Thảo luận:Chủ nghĩa dân tộc
Thêm đề tàiTên bài
[sửa mã nguồn]Nationalism là "chủ nghĩa quốc gia" hay "chủ nghĩa dân tộc". Tôi nghĩ nó là chủ nghĩa quốc gia vì nó có ý nghĩa toàn thể người dân (các dân tộc) trong cùng 1 quốc gia hơn là chủ nghĩa dân tộc nghe có vẽ hạn hẹp? Lê Sơn Vũ (thảo luận) 13:22, ngày 27 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Các tài liệu tôi có đều dịch "nationalism" thành "chủ nghĩa dân tộc". GV (thảo luận) 13:29, ngày 27 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Sự liên hệ với CNCS
[sửa mã nguồn]Chủ nghĩa cộng sản thường lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để đạt mục đích của mình. Nhiều người tự nhận là cộng sản và đấu tranh cho lý tưởng cộng sản nhưng kỳ thực họ đang đấu tranh vì tình yêu quê hương. Tình ái hữu giai cấp không thể bằng tình yêu giống nòi. Ví dụ điển hình là mặc dù Liên Xô, Ba Lan, TQ, VN trong cùng thời kỳ đều là các nhà nước cộng sản nhưng họ tranh chấp chủ quyền rất ác liệt. Trong trận Chiến tranh Ba Lan-Xô viết, mặc dù Liên xô sang đánh với khẩu hiệu giải phóng giai cấp công nông Ba Lan nhưng lại bị nhân dân Ba Lan đoàn kết đánh trả lại. Do đó, dù với khẩu hiệu Vô sản các nước đoàn kết lại, nhưng ko nước nào chịu mất một tấc đất. Liên xô thì toàn hưởng lợi vì trong thời kỳ Cộng sản, lãnh thổ được mở rộng rất nhiều, sang cả các dân tộc khác. Cuộc chiến Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất, với hàng triệu người hy sinh không phải vì lý tưởng cộng sản, mà là tình cảm giống nòi, tình cảm dân tộc. Vì vậy, tôi nghĩ nên có mục liên hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản và sự nhập nhằng giữa chúng.--Goodluck (thảo luận) 07:42, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Mục đích của CNCS là nhằm thiết lập một xã hội tốt nhất cho các dân tộc. Việc lợi dụng chủ nghĩa dân tộc thì ai làm cũng được, không nhất định phải là người theo CNCS, như những người theo chủ nghĩa phát xít là một ví dụ. Sa Long Cương (thảo luận) 07:53, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Ý của tôi không mang tính khẳng định tổng quát. Nếu bạn có điều kiện thì cứ qua bài CN phát xít mà thêm phần liên hệ. Tôi đang bàn về cách phát triển bài này. Nếu bạn muốn thì cùng phát triển với tôi cái mục đó--Goodluck (thảo luận) 07:58, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Việc lợi dụng là do con người chứ tự bản thân chủ nghĩa nó không lợi dụng gì cả. Một người theo CNTB vẫn có thể lợi dụng CNDT. Một người thời phong kiến theo Khổng giáo cũng có thể lợi dụng CNDT. Nếu muốn nói về sự liên quan giữa CNDT và một số chủ nghĩa khác, thì chỉ có thể nói chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Sô vanh, chủ nghĩa Bài Do Thái v.v. là còn có liên quan, còn những chủ nghĩa khác quá xa để có thể liên hệ trong bài. Sa Long Cương (thảo luận) 08:05, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Xa hay gần hay gì nữa thì còn đợi người viết họ đưa lý lẽ với dẫn chứng thế nào. Chưa biết ngô khoai gì mà phán xa không cần viết tôi e không ổn. Tóm lại, mọi người được tự do đóng góp. Bạn cho tôi hỏi thăm chút, mấy bài về nhân quyền Hoa Kỳ như tội ác, thí nghiệm vô nhân đạo hay gì nữa là chủ đề bạn yêu thích ra sao rồi? (vì tôi thấy bạn cứ hay dẫn interwiki từ bên eng sang, nên nghĩ chắc bạn có kế hoạch dịch và mở rộng tiếp. Tôi chỉ mới dịch sơ khai, chắc bạn đã hoàn chỉnh nó lắm rồi)--Goodluck (thảo luận) 08:22, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Việc lợi dụng là do con người chứ tự bản thân chủ nghĩa nó không lợi dụng gì cả. Một người theo CNTB vẫn có thể lợi dụng CNDT. Một người thời phong kiến theo Khổng giáo cũng có thể lợi dụng CNDT. Nếu muốn nói về sự liên quan giữa CNDT và một số chủ nghĩa khác, thì chỉ có thể nói chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Sô vanh, chủ nghĩa Bài Do Thái v.v. là còn có liên quan, còn những chủ nghĩa khác quá xa để có thể liên hệ trong bài. Sa Long Cương (thảo luận) 08:05, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Ý của tôi không mang tính khẳng định tổng quát. Nếu bạn có điều kiện thì cứ qua bài CN phát xít mà thêm phần liên hệ. Tôi đang bàn về cách phát triển bài này. Nếu bạn muốn thì cùng phát triển với tôi cái mục đó--Goodluck (thảo luận) 07:58, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)
goodluck đã xóa thảo luận này của vài tv vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào một thời điểm nào đó. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Nếu các bạn muốn viết một tiểu mục trong bài thì đưa nội dung, chú thích vào rồi thảo luận phần nào đưa vào phần nào không. Chứ đừng thảo luận kiể phố-rùm như thế sẽ bị xóa hết.--Happy New Year! 06:19, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Đề nghị so sánh giữa hai bản hai thứ tiếng
[sửa mã nguồn]Bản tiếng Việt dịch không đúng, lại sử dụng references sai của bản tiếng Anh, đề nghị check lại không tôi sẽ xóa và dịch lại, hoặc xóa references sai. Ví dụ ngay câu đầu, reference đã sai Itolemma (thảo luận) 05:31, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Vì đây là một bài đã tồn tại lâu năm, đề nghị bạn giải thích và dẫn chứng rõ ràng cụ thể bài trước dịch sai, ref sai chỗ nào để các thành viên thấy được. Nếu không thuyết phục có thể sẽ bị lùi lại. TBD (thảo luận) 05:45, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Tôi thử kiểm tra lại các references (chú thích) của các ý trong bài, bài tiếng Việt đều sử dụng 100% chú thích của bản tiếng Anh. So sánh chú thích của bản tiếng Anh và ý trong bản tiếng Anh mà chú thích đó muốn minh họa, so với ý của bản tiếng Việt, thấy bản tiếng Việt cắm chú thích rất bừa bãi, đa số không hề đúng như trong bản tiếng Anh. Dịch sai ý của bản tiếng Anh, hoặc tự ý lấy ý ở nơi khác đưa vào, sau đó cắm chú thích của bản tiếng ANh vào. người đọc nếu không lưu ý, truy nguồn, sẽ không phát giác ra. Điều này cho thấy thái độ rất coi thường người đọc của người viết chủ đề này.
Theo tôi, tốt nhất là xóa bản tiếng Việt, dịch lại nguyên gốc của bản tiếng Anh. Hoặc phải bổ sung cites của bản tiếng Việt. Vấn đề là niềm tin của chúng ta bị lừa dối, thì không chắc là nội dung của bản tiếng Việt có thật sự đúng không Itolemma (thảo luận) 05:54, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Vì sao bạn cho đây là một bản dịch từ tiếng Anh mà không phải các thành viên tự phát triển?
- Đây là một bài viết đã được phát triển và tồn tại từ lâu, không nghe ai nói gì. Đề nghị bạn trích dẫn một vài ví dụ cụ thể, không nên nói suông chung chung. TBD (thảo luận) 05:59, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Hiện tôi đang có việc. Đề nghị bạn nào biết tiếng Anh kiểm chứng lại xem Itolemma có nói đúng hay không. TBD (thảo luận) 06:07, ngày 6 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Hóa ra bạn không biết tiếng Anh à? Itolemma (thảo luận) 00:03, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Đề nghị bạn đọc kỹ. TBD (thảo luận) 00:07, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm rất rộng, với những biểu hiện rất khác nhau ở những khía cạnh khác nhau. Không nên quy chủ nghĩa dân tộc với nghĩa chính trị. Trong khi phong trào "chủ nghĩa quốc gia" ở VN lại là 1 phong trào chính trị. Không nên đưa vào những cảm nhận chủ quan trong khi đề tài CNDT là 1 vấn đề rất rộng. Những sửa lại đã bóp méo nội dung tôi viết, vừa ko khách quan, ko đầy đủ, và mang màu sắc tuyên truyền, trong khi tôi chỉ giới thiệu cách lý giải về chủ nghĩa quốc gia của 1 thời, mà nó hay được xem là 1 nhánh của CNDT, chứ ko bình luận thêm. chúng ta biết tôn trọng sự thật khách quanTuantintuc17 (thảo luận) 12:30, ngày 8 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Bạn không nên đưa một phong trào chính trị tại VN vào phần định nghĩa chủ nghĩa dân tộc. Nên tách ra. Yeuem123 (thảo luận) 14:28, ngày 8 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Định nghĩa chủ nghĩa dân tộc chỉ có 1 câu đầu. Các nội dung phía dưới là các phần chi tiết hay liên quan, chứ ko phải định nghĩa. chủ nghĩa dân tộc ko phải lúc nào cũng là có tính chính trị, ví như bạn thích nghe nhạc Việt hơn nhạc ngoại, bạn được xem là người theo CNDT, bạn thích ăn phở hơn ăn bánh mỳ, cũng có thể xem bạn là theo chủ nghĩa dân tộc. Nhưng CNDT ko đồng nghĩa đối lập với chủ nghĩa quốc tế. Còn cái mà yooi bổ sung vào là giải thích về một thời người ta dùng cái từ chủ nghĩa quốc gia như thế nào. Nếu tách ra như bạn thì ko bao hàm được cái sự rộng lớn của rất nhiều các phong trào dân tộc (quốc gia) trước, đồng hành, và sau đó, sự đa dạng keer cả về c trị, k tế hay v hóa. Phần tôi viết bao giờ cũng rất chăm chút, rất khoa học, chứ ko phiến diện và mang tính "chính trị hóa", phục vụ cho các mục đích chính trị. Đừng mất thời gian đi sửa người khác, có gì hay thì bổ sung cho wiki Tuantintuc17 (thảo luận) 08:28, ngày 9 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Không ai lại đưa 1 case study vào phần definition hết. Trong khoa học không ai làm vậy. Yeuem123 (thảo luận) 08:31, ngày 9 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Bạn thích viết gì thì viết đừng có sửa của người khác mà ko qua thảo luận. Như đã nói CNQG, hay CNDT là 1 khái niệm rộng, bạn đừng ôm hết 1 cái nhóm đó vào thành 1 phong trào quốc gia duy nhất của VNTuantintuc17 (thảo luận) 08:33, ngày 9 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Vậy đặt nó tên khác chứ không đưa vào định nghĩa. Yeuem123 (thảo luận) 08:34, ngày 9 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Định nghĩa CNDT chỉ có 1 câu đầu mà thôi. Bạn không thể nói 1 khuynh hướng đại diện cho tất cả các khuynh hướng được. Có hàng trăm hàng nghìn khuynh hướng đủ để nói là theo CNDT hay QG (trong 1 lúc nào đó). Nói chung nên tập trung viết cái gì mới, chứ ko nên săm soi sửa chữa của người khác mà ko có chứng cớ. Tạm biệtTuantintuc17 (thảo luận) 08:41, ngày 9 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Tôi đã đưa qua bài Pháp thuộc. Bạn qua đó viết tiếp nha. Yeuem123 (thảo luận) 11:06, ngày 9 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Hình như là người quen chỉ chuyên đi sửa, chọc, chứ chẳng mấy khi viết thêm. Tốt nhất bạn nên tìm tư liệu viết bài cho wiki hơn là làm mất thời gian của người khác. Bạn đưa sang Pháp thuộc cũng được, nhưng thời Pháp thuộc, hàng trăm xu hướng chính trị khác nhau, từ 1858-1862 đến 1945, viết thế có lệch không? Tôi cũng sửa lại chút cho đầy đủ lý lẽ. Đừng nên làm mất thời gian của người khác nhiều. Cám ơnTuantintuc17 (thảo luận) 09:45, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Tôi đề nghị sửa Lý giải chủ nghĩa quốc gia thập niên 1930 tại Việt Nam -> Chủ nghĩa quốc gia tại Việt Nam Yeuem123 (thảo luận) 10:42, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Đổi tên bài thành Nationalism
[sửa mã nguồn]Dân tộc và Quốc gia là hai khái niệm khác nhau. Bài này vừa nói về chủ nghĩa dân tộc, vừa nói về chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quốc dân, nên không thể để tên là chủ nghĩa dân tộc. Đây là thuật ngữ khoa học chính trị nguồn gốc phương Tây, cũng giống như từ Internet, hạt quark, electron,... là một từ riêng, duy nhất, ngắn gọn, không thể dịch hay thay thế bởi các cụm từ Hán Việt quá dài (vốn là phiên âm của tiếng Tàu, số lượng biến thể quá nhiều và không thống nhất, chiều dài quá dài quá nhiều âm tiết), hay thay thế bởi phiên âm từ thuật ngữ gốc (không cần thiết và quá dài, không chính xác). Các wiki khác đều không dịch thuật ngữ khoa học, kể cả Hàn Quốc. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 22:01, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Nếu có nguồn hàn lâm trong tiếng Việt sử dụng mấy từ "nationalism" hay "internationalism" trong tài liệu tiếng Việt thì đổi, nếu không thì khỏi bàn. NHD (thảo luận) 03:19, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Nếu không đổi được thì tách thành bài riêng có tên Nationalism. Vì bài Nationalism dịch từ tiếng Anh, bê từng định nghĩa một.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 03:23, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Đoạn đầu IP viết
[sửa mã nguồn]Đoạn này không ăn nhập bất cứ gì cả với đoạn mở đầu của bài. Bài này không phải bài nói về Việt Nam mang tầm nhìn hẹp. A l p h a m a Talk 05:39, ngày 22 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- Không phải là tầm nhìn hẹp, mà cần phân biệt thế nào là country/pays, nation/ethnie, patriot/patrie rồi từ đó đi vào khái niệm. Dân tộc và quốc gia là khác nhau, cái đó người nào cũng biết. Ở phương Tây có rất nhiều Đảng mang tên Đảng Nation, nhưng không có đảng nào mang tên Đảng Country cả. Vì sao ? Tại sao ở VN hay dịch đảng quốc xã (Hitler) mà không dịch là đảng dân xã ? Chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm phần lớn là cánh hữu, nhưng cũng đáng kể có cánh tả (trên 1 số phương diện). Còn chủ nghĩa quốc gia, là một khái niệm mơ hồ hơn, kiểu như anti-Internationalism. Nó gắn với cánh hữu và chống lại cả chủ nghĩa xã hội, cộng sản, vô chính phủ, nhiều hệ tư tưởng khác.v.v. Ở phương Tây không có cái tư tưởng được xem dưới góc độ khoa học gọi là countrism gì đó, mà chỉ có nationism. Vậy tại sao lại có cái từ chủ nghĩa quốc gia ở đâu đó, thì chỉ là một sự nổi lên của một phong trào để chống lại một phong trào khác. Và từ đó những khái niệm người quốc gia, người cộng sản, người quốc tế, người xã hội nọ kia, mà nó có thể là những người không hoàn toàn cùng 1 hệ tư tưởng xác định rõ nét. Ví dụ Huỳnh Thúc Kháng cũng có thể gọi là người quốc gia, Bảo đại cũng vậy, ông Diệm cũng vậy, nguyễn thái học cũng vậy.... còn hệ tư tưởng được coi là quốc gia theo nghĩa hẹp thì đã có trình bày ở dưới. còn yêu nước thì quá dễ hiểu, như tôi nói tôi yêu đất nước tôi, tôi thích thăm chỗ nọ chỗ kia, thích hôn lên màu cờ, thích đến sân cổ võ bóng đá cho đội VN, thích treo cờ tổ quốc ở nhà, tôi đi làm nước ngoài đem tiền về cứu trợ người nghèo ở VN....Ở Mỹ, 2 đảng lớn mang tên Cộng hòa, Dân chủ, và không có đảng nào lấy tên là đảng Dân tộc, nhưng không thể nói đảng viên của 2 đảng đó, dù là khuynh tả hay khuynh hữu là không yêu nước. Chủ nghĩa dân tộc như trinh bày không phải là tầm nhìn hẹp, mà là tầm nhìn rộng, thể hiện chính sách trên rất nhiều phương diện. Còn chủ nghĩa quốc gia thì như tôi đã nói, là ở nước ngoài tôi chưa thấy từ tương đương, nên chỉ lấy quan điểm sẵn có ở Việt Nam. Đây chỉ là 1 sự nhấn mạnh, chứ không thể hiện 1 tư tưởng rõ nét như chủ nghĩa dân tộc. Bạn nên đọc lại, tôi cũng đang định sửa lại rất nhiều khái niệm khác nhưng nó làm tôi mất hứng.
"Ở Việt Nam hay có sự nhầm lẫn giữa chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa yêu nước. Nationalism hay được dịch ra là chủ nghĩa dân tộc, nhưng đôi khi cũng được dịch là chủ nghĩa quốc gia, cho dù dân tộc và quốc gia là hai khái niệm khác nhau. Theo quan điểm chính thống của nhà nước Việt Nam, thì nationalism là chủ nghĩa dân tộc. Đây là một hệ tư tưởng chính trị đủ để đứng độc lập phân biệt với các hệ tư tưởng chính trị khác, và thể hiện cụ thể qua các chính sách đối nội, đối ngoại, thể hiện trên cả phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ tư tưởng này không có nghĩa "vì dân tộc mình" (cũng như không nên hiểu máy móc chủ nghĩa tư bản là "vì tư bản", hay chủ nghĩa xã hội là "vì xã hội"), mà là mang đặc trưng dân tộc, tính chất dân tộc, và không có nghĩa là chắc có lợi cho toàn thể dân tộc. Còn chủ nghĩa quốc gia là một khái niệm ra đời thập niên 1920 ở Việt Nam, như là một phong trào phản đối chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa đại đồng rất mạnh trên thế giới lúc bấy giờ (và cả ở Việt Nam). Các đảng phát xít hay được gọi là đảng Quốc gia, chứ không gọi là đảng Dân tộc (đây là một lối dịch). Trên thực tế chủ nghĩa quốc gia là chủ nghĩa có tính chất nhấn mạnh chống chủ nghĩa quốc tế - đại đồng, xã hội đa văn hóa, hay là một tập hợp của nhiều người có các khuynh hướng chính trị khác nhau nhưng có chung tư tưởng chống chủ nghĩa quốc tế- đại đồng. Như vậy nhìn vào khái niệm, chủ nghĩa quốc gia không định được rõ nét đường lối như chủ nghĩa dân tộc. Còn chủ nghĩa yêu nước (patriotism) là biểu hiện về mặt tâm trí, hay lời nói,... thể hiện lòng yêu nước, tức là phương diện tình cảm, không phải là hệ tư tưởng chính trị. Từ yêu nước có thể thúc đẩy một cá nhân có hành động chính trị nào đó, nhưng không nhất thiết phải là theo chủ nghĩa dân tộc. Tức là một người yêu nước không cần thiết phải theo chủ nghĩa dân tộc, và ngược lại một người có đường lối dân tộc chủ nghĩa không chắc chắn là một người yêu nước. Ví dụ phong trào ly khai ở một số nước của một số cộng đồng sắc tộc nhất định có thể gọi là mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa, nhưng không gọi là yêu nước. Ví dụ nhiều người Hoa, người Pháp ở nước họ hay tôn vinh tiếng nước họ, chống học, nói tiếng Anh, là một biểu hiện của tinh thần dân tộc, nhưng không có nghĩa có lợi cho cả dân tộc, hay đó là biểu hiện "chủ nghĩa quốc gia", và cũng không hẳn là chắc do động cơ yêu nước.
Dân tộc (nation) là để chỉ một cộng đồng người có cùng chung một huyết thống, một lịch sử lâu đời hay một nền văn hóa.
Quốc gia (country) là để chỉ một lãnh thổ nhất định có đường biên giới với các lãnh thổ khác, có nhà nước cai trị có tính độc lập với các nhà nước khác
Người Yêu nước (patriot, patrie), "yêu" là tính từ, là thể hiện về tình cảm, "nước" có thể là quốc gia nhưng patriot hay được hiểu là Tổ quốc (dịch từ patrie tiếng Pháp) "
- Điều bạn ghi ra giống như cảm tính cá nhân của bạn, ở Wikipedia nên có nguồn minh chứng. Bạn nên làm việc theo cách này thì tốt hơn. Tôi vẫn giữ quan điểm bạn ghi đoạn đó vào đầu bài là kiểu râu ông này cắm cằm bà kia. A l p h a m a Talk 07:42, ngày 22 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- B ài bên Chủ nghĩa vô chính phủ chính bạn đã chấp nhận nội dung tôi đưa vào nhưng sao bạn lại bỏ đi, còn những nội dung khác có đúng thì cũng nên giữ lại, mà tôi không viết. Không thích sửa bài dựa theo lý lịch thành viên. Còn bài này thì bạn nhầm về những gì tôi viết. Chủ nghĩa dân tộc là liên quan đến đường lối chính sách. Tôi đọc bài Nationalism thì không có chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quốc tộc gì cả. Những gì tôi viết đều bám vào sườn hiểu nationalism theo Tiếng Anh đã viết, tức liên quan nhận diện dân tộc để có chính sách phù hợp với dân tộc, theo nhận định chủ quan của chính trị gia. Chứ không phải là viết chủ nghĩa dân tộc theo lập trường của nhà nước Việt Nam. Còn chủ nghĩa quốc già là một số người tự cho họ là thế, chứ không phải nhà nước VN hiện nay đặt cho, nhưng cũng có những người không nhận nhưng người khác cho là vậy. Cũng như dân túy vậy, không nhận mà hay bị gán ghép. Ví dụ chống học ngoại ngữ, để duy trì bản sắc dân tộc cũng là chủ nghĩa dân tộc, và cái đó là chính sách, là chính trị, không liên quan vấn đề có yêu nước hay không, hay là khái niệm liên quan đến ranh giới lãnh thổ. Khu tự trị Đồi Capitol (CHAZ, CHOP), một khu tự trị tại Capitol Hill, thành phố Seattle, Mỹ của những người cực tả (cánh tả) chống phát xít, chống phân biệt chủng tộc tham gia Biểu tình George Floyd thiết lập từ 8 tháng 6 năm 2020 là một mô hình vô chính phủ, CHAZ quản lý trên cơ sở đồng thuận của tất cả những người thiết lập, không có chính quyền (nhà nước), không có cảnh sát... Tổng thống Donald Trump gọi những người này là "những người vô chính phủ xấu xí ". [1][2]
- Bạn IP trên viết đúng khoảng 70% thôi, chứ không đúng hoàn toàn. Chủ nghĩa dân tộc có nhiều nghĩa nhưng nó rất dế hiểu, đôi khi nó thể hiện một cách Vô Thức. Dân tộc, quốc gia và chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước là khái niệm của người phương Tây vẽ ra, và nó du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20. Chủ nghĩa dân tộc có cánh tả và cánh hữu. Chủ nghĩa dân tộc cánh tả tương thích với chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa đại đồng, hay còn đựoc gọi là chủ nghĩa yêu nước theo cách hiểu của những người cánh tả, hay nói khác đi là chủ nghĩa quốc gia ôn hòa, chủ nghĩa dân tộc ôn hòa. Chủ nghĩa dân tộc cánh hữu hay nhấn mạnh đến State, vì thế có khái niệm National State, tức dân tộc và nhà nước cấu thành nên Country. Với cách hiểu này chủ nghĩa dân tộc cũng là chủ nghĩa quốc gia, và theo cách hiểu của những người cánh tả thì đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hay chủ nghĩa yêu nước cực đoan. Nhưng ngay những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu cũng hay chia thành hai dạng là chủ nghĩa dân tộc bảo thủ và chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát triển thành chủ nghĩa phát xít /quốc xã. Hiện nay thì có một phong trào dân tộc chủ nghĩa gắn với chủ nghĩa Dân Túy đang nổi lên mà đặc trưng của nó là 'khuếch trương tinh thần Dân tộc Chủ nghĩa, như là 1 chiêu bài chính trị để lấy lòng các cử tri hay tầng lớp Bình Dân, họ hay có xu hướng chống Toàn Cầu Hóa Tư bản CN, khơi ngợi niềm tự hào dân tộc nhắc nhở quá khứ hào hùng của dân tộc trong 1 giai đoạn nào đó của lịch sử. Những đại diện như Putin ở Nga, D.Trump ở Mỹ, Tập Cận Bình ở Trung Quốc, Nicolás Maduro ở Venezuela, Taiip Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jair Bolsonaro ở Brazil, Rodrigo Duterte ở Philippines, Narendra Modi ở Ấn Độ.v.v Như Trump đựa khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết" nhắm vào các cử tri da trắng thuộc tầng lớp bình dân mà họ cho là sự đe dọa của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, làn sóng nhập cư đối với công việc của họ. Tóm lại hiểu một cách nôm na thì chủ nghĩa dân tộc cánh tả là chủ nghĩa yêu nước, còn chủ nghĩa dân tộc cánh hữu là chủ nghĩa quốc giaThuvan1980 (thảo luận) 06:24, ngày 4 tháng 7 năm 2020 (UTC)
- B ài bên Chủ nghĩa vô chính phủ chính bạn đã chấp nhận nội dung tôi đưa vào nhưng sao bạn lại bỏ đi, còn những nội dung khác có đúng thì cũng nên giữ lại, mà tôi không viết. Không thích sửa bài dựa theo lý lịch thành viên. Còn bài này thì bạn nhầm về những gì tôi viết. Chủ nghĩa dân tộc là liên quan đến đường lối chính sách. Tôi đọc bài Nationalism thì không có chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quốc tộc gì cả. Những gì tôi viết đều bám vào sườn hiểu nationalism theo Tiếng Anh đã viết, tức liên quan nhận diện dân tộc để có chính sách phù hợp với dân tộc, theo nhận định chủ quan của chính trị gia. Chứ không phải là viết chủ nghĩa dân tộc theo lập trường của nhà nước Việt Nam. Còn chủ nghĩa quốc già là một số người tự cho họ là thế, chứ không phải nhà nước VN hiện nay đặt cho, nhưng cũng có những người không nhận nhưng người khác cho là vậy. Cũng như dân túy vậy, không nhận mà hay bị gán ghép. Ví dụ chống học ngoại ngữ, để duy trì bản sắc dân tộc cũng là chủ nghĩa dân tộc, và cái đó là chính sách, là chính trị, không liên quan vấn đề có yêu nước hay không, hay là khái niệm liên quan đến ranh giới lãnh thổ. Khu tự trị Đồi Capitol (CHAZ, CHOP), một khu tự trị tại Capitol Hill, thành phố Seattle, Mỹ của những người cực tả (cánh tả) chống phát xít, chống phân biệt chủng tộc tham gia Biểu tình George Floyd thiết lập từ 8 tháng 6 năm 2020 là một mô hình vô chính phủ, CHAZ quản lý trên cơ sở đồng thuận của tất cả những người thiết lập, không có chính quyền (nhà nước), không có cảnh sát... Tổng thống Donald Trump gọi những người này là "những người vô chính phủ xấu xí ". [1][2]
Trung Quốc
[sửa mã nguồn]Chủ nghĩa dân tộc hiện đại của Trung Quốc có từ thời nhà Minh? – 2001:EE0:41C1:F2A6:F136:1EB7:37AE:A078 (thảo luận) 14:02, ngày 22 tháng 6 năm 2022 (UTC)
- ^ “Thị trưởng Seattle: Người biểu tình lập 'khu tự trị đồi Capitol' là yêu nước”. Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Seattle mayor blasts Trump's threat to 'take back' the city after protesters set up 'autonomous zone'”. Washington Post. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.