Thảo luận:Cận Tinh
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Cận Tinh. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Thiên văn học | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
"Cận Tinh" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt, và được đưa lên Trang Chính từ 3/5 — 9/5 năm 2010. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn! |
Tên bài
[sửa mã nguồn]Căn cứ vào đâu mà đổi tên bài thành Cận Tinh?59.173.2.94 (thảo luận) 07:21, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Tên gọi Cận Tinh là có. Ít nhất tôi thấy nó được sử dụng trong câu hỏi của chương trình "Ai là triệu phú" của VTV3 phát gần đây (khoảng 2-3 tuần trước thì phải). Meotrangden (thảo luận) 08:41, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Như ngay trong phần đầu bài viết có dịch Proxima theo tiếng Latinh có nghĩa là bên cạnh, gần nhất. Từ "Cận Tinh" có thể hiểu là Cận: nghĩa là gần, lân cận; còn từ Tinh: chính là ngôi sao. Vì vậy theo ý kiến của tôi có thể dùng tên bài là "Cận Tinh", mặc dù tôi chưa gặp tư liệu tiếng Việt nào có nhắc đến từ này. Earthandmoon (thảo luận) 02:09, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Tôi đã gặp tài liệu gọi tên "Cận Tinh".Porcupine (thảo luận) 08:42, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Thế là ui-ki-pe-đia lại sáng tác thêm một từ mới— thảo luận quên ký tên này là của 117.1.18.88 (thảo luận • đóng góp).
- Tìm trên Google đi rồi hẵng nói.Porcupine (thảo luận) 11:12, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Xem thêm, lưu ý là ngành thiên văn Việt Nam giai đoạn đầu còn non trẻ nên nhiều thuật ngữ tiếng Việt chưa thực sự được chính quy, thống nhất và phổ biến
- Nguyễn Hữu Danh (2003), Tìm hiểu Hệ Mặt Trời, chương “Thế giới các vì sao”, dịch là “Cận Tinh Nhân Mã”
- Carl Sagan, Vũ trụ, bản dịch của Nhà xuất bản Thế giới (trên Google Books, không rõ năm bao nhiêu): Proxima gốc tiếng Latin nghĩa là gần nhất , nên còn được dịch là Cận Tinh
- Đặng Vũ Tuấn Sơn et al (2016–2021), Từ điển Thiên văn học và Vật lý thiên văn: một số tài liệu tiếng Việt dịch là Cận tinh 183.80.157.145 (thảo luận) 18:18, ngày 22 tháng 3 năm 2024 (UTC)
- Tài khoản trên Wikipedia tiếng Việt của Đặng Vũ Tuấn Sơn là TuanSon, anh là thần tượng của mình lúc bé.183.80.157.145 (thảo luận) 18:50, ngày 22 tháng 3 năm 2024 (UTC)
- Xem thêm, lưu ý là ngành thiên văn Việt Nam giai đoạn đầu còn non trẻ nên nhiều thuật ngữ tiếng Việt chưa thực sự được chính quy, thống nhất và phổ biến
- Tìm trên Google đi rồi hẵng nói.Porcupine (thảo luận) 11:12, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Thế là ui-ki-pe-đia lại sáng tác thêm một từ mới— thảo luận quên ký tên này là của 117.1.18.88 (thảo luận • đóng góp).
Buồn cười
[sửa mã nguồn]Buồn cười thật, thông tin trg bài này buồn cười quá! 123.30.12.93 (thảo luận) 18:24, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Buồn cười chỗ nào, bạn nói rõ ra đi chứ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:31, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Tôi hỏi bạn, 1 parsec là bao nhiêu? 123.30.12.93 (thảo luận) 18:51, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Ý của tôi chỉ là bạn hãy nói rõ những thông tin nào bạn thấy vô lý, nói thật những người dốt thiên văn (và lười đọc kỹ bài) như tôi thì nhìn vào chỉ biết ù ù cạc cạc thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:55, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Trong bài nói sao này nằm cách tâm thiên hà khoảng 9,5 pc, ngĩa là tương đương 31 năm ánh sáng, vậy hóa ra hệ MT của chúng ta cũng chỉ cách tâm đó khoảng 35 năm ánh sáng thôi sao? Với khoảng cách như thế thì chúng ta đã có thể quan sát tỉ mỉ siêu lỗ đen ở tâm thiên hà rồi. 123.30.12.93 (thảo luận) 19:57, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Lỗi ở người dịch, khoảng cách đó là 8,3 tới 9,5 kpc. Meotrangden (thảo luận) 00:43, ngày 2 tháng 4 năm 2010 (UTC)