Thảo luận:Chủ nghĩa Marx/Lưu1
Thêm đề tàiChưa có tiêu đề
[sửa mã nguồn]Tôi muốn thảo luận dưới bất kỳ hình thức nào vơi người đẫ viết phần này. Hộp thư điện tử của tôi: nguyentangdu@gawab.com.
Chống lại các tư tưởng phiếm diện về chủ nghĩa Marx
[sửa mã nguồn]Tác giả viết "đánh giá về học thuyết Marx" đã có cái nhìn quá phiến diện về học thuyết này. Thứ nhất, bởi đây là phần đánh giá nên mọi đánh giá cần phải toàn diện,chính xác,trên mọi góc độ và mọi khía cạnh. Nếu học thuyết của Mác là suy tàn là sụp đổ thì lẽ dĩ nhiên trường đại học Havard không mở một khoa Mac-Lênin để nghiên cứu học thuyết của những vị vĩ nhân này. Thứ hai,bạn hoàn toàn không có một cơ sở nào để nhận định rằng học thuyết của Mác là sụp đổ hay suy tàn. Nếu công trình của Mác đồ sộ với lí luận vững chắc thì nhận định của bạn quá ư lỏng lẻo và thiếu cơ sở.Hãy cùng phân tích để mọi người cùng rõ: 1.Mác không khinh miệt các tư tưởng về CNXH khác bởi chính học thuyết của ông cũng dựa trên các học thuyết CNXH cổ đại.Học thuyết Mác không phải dựa trên ý muốn chủ quan của ông mà nó là sản phẩm khách quan của thời đại và là sự tiếp thu có chọn lọc các học thuyết khác. Chắc chắn điều đó thể hiện rõ ràng qua ba quy luật:quy luật lượng chất,quy luật mâu thuẫn,quy luật phủ định của phủ định trong mảng triết học. Tuy nhiên ông không đồng tình với học thuyết khác ví dụ như tác phẩm chủ nghĩa xã hội không tưởng...vì bản thân các tác phẩm này mang tinh thần cải lương.Họ đã xây dựng được mô hình xã hội XHCN một cách khá hoàn hảo nhưng con đường để tiến tới thì hoàn toàn "không tưởng".Họ cho rằng có thể thuyết phục các nhà tư bản tăng lương cho công nhân,giảm giờ làm...để trích một phần trong những lợi nhuận khổng lồ của chúng để trang trải cho người dân lao động bị chúng giẫm đạp lên.Con đường để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa? Họ đã sa vào tư tưởng cải lương,dung hòa mâu thuẫn,không hiểu một cách kín kẽ cái họ đã tạo dựng. Đó là lí do Marx không đồng ý với các nhà tư tưởng trước ông. 2.Rõ ràng '''chủ nghĩa do Marx sáng tạo ra là khoa học'''.Nó được xây dựng bởi một hệ thống lí luận chặt chẽ và được chứng minh qua lịch sử lâu dài.Hơn nữa,để minh chứng cho lí luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...,ông đã xây dựng 3 môn nền tảng là triết học,kinh tế chính trị học,chủ nghĩa xã hội khoa học.Và ông coi 3 mảng này là môn khoa học chứ không chỉ riêng chủ nghĩa xã hội khoa học.Dĩ nhiên,cả 3 mảng nền tảng này đều chứa đựng quan điểm của ông về việc sự thay thế phương thức sản xuất XHCN cho phương thức sản xuất TBCN. 3.'''Xã hội TBCN là một xã hội đầy bất công'''.Nhiều người nhìn vào nước TBCN và khẳng định là không còn bóc lột và tin rằng CNTB là nấc phát triển cuối cùng.Nhưng vấn đề ở đây là những con người đó đã có cái nhìn vô cùng hạn hẹp.Rõ ràng trong thời kì CNTB cổ điển thì phương thức bóc lột m là phương pháp bóc lột m tuyệt đối nhưng sau đó do phản ứng mạnh mẽ của làn sóng công nhân nên chúng đã chuyển dần sang hình thức bóc lột khác.Và mỗi lần như vậy hình thức bóc lột của chúng càng tinh vi hơn.Giống như những con rắn trong câu chuyện Adam và Eva,sau mỗi lần thất bại chúng càng cố gắng tìm mọi cách để vừa đạt được mục đích vừa gây dựng lại hình ảnh. Hiện nay chúng đang che đậy bản chất bóc lột bằng hình thức quốc tế hóa lao động.Đáng lẽ ở nước mình,chúng phải trả trung bình 4000$/1 công nhân nhưng nhờ quốc tế hóa lao động nên chúng chỉ phải trả 1/20 số tiền ở nước như Vietnam,Trung Quốc,châu Phi...Đây là một hình thức bóc lột.Có nhiều người sẽ nói là nó tương xứng với mức sống ở đất nước đó nhưng bạn hãy nhìn ở khía cạnh khác:môi trường, khối lượng công việc,tốc độ lao động,tệ nạn xã hội,số lượng người thất nghiệp...Chẳng phải đây là một hình thức bóc lột hay sao? 4. '''Chắc chắn rằng vì sao Marx lại gọi CNTB là thối nát'''!Vì trong xã hội TBCN phân biệt giàu nghèo là vấn đề nổi cộm nhất.Lí do vì TLSX chỉ tập trung trong tay của một số người do vậy họ có quyền quyết định trong quản lí và phân công lao động xã hội.Điều này đã dẫn tới bất bình đẳng trong phân phối sản phẩm xã hội.Trong lúc tư bản đang ngày một lớn lên thì đồng nghĩa với người lao động ngày đang bần cùng tạo thành mảng tối sáng khác nhau trong xã hội tư bản.Vô đạo đức là tính chất của xã hội này bởi con người dẫm đạp lên nhau để sống,chỉ đầu tư vào các hoạt động xã hội khi thấy nó mang lại lợi ích cao nhất cho bản thân chúng. Tích lũy tư bản càng khiến bần cùng hóa giai cấp vô sản. 5. Bạn hãy ngồi đếm xem loài người đã mất bao nhiêu "năm" để chuyển từ phong kiến sang TBCN thì chúng ta cũng sẽ mất từng đó năm để chuyển sang XHCN và thậm chí còn lâu hơn.Và xin đính chính rằng Việt Nam cũng như Trung Quốc đi lên con đường CNXH từ một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua phương thức TBCN chứ không phải là "một nước công nghiệp kém phát triển nên cuộc Cách mạng xã hội mới thành công". Không phải cách suy diễn này hàm chứa trong đó ý tưởng của Mark rằng chủ nghĩa xã hội của ông sẽ "thay thế" chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn phát triển.mà chắc chắn rằng CNXH sẽ thay thế CNTB. Nói tóm lại,học thuyết Mác là một trong số những học thuyết tiến bộ nhất thời đại.Nó không chỉ mang lại cho nhân loại những tri thức đúng về thế giới,là vũ khí lí luận sắc bén của giai cấp công nhân mà nó còn định hướng sự phát triển của thế giới.
— thảo luận quên ký tên này là của Panpan (thảo luận • đóng góp).
Trước hết, tôi xin nói tôi không có kiến thức hiểu biết gì hết, những gì tôi nói chỉ là suy nghĩ cảm tính, và hầu hết những con người lao động chân tay hoặc trí óc ở mức độ chưa cao (có thể nói là tầm thường) đều có suy nghĩ như thế này.
Đúng, chủ nghĩa tư bản thực sự đúng là bóc lột, vì họ phân chia không công bằng cho người lao động. Người lao động được hưởng lương không xứng đáng với khối lượng của cải vật chất họ làm ra. Tuy nhiên, tại sao, công nhân người ta vẫn muốn làm cho họ ? Theo tôi nghĩ, ở nước ta, nhiều xí nghiệp nhà nước trả lương cho công nhân thật sự thấp, thấp hơn hẳn các công ty có vốn nước ngoài (dĩ nhiên có nhiều vấn đề tiêu cực của 1 số công ty như giám đốc đánh đập nhân viên, đó là mặt xấu của tư bản), đã gọi là công nhân là người ta nghĩ đến tầng lớp bần cùng rồi. Tại sao, không có sự bất công, bóc lột, mà họ vẫn khổ thế ? Có lẽ là do khả năng quản lý còn thấp kém, tác phong làm việc chưa khoa học, hiệu suất chưa được cao, vì thế nên mặc dù họ có đựơc chia sẻ công bằng hơn đi nữa, nhưng cơ cấu bộ máy tổng thể không được tốt thì lượng họ nhận đựơc so với sức lao động họ bỏ ra vẫn thiệt thòi hơn. Mua 1 chiếc xe tàu, với 1 chiếc xe nhật cùng loại, dĩ nhiên bạn ít phải tốn tiền cho chiếc xe nhật hơn nhiều nhưng những gì nó đem lại cho bạn, vẫn tốt hơn là chiếc xe tầu, việc tốn kém do nó chính là việc tốn kém của người mua sức lao động trả cho người lao động, còn sự hài lòng khi dùng xe là giống như sự hài lòng của người lao động.
người ta hơn nhau không phải là ở cái số đo chính xác cái lượng sức lao động làm ra, mà là làm nó như thế nào, hiệu quả cao không. Có những người giàu lên rất nhanh chóng chỉ vì 1 số ý tưởng độc đáo lóe ra, chả lẽ đó là sức lao động, hoàn toàn không phải, đó là sự sáng tạo + 1 chút may mắn. Của cải làm ra được, nó không phải là thứ gì đó mà chính xác như kiểu nhét mấy cân thịt vào thì ra bao nhiêu cái xúc xích, nó chỉ là sự tương đối, nhờ có sự tương đối đó mà những bộ óc lớn mới có thể trở nên vô cùng giàu có, mà bằng con đường chân chính, cùng 1 công sức bạn có thể làm ra 1 thứ gì đó, nhưng bên cạnh đó có thể phá tan mọi thứ.
có thể, tương lai của loài người là xã hội chủ nghĩa, đó là quy luật và có thể chứng minh được, nhưng hiện tại, cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta, liệu mình có chấp nhận thiệt thòi chỉ vì 1 cái gì đó mà còn rất xa mới tới không, bạn đáng sống trong thời phong kiến, và bạn tiên đoán trước là phong kiến sẽ bị tư bản lật đổ, bạn có muốn đứng lên làm ngay điều đó không, hay để quy luật tự vận động của xã hội khi hoàn cảnh thời cơ thực sự chín muồi, đúng lúc ??? Chắc chắn bạn sẽ bị xử tử v.v.... vì khi đó, chế độ phong kiến vẫn còn rất mạnh, hành động của bạn sẽ sai lầm hoàn toàn vì không đúng thời điểm, và thậm chí người dân cũng chả ai ủng hộ bạn vì họ chả biết bạn đang nhìn thấy cái gì ở tương lai
bạn nghĩ sao về điều này ? — thảo luận quên ký tên này là của 58.187.101.153 (thảo luận • đóng góp).
- Bạn vào nhầm chỗ rồi. Trang thảo luận này chỉ có mục đích giúp cho bài viết hoàn thiện hơn, chứ không phải là diễn đàn cho mọi thứ vấn đề. Mời bạn xem Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia. --Á Lý Sa (thảo luận) 14:41, 4 tháng 8 2006 (UTC)
Anh nên nhớ đất nước chúng ta mới chỉ đang trong thời kỳ quá độ, đương nhiên trong xã hội sẽ cùng tồn tại nhiều giai cấp, thành phần khác nhau, và việc hình thức san xuất theo lối tư bản có phàn nào lấn lướt về mặt hiệu quả kinh tế (không thể phủ nhận những ưu điểm trong quản lý của tư bản), nhưng suy cho cùng thì theo quy luật của biện chứng, giai cấp vô sản sẽ trưởng thành về mọi mặt trong xã hội, và chúng ta sẽ tiến đến cài đích cuói cùng là hình thái xã hội: chủ nghĩa cộng sản. Theo tôi nghĩ người viết bài này đã có phầm hơi cảm tính về chủ nghĩa xã hội khoa học, xin nhớ cho, chung ta nên viết các bài nhạy cảm như thế này bằng những ý kiến trung lập Tho lamhoc 03:31, 16 tháng 9 2006 (UTC)
Đánh giá về chủ nghĩa Marx
[sửa mã nguồn]Tôi đề nghị cắt bỏ ngay đoạn đánh giá về chủ nghĩa Mác. Bậy bạ,nếu nó sai thì ở VN là cái gì? Tôi đề nghị chỉ đưa thông tin, và không có bình phẩm bình pheo gì hết! Thêm nữa: CN Mác không phải là góp nhặt mỗi chủ nghĩa một ít, chủ nghĩa Mác là do 2 ông Mác và Ăng ghen nghĩ ra hoàn toàn trên cơ sở kế thừa những chủ nghĩa khác.Bài viết vừa rồi nghe cứ như là 2 ông Mác và Ăng ghen đi đạo văn của Hegel. Người Trung Lập 11:18, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Mọi người không cần phải tranh luận cái gì đúng hay sai đâu, chỉ cần đưa thông tin thế thôi, đánh giá thì biết thế nào là trung lập. Có người ghét, có người thích, biết thế đếch nào mà đánh giá.Người Trung Lập 11:23, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Trong các Wikipedia khác vẫn có những bài như en:Criticisms of Marxism, de:Kritik am Marxismus. Phan Ba 11:35, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Đề nghị chỉ đưa thông tin, không đánh giá về nó. Đây là wiki tiếng Việt, không phải của Đức. Người Trung Lập 11:37, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Tôi không đồng ý với việc ăn theo nói leo theo wiki khác. Đây là wiki của người Việt. Thêm nữa, VN là nước XHCN, nên không chấp nhận cách viết này. Chỉ có cách duy nhất là viết lại cho trung lập. Người Trung Lập 11:40, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Thêm nữa, VN là nước XHCN, nên không chấp nhận cách viết này
- sẽ nhiều người phản đối câu này. Wiki tiếng Việt là "để dành cho người dùng tiếng Việt" chứ không phải "thuộc sở hữu của nước VN".
- không đồng ý với việc ăn theo nói leo
theo wiki khác
- (Xóa bớt mấy chữ, tôi đọc nhanh quá nên sót, chính tôi cũng "ăn theo" en.wiki suốt)
- Tôi cũng vậy. Tôi thấy bài này một chiều. toàn thấy chê mà không nhắc đến điểm tích cực nào. Chẳng hạn, các nước Tây Âu có xã hội được như ngày nay (phúc lợi tốt, điều kiện xã hội tốt - ngay cả cho người nghèo..... ) mà không còn kinh khủng như thời của Marx là nhờ có hoạt động của phong trào dân chủ xã hội (cách mạng chậm thay vì dùng vũ lực). Nhưng chính phong trào này lại bắt nguồn từ chủ nghĩa Marx (quốc tế thứ 2 thì phải).
- Đề nghị chỉ đưa thông tin , không đánh giá về nó
- Nên chứ, có điều đánh giá cần nguồn gốc: ai nói gì. Tmct 13:16, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Trong bài viết về Chủ nghĩa Mác thì rõ ràng là không ghi đầy đủ ai là người đánh giá, sao có thể để được . Tôi không nói wiki pedia là của nước VN, ý của tôi là có rất nhiều người VN ủng hộ chủ nghĩa Mác (nên nhớ VN là nước XHCN có 80 triệu dân), và hiện giờ, chủ nghĩa Mác vẫn phát triển rất tốt ở VN. Việc bảo CN Mác suy tàn là không đúng. Mà nói thẳng ra, người viết bài đó trí tuệ so thế quái nào được với Mác mà dám kết luận bậy bạ.
Tôi sẽ chỉ ra những điều không khách quan trong bài viết vừa rồi trong thời gian gần nhất, chỉ 1 tuần thôi. Đề nghị không xóa bình luận của tôi. Cám ơn bạn Tmct với những ý kiến rất khách quan.Người Trung Lập 13:49, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Đây là wiki tiếng Việt, không phải của Đức : Đúng đây là Wikipedia tiếng Việt thuộc dự án chung của Wikipedia chứ không phải của Đức nhưng xin phép nói rằng không có các Wikipedia khác như Wikipedia tiếng Anh hay Wikipedia tiếng Đức thì Wikpiedia tiếng Việt này có lẽ không có được số trang như hiện nay vì rất nhiều bài trong này do nhiều người có nhiệt tâm đã bỏ ra rất nhiều thời gian dịch lại từ hai Wikipedia đó.
- không đồng ý với việc ăn theo nói leo theo wiki khác: Không ai ở đây ăn theo nói leo cả, tôi dẫn thí dụ hai bài viết ở trên để thấy rằng việc phê bình một chủ nghĩa, một thuyết học là chuyện bình thường, tại sao lại dứt khoát không chấp nhận chuyện phê bình này bằng câu không đồng ý với việc ăn theo nói leo theo wiki khác? Câu này tôi hiểu là nói về cá nhân tôi chứ không phải là nói đến bài viết, vì bài này hoàn toàn không trùng hợp với bài bên tiếng Anh hay tiếng Đức.
- Đề nghị không xóa bình luận của tôi: không muốn xóa phần bình luận của mình nhưng tại sao lại cố tình xóa phần viết của người khác mặc dầu đã có nhắc nhở?
- Việc tôi khóa bài này là tôi làm theo quy tắc chung của Wikipedia chứ không phải chỉ bảo vệ riêng nội dung bài này. Tôi hay các quản lý khác sẽ khóa bất kỳ một bài nào trong này nếu như bất kỳ một thành viên nào liên tục xóa nội dung của chúng đây. Để chứng minh là tôi không bảo vệ riêng bài này, tôi có thể viết lại từ đầu bài này nếu như các thành viên khác chấp thuận. Phan Ba 14:48, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Viết mới
[sửa mã nguồn]Do tôi khóa bài này lại mà có người hiểu lầm là tôi ăn theo nói leo theo wiki khác, cố gắng khăng khăng bảo vệ nội dung của bài này. Bài này hôm nay là ngày tôi đọc đến lần đầu tiên vì có sự cố tình xóa đi, thấy nội dung rất sơ sài. Vì thế nếu được sự đồng ý của các thành viên tôi sẽ ăn theo nói leo theo wiki tiếng Đức dịch lại bài này từ đầu, tôi muốn làm như vậy để chứng minh rằng tôi không bảo vệ chỉ riêng một bài viết nào đó và muốn nói rằng nếu không có nhiều người ăn theo nói leo theo wiki khác thì cái Wikipedia tiếng Việt này chắc không có số trang của ngày hôm nay. Phan Ba 14:57, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Tôi ủng hộ. Bài này mà "nói leo" được theo bản tiếng Đức thì đã tốt gấp vạn lần tình trạng hiện tại. Tmct 15:03, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Thảo luận nội dung thì không thảo luận. Tôi không thấy tên người đánh giá đâu cả! Thêm nữa,ai dám khẳng định là Mác tiên đoán mọi việc xảy ra vào năm 2006. Vớ vẩn, rõ ràng không có căn cứ.Người Trung Lập 15:45, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC) Tôi không quan tâm việc người khác làm những gì, bác Phan Ba đừng có kể công ở, tập trung vào cái bài viết đi Người Trung Lập 15:47, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Việc làm trước tiên là phải "chỉ ra những điều không khách quan trong bài viết vừa rồi trong thời gian gần nhất , chỉ 1 tuần thôi" như Người Trung Lập đã viết. Có phản bác chính đáng thì thêm một lý do để viết lại bài này. Phan Ba 09:58, ngày 16 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Được rồi, ta cứ thảo luận từ từ, để mọi người còn theo dõi chứ:D. Điều đầu tiên: Hãy đưa dẫn chứng cho câu sau trong phần TIÊN TRI SAI:" Thật vậy, ông khinh miệt những chủ nghĩa xã hội khác." Mác là người rất vĩ đại, câu này dành cho Mác thể hiện rằng người đánh giá Mác thật là tài ba ghê gớm:D Người Trung Lập 13:40, ngày 17 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Xin hãy đọc các thảo luận phần trên để tham khảo cách phê bình về nội dung, chứ đừng công kích hay châm biếm cá nhân người viết. Phan Ba 11:16, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Chưa biết ai công kích ai đâu, bác cứ trả lời đúng câu tôi hỏi, không ai làm gì bác đâu! Người Trung Lập 17:28, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Ơ kìa, anh bạn viết bài Chủ nghĩa Mác đâu rồi, định chạy làng à ? Người Trung Lập 10:11, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Tôi vẫn cố gắng tranh thủ thời gian để có thể đóng góp đều đặn cho Wikipedia này chứ không ngồi đợi người khác đóng góp rồi phê bình. Sau khi hoàn chỉnh và dịch xong một số bài tôi sẽ quay lại dịch bài này từ tiếng Đức. Nếu Người Trung Lập muốn tôi dịch riêng và ngay lập tức thì có thể liên hệ riêng để chuyển khoản số tiền dịch cho tôi trước. Theo luật Đức thì dịch một dòng chuẩn (55 lần gõ kể cả space) có giá tối thiểu là 1,20 Euro. Bài này tôi copy vào Winword thì thấy dài khoảng 26 trang, mỗi trang khoảng 40 dòng. Phan Ba 11:16, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Bác hay kể công quá, cái đó tôi không quan tâm, cái tôi quan tâm là nội dung bài viết: Chủ nghĩa Mác. Tôi không quan tâm bác lấy nguồn gì để viết bài, tôi chỉ quan tâm đến tính khách quan của bài viết. Vì vậy đề nghị bác trả lời câu hỏi của tôi, thay vì kể công.Đây là lần kể công thứ 3 của bác rồi đấy. Nhắc lại lần nữa là đưa dẫn chứng cho " Thật vậy, ông khinh miệt những chủ nghĩa xã hội khác." trong phần tiên tri sai.Người Trung Lập 17:28, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Câu hỏi mà tôi cho rằng Người Trung Lập muốn hỏi tôi là Ơ kìa, anh bạn viết bài Chủ nghĩa Mác đâu rồi, định chạy làng à ? . Tôi xin trả lời rằng tôi không phải là người viết bài Chủ nghĩa Mác và cũng không muốn chạy làng.
- Nếu Người Trung Lập đã nhìn qua phần lịch sử của bài viết thì có thể thấy rằng phần phê bình về chủ nghĩa Marx không do tôi viết. Nhìn kỹ thì sẽ biết ai đã đóng góp những gì vào thời điểm nào (Bấm vào nút "lịch sử" ở phía trên của bài viết, sau đó có thể so sánh sửa đổi của từng phiên bản). Yêu cầu tôi đưa dẫn chứng cho những điều không phải do tôi viết là một điều tôi không bao giờ làm vì tôi cho đó là phi lý. Hãy yêu cầu các thành viên đã viết phần đó đưa ra dẫn chứng chứ đừng yêu cầu tôi.
- Tôi không kể công mà muốn nói rằng thời gian của tôi có hạn và muốn dồn thời gian đó để viết bài và một bài dài khoảng 25/26 trang thì cũng phải cần thời gian vài tuần mới dịch xong. Dịch đây là dịch mới toàn bộ để thay thế bài này chứ tôi không đi tìm dẫn chứng cho những điều người khác viết. Phan Ba 18:28, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Chào bác, ai mà chả bận. Đúng vậy. Tôi công nhận là tôi có lỗi vì cứ nghĩ bác viết bài này. Cái này thì tôi thành thật xin lỗi bác. Tôi đề nghị người viết cái câu Mác khinh CNXH khác ra đây tranh luận đê. Nếu không có dẫn chứng, tôi đề nghị xóa bỏ câu đó. chủ nghĩa Marx Lênin vẫn còn nguyên tính thời sự, điều cốt lõi vẫn đúng nhưng thực tiễn đã phát triển rất nhiều từ 1924(lenin mất)nên cần công tác tổng kết thực tiễn để đưa nó lên một tầm cao mới113.169.24.240 (thảo luận) 03:11, ngày 30 tháng 11 năm 2011 (UTC)