Bước tới nội dung

Thảo luận:Chế độ độc tài

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi My2ndAngelic trong đề tài Chỉ số dân chủ theo khảo sát của tạp chí The Economist
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tiêu chí độc tài

[sửa mã nguồn]

Các nhân vật được xếp vào nhóm độc theo tiêu chí của ai đưa ra ? Hoa Kỳ chăng ?203.162.3.155 (thảo luận) 17:28, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ai muốn hỏi tiêu chí như thế nào thì xin mời mua sách về đọc,đừng có không thích là xóa--67.159.45.52 (thảo luận) 17:52, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn có IP 203.162.3.155 đã góp ý. Tôi chỉ chuyển ngữ từ Wiki Tiếng Anh ra mà thôi. Bạn có thể sửa mà, đâu cần phải nói thế? Trước khi sửa tôi chỉ xin bạn hãy đến Wiki Tiếng Anh sửa lại ở đó trước nhé. Cảm ơn bạn. Quan San (thảo luận) 17:41, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi xin phép xóa toàn bộ phần danh sách đi vì nó không có tiêu chí cụ thể, dễ gây tranh cãi. Tôi cũng đặt thêm biển tầm nhìn hẹp vào phần "Thời kì hậu thế chiến...". RBD (thảo luận) 17:32, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Có chú thích ai cho phép xóa nhanh mà không qua thảo luận?--67.159.45.52 (thảo luận) 17:49, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ giữa thập niên 1960 đã phải liên tục chữa bệnh, quyền lực Đảng và Nhà nước thực chất nằm trong tay bí thư thứ nhất Lê Duẩn (trích hồi ký Giọt nước trong biển cả, Hoàng Văn Hoan). Raul Castro thì vừa lên chức chủ tịch nước, ngồi chưa ấm chỗ. Vậy mà đều "tề tựu" trong danh sách "độc tài". Ôi wiki! RBD (thảo luận) 11:22, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Danh sách này được xây dựng dựa trên tiêu chí của các học giả ở Hoa Kỳ, có lẽ họ đưa ông Hồ Chí Minh vào vì muốn tương ứng với Ngô Đình Diệm. Để công bằng cho hai phía, tôi sẽ sửa đổi để độc giả thấy đây là cái nhìn từ thế giới phương Tây. RBD thấy thế nào?--67.159.45.52 (thảo luận) 12:42, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi rất phục các "học giả" này khi họ "lỡ quên" Nguyễn Văn Thiệu, Park Chung-hee, Chun Doo-hwan, Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc,... Nhưng thôi, về chính trị thì tôi không nên bàn vì tôi chỉ có niềm tin chính trị mà thiếu kiến thức, hơn nữa lại là người nóng tính, mời bạn cứ sửa đổi sao cho thích hợp, nếu thấy cộm mắt quá thì tôi xin phép vào kêu la tiếp. RBD (thảo luận) 12:57, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo thiển ý tôi, có lẽ trong danh sách có tên ông Hồ Chí Minh nên mới gây nên tranh luận như vậy. Chúng ta có thể bỏ tên ông ấy ở đây để cho người mình khỏi biết chứ không ngăn được người nước ngoài nghĩ về chúng ta. Như thế thì còn gì là ý nghĩa cuốn Bách khoa toàn thư (mở) này. Hơn nữa, nếu chúng ta search cụm từ "dictator Ho Chi Minh" thì kết quả cũng nhiều[1]. Nếu tranh luận có gây nên bất hòa trong những Wikipedists thì tốt hơn nên bỏ tên đó ra. Như thế chúng ta sẽ tiết kiệm thời gian cho các bài khác nữa. Chúc all Wikipedists vui vẻ. Quan San (thảo luận) 13:19, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC).cái câu"người mình khỏi biết" là có ý gì?Còn nếu search về Hồ Chí Minh thì sẽ ra rất nhiều thong tin xuyên tạc,bêu xấu, lấy những nguồn không đáng tin đó vào chỉ làm wilipedia mất uy tín thôiHerominh (thảo luận) 06:36, ngày 19 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ nên xoá danh sách này, hoặc ít nhất xoá những người không có dẫn chứng. Kể cả en.wiki hay de.wiki cũng đã xoá danh sách. Adia (thảo luận) 10:56, ngày 18 tháng 5 năm 2008 (UTC) Tôi ủng hộ việc xóa danh sachs này vì nó không có tính giá trị. vì danh sách này theo tôi là theo quan điểm của mỹ mà thôi. Còn việc có một đồng minh của mỹ là Ngô Đình Diệm chẳng qua vì ai cũng rõ về con người này và chinh mỹ cũng từng nói là chưa từng thấy một chế độ gia đình trị nào như thế kể từ thời nga hoàng và cũng chính người mỹ đã thực hiện đảo chính để thay đổi hình ảnh của mình ở miền nam Việt Nam.Trả lời

Tên bài

[sửa mã nguồn]

Độc tài trong tiếng Việt hàm cả nghĩa nhà độc tài, bài viết đang nói về chủ nghĩa độc tài vì sao lại có tên chính độc tài. Độc tài cần phải được di chuyển thành trang định hướng riêng biệt đến từng bài tương ứng. Ly Trần Nguyễn (thảo luận) 12:21, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chú thích

[sửa mã nguồn]
  1. ^ [1]

thế nào là một nhà độc tài ? Tiêu chí đâu ? Khi đánh giá về một nhân vật lịch sử phải dựa vào những tài liệu đáng tín cậY, NGƯỜI VIẾT CÓ UY TÍN . Ít ra cũng cần chú ý xem người viết là ai, học vị, lập trường chính trị, tiểu sử cá nhân... Lôi mấy trang web không rõ uy tín cỡ nào, mà đa số của Mỹ viết, có khi là mấy ông thâm thù VN đánh thắng Mỹ trước đây, hay bọn cánh hữu chống cộng cực đoan (thường bảo vệ tư sản ) thì khó mà tin cậy nổi. Ở nước ta từ trước quyền lực cao nhất thuộc về tập thể Bộ chính trị, quyết định tập thể, chứ không có nhà độc tài cá nhân nào. Bản thân Hồ Chủ tịch quyền lực chỉ nổi trội hơn cả trong những năm 1945-1946. Trong hoàn cảnh đất nước như vậy thì việc tậP trung quyền cho một người là cần thiết. Trong hoàn cảnh chiến tranh, ổn định nhân sự là cần thiết, vì thế không có gì là khó hiểu khi Bác hồ lại giữ chức lâu vậy. Hơn nữa, chính nhờ Bác hồ nắm quyền mà cách mạng đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ở Pháp còn có tượng của ông cụ đó, và nhiều người Pháp kính trọng cụ. Một đất nước thua VN mà nhiều người còn không hận thù VN, thậm trí ngược lại. Những kẻ viết cảm tính cá nhân không dựa trên những tài liệu có uy tín hoặc cố tình bóp méo cho những mục đích chính trị thì không nên tin tưởng.thảo luận quên ký tên này là của 58.187.67.251 (thảo luận • đóng góp).

ĐỘC TÀI HAY CHUYÊN CHẾ

[sửa mã nguồn]

NÊN DỊCH 'DICTATORSHIP' LÀ 'CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ' CHỨ.Rommel (thảo luận) 05:59, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dictatorship được dịch phổ biến là "độc tài". Avia (thảo luận) 16:29, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Vậy nhưng "dictatorship of proletariat" đâu có nghĩa "proletariat" là "kẻ độc tài" đâu?
Chế độ mà quyền lực tập trung trong tay một người tiếng Anh gọi là "autocracy".Rommel (thảo luận) 16:10, ngày 13 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Trong tiếng Việt, régime autacratique (autocracy) thường được dịch là Chế độ chuyên chế. Hiện nay, tại vi-wiki, chế độ chuyên chế được sử dụng chung với chế độ toàn trị. Bạn Rommel có thể xóa bỏ liên kết này, và viết bài riêng về chế độ chuyên chế (hoặc chính thể chuyên chế)? . 89.61.232.77 (thảo luận) 19:33, ngày 13 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nhưng sao trong wiki tiếng Anh lại dịch autocracy là "chế độ do 1 người cai trị", lại còn dẫn nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ nữa chứ? Nếu dịch là chế độ toàn trị hay cực trị thì đâu có nghĩa là chỉ có 1 người cai trị (có thể là nhiều người)?Rommel (thảo luận) 14:53, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đúng, bản chất của chế độ toàn trị không ở chỗ tập trung quyền lực trong tay một hay một số người. Avia (thảo luận) 15:21, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

@Rommel: dictatorship of proletariat dịch là chuyên chính vô sản. Thực ra người ta tránh chữ độc tài thôi. Trong các thứ tiếng châu Âu (quê hương của khái niệm đó) chuyên chính tư sản hay vô sản gì cũng là dictatorship cả. Avia (thảo luận) 02:35, ngày 14 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

@Avia: Thực ra "độc tài" không nhất thiết là một từ xấu để mà phải tránh. Cái tớ thắc mắc là phân biệt giữa khái niệm chế độ do một người cai trịnhiều người cai trị cơ.Rommel (thảo luận) 15:00, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bạn cho rằng "độc tài" không phải từ xấu, nhưng rõ ràng có những người không nghĩ vậy, nên họ đã dịch tránh đi. Tuy nhiên đó không phải việc của chúng ta.
Tôi đồng ý rằng "chuyên chế" khác với "toàn trị". "Toàn trị" (hay "cực quyền") tương ứng với totalitarism. Nếu bạn quan tâm, bạn có thể viết bài Chế độ chuyên chế tương ứng với autocracy.
Avia (thảo luận) 15:21, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi tiêu chí vê độc tài là một vấn đề phức tạp. Chúng ta không thể nói là một người trị vì lâu là độc tài. ở mỹ cũng từng có trường hợp ngoài hiến pháp mỹ mà tôi chẳng thấy ai nhât đến. Trong danh sách tôi thấy hầu như là những người chống đối mỹ cả điều này cần xét lại về tính trung lập. nếu chúng ta không trung lập thì nó xẽ không có tính khoa học vì chúng ta muốn viết gì thì viết. mà theo tôi thấy kể cả nguồn dẫn chứng cũng cần phải có nhiều trường phái về tư tương khác nhau thì bài viết mới có giá trị. đúng như anh bạn trên nói một người mới nhậm chức mà đã gọi là độc tài thì quả là mất cười trong khi ông ta được thông qua bầu cử đàng hoàn.

Xóa bớt cái danh sách

[sửa mã nguồn]

Danh sách độc tài là một danh sách vớ vẩn. Vì hai lý do: thứ nhất là một số người chẳng thế nào có quyền lực tuyệt đối thực sự kể cả mấy nhân vật chóp bu cộng sản (trừ một số người như là Stalin, hai cha con Kim của Triều Tiên) vì sau họ là một ban bí thư trung ương khiến họ có thể bị lật bất cứ lúc nào nếu quá đáng, thứ hai là học không có danh hiệu chính thức để nói lên cái độc tài của mình (ví dụ như ngày xưa Julius Caesar có danh hiệu Magister Populi, A Hitler có danh hiệu Führer). Nên đặt một người có quyền lực cao vào tiêu chí vào độc tài là hết sức phiến diện và vớ vẩn (nếu theo danh sách này thì Lý Hiển Long, Lý Quang Diệu cũng độc tài nốt), chưa kể là chẳng trung lập và hiện giờ đa số cũng chẳng có chú thích nguồn gốc nào cho ra hồn ra vía hết. Vì vậy tôi xin phép xóa nó trước.--Karuman (thảo luận) 03:52, ngày 20 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chỉ số dân chủ theo khảo sát của tạp chí The Economist

[sửa mã nguồn]

Tôi đã thêm Chỉ số Dân chủ 2012 rồi, nhưng mà dịch từ Wiki tiếng Anh vậy nghe kì quá, do tôi cũng chưa biết nhiều về những thứ này, mong bạn nào kiểm tra và sửa đổi lại giúp.

A member of the Anime Brigade - My2ndAngelic 09:39, ngày 26 tháng 11 năm 2014 (UTC) ==Tôi thấy bản khảo sát dân chủ ở Việt Nam có gì đó không đúng,ai đó có thể tìm số liệu khác được không?Trả lời