Thảo luận:Canada
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Canada. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
"Canada" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn! |
Canada đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 21 tháng 4 năm 2014. Nội dung như sau: "Bạn có biết |
Một sự kiện có trong bài viết Canada đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 1 tháng 7 năm 2016. |
Gia Nã Đại
[sửa mã nguồn]This should be merged with Gia Nã Đại, which already existed, and is the Vietnamese name for Canada. – Minh Nguyễn 03:56, 3 Mar 2004 (UTC)
Tôi có ý kiến nhỏ là sửa lại chữ Gia Nã Đại ở trang đầu thành Canada vì ngay trong bài này cũng nói chữ Gia Nã Đại giờ rất ít dùng. Thân Phan
- Trang đầu đang trong quá trình được tái thiết kế, xin bạn hãy xem các thiết kế mới đang được thử nghiệm được liên kết từ trang đó. DHN 17:02, 21 tháng 3 2005 (UTC)
- Tôi có ý kiến nhỏ là nên sử dụng chữ "Gia Nã Đại" thay thế cho các chữ "Canada" khi dùng để nói đến đất nước này bằng tiếng Việt. Thật ra các việc dùng các tên riêng bằng từ Hán Việt sẽ thích hợp cho công đồng người Việt hơn là dùng từ nguyên gốc. Các từ Hán Việt sẽ giúp cho những người Việt lớn tuổi dễ đọc, dễ phát âm và dễ nhớ hơn là dùng từ nguyên gốc và khi dùng từ Hán Việt nó sẽ mang tính văn học hơn. Ngày nay, người ta thích dùng từ nguyên gốc (tôi không hiểu lý do?) làm cho đa số người Việt đều khó khăn trong việc phát âm. Nếu nói là do người Việt trong nước sử dụng nhiều, do Bộ Ngoại Giao quy định như vậy thì tôi xin hỏi một câu nhỏ: "Dựa trên tiêu chuẩn nào mà quy định như vậy? Thế thì tại sao có một số nước lại gọi theo từ Hán Việt như Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v.v... chẳng hạn. Còn người Việt trong nước thường hay sử dụng là do họ chỉ đọc theo các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước. Tôi đã từng nghe nhiều người bình dân ráng uốn môi, bẻ miệng để đọc chữ "Ốt-Xtrây-Lia" mà vừa tức cưới vừa tội nghiệp họ".—bàn luận không ký tên vừa rồi là của Butchimau (thảo luận • đóng góp)
- Hồi xưa chỉ có chữ Hán, Nôm phải dùng âm qua tiếng Hán đã đành, bây giờ dùng ký tự latinh thì lại muốn quay lùi bánh xe. Các tên Pháp, Đức... đã dùng quá phổ biến và ngày nay vẫn tiếp tục. Gia-nã-đại gần như rất ít dùng. Nếu theo cách của Butchimau, hàng trăm ngàn địa danh bây giờ phải qua lăng kính Hán văn để lấy âm hả, phức tạp nhỉ? Ontario sẽ là An-đại-lược, Mississippi sẽ là Mật-tây-tây-bỉ, George Washington sẽ là Kiều-trì Hoa-thịnh-đốn ;) Không dùng tên gốc hoặc phiên âm thì khỏi biết nó là địa danh nào có khi lại tưởng chỗ nào đó bên Tàu. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 06:10, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Ký tự latinh chỉ mới có từ thế kỷ 19 do ông Bá Đa Lộc (Alexandre de Rhodes) sáng tạo ra cho bộ chữ quốc ngữ của ta. Vào thời đó và cho đến đầu hậu bán thế kỷ 20, người ta vẫn dùng từ Hán Việt cho một số tên quốc gia thì có sao đâu. Những từ mà tôi nêu ra là đã dùng thông dụng từ lâu rồi. Ví dụ như Hoa Thịnh Đốn, Nữu Ước v.v... Những quốc gia đã quá quen thuộc với người Việt Nam thì sao không sử dụng luôn từ Hán Việt mà lại sửa đổi làm chi cho phiền phức. Chỉ do vấn đề là sử dụng thường xuyên là nó sẽ trở nên quen thuộc mà thôi. Butchimau (thảo luận) 06:41, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Nhưng vấn đề là ngày nay nó không dùng thường xuyên, thử nói Nam Dương, Vọng Các với Gia-nã-đại xem độc giả thanh thiếu niên tại Việt Nam ngày nay (chiếm số lượng rất lớn) mấy ai biết vì chúng không được dùng phổ biến. Wikipedia không thể tự làm nó phổ biến một cách chủ quan được. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 06:55, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Bá Đa Lộc không phải là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ. RBD (thảo luận) 07:14, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Nhưng vấn đề là ngày nay nó không dùng thường xuyên, thử nói Nam Dương, Vọng Các với Gia-nã-đại xem độc giả thanh thiếu niên tại Việt Nam ngày nay (chiếm số lượng rất lớn) mấy ai biết vì chúng không được dùng phổ biến. Wikipedia không thể tự làm nó phổ biến một cách chủ quan được. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 06:55, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Xin các bạn đừng nói đến ngày nay. Dĩ nhiên là lớp trẻ ngày nay không biết đến các từ đó. Khi tôi nói đến Tân Gia Ba, các bạn trẻ không biết là nước nào, nhưng khi t6i giải thích là Singapour (Singapore) thì các bạn biết ngay. Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là kêu gọi người Việt Nam nên có tinh thần quốc gia dân tộc. Các bạn thử nhìn sang các quốc gia chung quanh mình xem, nhất là nước Nhật. Dân chúng Nhật có tinh thần quốc gia dân tộc rất cao. Trong nước Nhật họ không giao tiếp bằng tiếng ngoại quốc mà chỉ nói tiếng Nhật mà thôi, chỉ ở trong khách sạn thì mới có người nói tiếng Anh với mình. Họ không xài đồng tiền nào khác ngoài đồng Yen dù rằng họ biết rõ giá trị của mỹ kim chẳng hạn. Trong giáo dục, tất cả các từ chuyên môn họ đều có từ bản địa để dùng, chỉ khi nào từ đó không có trong ngôn gnữ của họ thì họ mới sử dụng từ gốc bằng tiếng ngoại quốc. Ngày xưa cách nay khoảng 50 năm, khi còn học trường Tây, tôi cũng bị rơi vào tình trạng sính sử dụng các từ tiếng Tây trong giao tiếp. Nhưng khi lớn lên, tôi mới biết thế nào là tinh thần quốc gia dân tộc. Cho nên bây giờ tôi chỉ thích sử dụng các từ tiếng Việt hoặc Hán Việt để giao tiếp với người Việt Nam cho dễ đọc và dễ nhớ mà thôi.Butchimau (thảo luận) 08:42, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- HÁN-Việt mà là quốc gia dân tộc??? Phải đọc tên một nước thông qua phiên âm từ TIẾNG HÁN tên cái nước đó mà là có tinh thần dân tộc??? RBD (thảo luận) 08:45, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Ý kiến của tôi giống hệt của RBD. Nếu muốn đặt nặng "tinh thần dân tộc" thì Ca-na-da là nhất, vì nó được chuyển thẳng từ nguyên gốc sang tiếng Việt. Tmct (thảo luận) 09:01, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Nếu nói như hai bạn RCD và Tmct thì giữa từ "Úc" và từ "Ốt-Xtrây-Lia" thì từ nào dễ đọc hơn và từ nào là nhất? Nếu không có Ông Alexandre de Rhodes thì ngày nay không biết các bạn có phải sử dụng tiếng Hán Việt hoặc Hán Nôm hay không? Các bạn thử xem các chữ ghi ở Văn Miếu xem là chữ gì? chắc là chữ quốc ngữ hiện giờ phải không? Các bạn chỉ sính việc nói chữ Tây nhưng chưa chắc đã phát âm đúng.Butchimau (thảo luận) 12:46, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Tôi thấy "Úc" thuận miệng hơn. Tuy nhiên, sự thuận miệng cũng như ông Alexandre de Rhodes đều không liên quan đến việc tôi ủng hộ tên nào cho bài này. Vì "thuận miệng" hay "tinh thần dân tộc" đều không phải tiêu chí của tôi cho tên bài. Tôi chỉ nhận xét về lý do của bạn khi bạn muốn chọn tên "Gia Nã Đại", và muốn nói rằng lý do đó không hợp lý.
Về phán đoán rằng chúng tôi "chỉ sính việc nói chữ Tây nhưng chưa chắc đã phát âm đúng". Điểm này thì vừa ra ngoài chủ đề, vừa không có cơ sở. Tại Wikipedia, cả hai đều dẫn đến sự không có hiệu quả. Mong bạn rút kinh nghiệm cho lần sau. Tmct (thảo luận) 13:09, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC) Mình Nghĩ từ Hán Việt ngày nay cũng là tiếg việt mà thôi, dù có nguồn gốc rất xa xưa là tiếng hán, ừ, mình khi nhắc đến một vùng nào hay việc gì với một số người lơn tuổi đa phần mình không sử dụng được tên nguyên bản mà mình phải chuyển sang âm hán việt để họ hiểu không ah, VD: khi nhắc tới australia thì hiển nhiên mình pải nói là Nước Úc Nam Thuan (thảo luận) 12:44, ngày 16 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Lãnh thổ tự trị
[sửa mã nguồn]Tôi đã bỏ từ "tự trị" ra khỏi "lãnh thổ tự trị" vì lý do các tỉnh bang của Canada thật sự mới là những vùng tự trị cao hơn so với các lãnh thổ. Các lãnh thổ được điều hành trực tiếp từ chính phủ trung ương nên không thể gọi là lãnh thổ tự trị được. Lê Sơn Vũ (thảo luận) 00:23, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)