Bước tới nội dung

Thảo luận:Côn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Viethavvh trong đề tài Côn và Roi

Nên lập thể loại côn, và đưa bài Côn này thành bài chính của thể loại để tiếp tục bổ sung!Khương Việt Hà 15:54, ngày 10 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời


Côn (võ thuật)

[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì từ côn được dùng phổ biến hơn các tên đầy đủ của nó. Có nên đổi tên bài thành côn (võ thuật), sau có thể thêm phần côn tam khúc cho đầy đủ? Tôi chưa được xem một tài liệu nào về côn tam khúc (tam tiết côn), nên không biết có thể phát triển thành bài riêng không. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:24, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Từ côn được dùng phổ biến vì nó là một trong các vũ khí thuộc Thập bát ban võ nghệ, nhưng côn có hàng chục loại: trường côn (gậy) của Vịnh Xuân quyền rất dài, Tề mi côn ngắn đến lông mày người tập, côn nhị khúc, côn tam khúc (cái này các võ sư Thiếu Lâm ưa chuộng, với ba đốt nối với nhau bằng xích sắt, tổng chiều dài dài bằng người mình hoặc ngắn hơn một chút, cậu em tôi đã từng chế loại này để tập và từng bị công an phường thu hồi, phải viết giải trình vì sử dụng vũ khí thô sơ), đoản côn (gậy ngắn, có thể đánh đơn hoặc đánh đôi), tiểu đoản côn (gậy cực ngắn, chỉ bằng cây bút nằm gọn trong lòng bàn tay, dùng nó để đâm chọc khiến lực sát thương của đòn tay có thể được gia tăng hàng chục lần hơn (cái này một số hệ Karatedo sử dụng, và đây là vũ khí ưa chuộng nhất của tôi). Check google thì thuật ngữ côn nhị khúc là chuẩn xác, phổ dụng, ko thể gọi nó là côn chung chung được. Dĩ nhiên, các bạn hoàn toàn có thể dự trù một phương án lập một thể loại về côn, cũng như lập các thể loại đao, thương, kiếm, kích v.v. vì thập bát ban võ nghệ là 18 loại vũ khí cơ bản mà thực tế hàng trăm loại khác đều có thể quy về nó Khương Việt Hà 12:02, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nói thêm một chút: tam tiết côn hay côn tam khúc bạn tra Google ra khá nhiều. Tôi nghĩ những mục từ trong võ thuật, ko cứ nhất thiết phải check google để tìm điều kiện đưa vào có thỏa mãn hay không, vì bản thân võ thuật truyền thống vốn đã bí hiểm, bí mật, ko phổ dụng. Lấy ví dụ, "Máy chém đầu biết bay" trong một chương trình TV của Vietnamnet online (hình như lấy nội dung từ chương trình TV National Geographic hay Discovery gì đó, là vũ khí cá nhân oổ có từ nội cung của các hoàng đế Thanh triều Trung Hoa, được đánh giá là đứng đầu trong top 10 các loại vũ khí vì hiệu quả sát thương của nó, nhưng thử hỏi check google ra được mất hits? Khương Việt Hà 14:43, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Côn và Roi

[sửa mã nguồn]
Tôi đã đọc qua bài anh viết về "côn". Anh nói Roi là Côn, nhưng thực tế Roi là Tiên. Có 2 loại tiên: tiên dài 2m (đầu to, đầu bé) và tiên dây (thất tiết tiên, cửu tiết tiên). Tôi viết thư cho anh vì tham gia sửa đổi trong wikipedia bài viết về côn của anh không được, màn hình computer báo lỗi "error" (trích email của Hồ Tường) Khương Việt Hà 02:22, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lỗi error thì khả năng là do lúc đó bài viết đang có người sửa, nhấn vào sửa đổi sẽ bị xung đột. Tuy nhiên, cũng có thể do mạng ở Việt Nam bị trục trặc. Anh vui lòng vào mục từ đó chệch khoảng một hai chục phút có lẽ sẽ giải quyết được lỗi này. Về TIÊN, tôi có viết dưới phần "TÊN GỌI", cũng chỉ ra rõ ràng sự khác biệt. Song tôi vẫn thấy các võ phái Bình Định hình như vẫn dùng khái niệm ROI để chỉ cả GẬY (CÔN), bằng chứnglà xem ảnh chụp võ sư Hồ Ngạnh sử dụng cây gậy tre (hay tầm vông?) ngắn như TỀ MI CÔN trong thế "Đông Tây tiếp túc", gọi là ROI TỀ MI. Xin xem Phạm Đình Phong, nguyên chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học võ cổ truyền Bình Định, viết trong bài Có gì khác nhau giữa võ Tàu và võ Ta, mà tôi đã trích cuối bài như một tài liệu tham khảo. Một số đoạn trong bài đó như sau:

"Trong đó phổ biến nhất vẫn là trường côn (roi dài), đoản côn (roi ngắn), côn nhị khúc hoặc tam khúc (roi có 2 đốt hay 3 đốt)... roi tề mi (cao ngang tầm mí mắt) còn gọi là roi chiến.
Theo các tài liệu cổ vừa sưu tầm ở Bình Định, khi xung trận roi tề mi bắt buộc phải công phá cả hai đầu và chỉ được đánh theo chiều nghịch. Luôn lấy nghịch để chế định lại hướng thuận, làm cho đối phương mất phương hướng rơi vào lúng túng, bất ngờ (vì cho đến nay hầu hết các nước đều đánh theo chiều thuận)"

Tuy nhiên, tôi sẽ chú ý để sửa lại một chút trong phần "Tên gọi" của bài CÔN trên Wikipedia. (Email gửi Hồ Tường của Khương Việt Hà 02:40, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC).Trả lời