Thảo luận:Cơ học lượng tử
Thêm đề tàiDự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
“Cơ học lượng tử”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ 15 tháng 10 đến 22 tháng 10 năm 2005. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Untitled
[sửa mã nguồn]Trong phần Lịch sử cơ học lượng tử của bài này, quantum electrodynamics được dịch thành "điện động lực học lượng tử" còn quantum chromodynamics lại được dịch thành "sắc động học lượng tử"?! Tại sao một có thêm chữ "lực", cái kia lại không có? Mekong Bluesman 08:36, 16 tháng 6 2005 (UTC)
- dynamics = động lực học -> quantum chromodynamics = sắc động lực học lượng tử Tttrung 08:54, 16 tháng 6 2005 (UTC)
Xin lỗi vì tôi đã không ghi thống nhất, thực là động học là các nói ngắn gọn hơn của động lực học. Ví dụ: Thermodynamics được gọi đầy đủ là Nhiệt động lực học, nhưng thực tế nhiều người vẫn gọi là Nhiệt động học, hai cách gọi trên là tương đương, nhưng trong từ điển như Wiki nên viết đầy đủ là động lực học.Zạ Trạch 16:10, 16 tháng 6 2005 (UTC)
Bác nào am hiểu hơn viết thêm về hiện tượng Rối lượng tử đê! Theo tôi hiểu thì đây là lĩnh vực mới nhất liên quan trực tiếp đến bản chất của cơ học lượng tử.
Mô men động lượng?
[sửa mã nguồn]Bài này có câu "Các quan sát có thể là năng lượng, vị trí, động lượng (xung lượng), và mô men động lượng." Tôi nghĩ là "mô men" đã là "động lượng" rồi. Mekong Bluesman 11:08, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Theo bài mô men thì nó là mô men lực - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:14, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi vùa đọc kỹ lại bài mô men thì thấy nó viết về khái niệm tổng quát hơn. Đợi tôi đi ăn về rồi sửa lại. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:19, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi đọc bài en:Quantum mechanics thì nó có câu tương đương là "Examples of observables include energy, position, momentum, and angular momentum." Theo 2 câu đó (tiếng Việt và tiếng Anh) thì:
- Năng lượng = en:Energy
- Vị trí = Position
- Động lượng = en:Momentum
- Mô men động lượng = en:angular momentum ???!!! (Chắc phải là "động lượng góc" hay "mô men góc".)
- Tôi đọc bài en:Quantum mechanics thì nó có câu tương đương là "Examples of observables include energy, position, momentum, and angular momentum." Theo 2 câu đó (tiếng Việt và tiếng Anh) thì:
- Mekong Bluesman 11:29, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Mô men động lượng == en:angular momentum. Động lượng góc chắc không dùng ở Việt Nam (mặc dù có người sống ở nước ngoài đã dịch từ tiếng Anh sang), còn mô men góc thì càng không. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:58, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Mekong Bluesman 11:29, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Nếu "động lượng" được dịch thành "momentum" thì "mô men động lượng" được dịch thành gì? "Momentum momentum"?!!
- Nếu "momentum" là "động lượng" thì tại sao "angular momentum" không phải là "động lượng góc"?
Mekong Bluesman 13:17, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Mekong Bluesman, nhiều nguồn gốc tên gọi của thuật ngữ tiếng Việt không xuất phát từ tiếng Anh. Lịch sử du nhập thuật ngữ tiếng Việt đã qua các giai đoạn Hán, Pháp, Nga, Mỹ.
- Nếu "động lượng" được dịch thành "momentum" thì "mô men động lượng" được dịch thành "Angular momentum"! Không có lô gíc, nghĩa là mô men động lượng không hề được dịch từ tiếng Anh.
- Nếu "momentum" là "động lượng" thì "angular momentum" không là "động lượng góc"! Không lô gíc, và cũng nghĩa là mô men động lượng không hề được dịch từ tiếng Anh.
- Có lẽ nên hỏi Thành viên:VietLong, để kiểm tra xem động lượng và mô men động lượng có được dịch từ tiếng Nga (ru:Импульс và ru:Момент импульса) hay không.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:22, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Mekong Bluesman, nhiều nguồn gốc tên gọi của thuật ngữ tiếng Việt không xuất phát từ tiếng Anh. Lịch sử du nhập thuật ngữ tiếng Việt đã qua các giai đoạn Hán, Pháp, Nga, Mỹ.
Dẫn nguồn
[sửa mã nguồn]Bài này được dịch khá tốt nhưng người dịch quên phần dẫn nguồn gốc, tạm thời tôi chỉ một số chỗ cần dẫn nguồn, sẽ còn thực hiện tiếp.--Tranletuhan (thảo luận) 06:30, ngày 10 tháng 6 năm 2009 (UTC)