước, Thủ tướng nào ko nằm trong BCT, BCH mà lại đc Ban Bí thư chọn rồi BCH biểu quyết thông qua chưa? đây là nguyên tắc để lãnh đạo chính quyền của Đảng như link "Quyết định về việc quản lý cán bộ" như tôi đã đưa trên (điều 1 khoản b: Các cơ quan lãnh đạo của Đảng quyết định phân công cán bộ và giới thiệu với Nhà nước, các đoàn thể nhân dân người giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính trị phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, đã được Hiến pháp xác nhận.)
Không phải tách nhưng cái gì cũng phải có quy trình và quy định của Pháp luật. Đảng Cộng sản chỉ có thể tác động theo cách nào đó mà thôi, ví dụ như độc quyền giới thiệu ứng viên (cần dẫn nguồn) để Quốc hội bầu. Bài này tốt nhất dựa trên Hiến pháp và Luật cho chính xác.Future ahead (thảo luận) 15:54, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tôi cũng sẽ bổ sung thêm các Luật vào mục "Quy trình đề cử, bầu và bổ nhiệm" sau khi nghiên cứu xong Nghị quyết của QH về vc bầu này ACoD29 (thảo luận) 15:49, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Quy trình bầu cử

[sửa mã nguồn]

Phải công nhận thành viên có tâm phác họa cái quy trình vô cùng phức tạp. Prof. Cheers! (thảo luận) 10:05, ngày 11 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thông tin sai sự thật

[sửa mã nguồn]

Thông tin "Chủ tịch nước tiếp theo là Nguyễn Xuân Phúc" là sai sự thật vì chưa đến ngày bầu cử Quốc hội khóa XV. Mình sẽ lùi sửa về phiên bản gần nhất nhé 171.255.64.19 (thảo luận) 15:01, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Câu hỏi

[sửa mã nguồn]

"Không có quy định pháp luật Chủ tịch nước phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng giai đoạn gần đây, Chủ tịch nước thường là một Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam." Cho hỏi giai đoạn gần đây là kể từ khi nào Elon Khoa (thảo luận) 02:43, ngày 22 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Không hợp nhất

[sửa mã nguồn]

2 chủ thể khác nhau, có quá nhiều khác biệt – Vẵng Đu (thảo luận) 08:01, ngày 16 tháng 4 năm 2023 (UTC)Trả lời

Đồng ý, Không hợp nhất vì hai chính thể khác nhau có hai bài khác nhau, không có lí do gì để hợp nhất hai nguyên thủ của hai chính thể đó.Future ahead (thảo luận) 16:55, ngày 7 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
Thế Tổng thống (Cộng hòa Liên bang Đức) Tây Đức với Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức là hai chính thể có lãnh thổ khác biệt, có bài riêng, chỉ chung quốc hiệu và hiến pháp có nên tách ra không vì quá nhiều khác biệt? – Hiếu 13:47, ngày 9 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
bạn nói chuyện đâu đâu vậy. Vấn đề tập trung ở bài này. Nếu đúng như lời bạn nói thì bài kia cũng tách riêng. – Future ahead (thảo luận) 12:10, ngày 10 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
Vấn đề chỉ tập trung ở bài này thì chế định chức danh Chủ tịch nước của Việt Nam năm 1976 được quy định bằng Hiến pháp 1959 của VNDCCH, hai miền được thống nhất với chế độ và Hiến pháp của VNDCCH, chỉ khác có quốc hiệu. Nếu tìm trường hợp tương tự có CHLB Đức Tây Đức và CHLB Đức thống nhất, cũng có quá nhiều khác biệt, là hai chủ thể khác nhau, nhưng thống nhất dưới chế độ và hiến pháp của Tây Đức. Tóm lại, Chủ tịch nước Việt Nam là Chủ tịch nước Việt Nam, nó được thay đổi qua Hiến pháp chứ không phải qua bài viết trên Wikipedia, một danh sách chung mới là điều bình thường, còn việc tìm mọi lý lẽ để tách ra vì "khác biệt" nhưng không nói khác biệt cụ thể ở đâu mới là vấn đề. – Hiếu 16:16, ngày 10 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
Tóm lại là nói thế này cho bạn dễ hiểu, chừng nào mà hai bài "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" và bài "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" còn đứng riêng thì hai chức vụ chủ tịch nước của hai chính thể đó đứng riêng. Lý lẽ thì đã nói cả rồi. Có bài Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Đức – Future ahead (thảo luận) 19:37, ngày 12 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bút chiến

[sửa mã nguồn]

@Future aheadNguoiDungKhongDinhDanh: Đề nghị hai thành viên bút chiến thảo luận về mâu thuẫn tại đây. NHD (thảo luận) 17:09, ngày 21 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nội dung tôi xoá đều là bản sao gần như nguyên văn của các văn bản hành chính, thiếu trung lập hoặc không có tính bách khoa. Xem thêm thảo luận này. Danh tl 03:08, ngày 22 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời
có rất nhiều nguồn nhiểu nội dung, bài viết đã tồn tại nhiều năm, đột nhiên xóa trắng toàn bộ là không được. Trước hết đặt biển chỉ dẫn cần viết lại đoạn nào khúc nào. Có những mục buộc trích dẫn nguyên văn thì phải trích dẫn. Tóm lại trước khi bạn có thay đổi lớn như vậy thì phải thảo luận trước đã, chứ xóa hết thông tin như vậy là thiếu thiện chí. – Future ahead (thảo luận) 18:11, ngày 22 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời