Thảo luận:Cách mạng Pháp
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Cách mạng Pháp. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các tiểu dự án Wikipedia sau đây: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Một sự kiện có trong bài viết Cách mạng Pháp đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 14 tháng 7 năm 2016. Nội dung như sau:
|
Untitled
[sửa mã nguồn]Bài này không biết có ai bắt đầu dịch tiếp chưa, nêu chưa tôi xin làm tiếp việc này --Huỳnh Tường Minh 23:50, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi đã bắt đầu dịch, chưa có dịp tiếp tục. Hoan nghênh Thành viên:Huỳnh Tường Minh tiếp tục bổ sung. Nguyễn Hữu Dụng 00:31, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Thuật ngữ
[sửa mã nguồn]- Estates General: một dạng quốc hội của Pháp tồn tại từ 1302 đến 1789. Có thể để nguyên tiếng Pháp là États généraux hoặc dịch là Quốc hội phong kiến Pháp.
- Sách sử tiếng Việt gọi là Hội nghị Ba đẳng cấp Freelance 02:24, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- First Estate: giới tăng lữ
- Second Estate: giới quý tộc
- Third Estate: giới bình dân hay tầng lớp thứ ba
- Sách sử tiếng Việt gọi là đẳng cấp thứ 3. Trong đẳng cấp thứ 3 có cả bourgeoise (tư sản) không thể gọi là bình dân.Freelance 02:24, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Nguyễn Thanh Quang 07:03, ngày 04 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Parlement: Trước Cách mạng Pháp 1789 các tỉnh đều có bầu ra Parlement và cơ quan này vừa có vai trò hành chính, vừa có vai trò tư pháp (tức tòa án) và tư vấn cho Nhà vua và đại diện của Nhà vua cai trị tại tỉnh. Parlement Paris là một Parlement mạnh nhất. Tuy nhiên các Parlement này không thực sự đại diện như ở bên Anh thời Cách mạng Anh nên mới có đề nghị với những việc như tăng thuế phải triệu tập Estate-General Hội nghị các Đẳng cấp Freelance 10:27, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Estate: là các đẳng cấp, không dịch là nhóm quốc hội. Đôi khi dùng từ tiếng Anh là order cũng vẫn dịch là đẳng cấp chứ không dịch là trật tựFreelance 10:27, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Kinh nghiệm
[sửa mã nguồn]Để tránh những trường hợp dịch từ chứ không thể dịch nghĩa như trên nếu sau khi dịch đọc lại mà không thấy hợp lý xin hãy tra thêm nghĩa ở các tự điển Anh-Anh (ở trên mạng rất nhiều). Nếu thấy vẫn không thỏa đáng thì search Google xem cách dùng từ này trong văn cổ tiếng Anh như thế nào (đừng xem các kết quả search chỉ ra các bài viết hiện nay). Để có từ tiếng Việt tương đương tốt nhất dung ngay các sách Giáo khoa lịch sử để tham khảo Freelance 10:27, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Trùng rồi !
[sửa mã nguồn]Em cũng đang dịch đây, nhưng nhìn ra cũng còn lủng củng và chưa chính xác. Vậy em và bác cùng dịch vậy, bác dịch đoạn nào rồi ?
First Estate : Đẳng cấp I, hay giới Tăng lữ Second Estate : Đẳng cấp II, hay quý tộc phong kiến Third Estate : Đẳng cấp III, gồm có tư sản, nông dân và bình dân thành thị. Còn một số từ hơi không hiểu vì khá lạ :
- assignat, một loại tiền giấy của pháp
- Khi Cách mạng Pháp nổ ra, có nhiều thành phần quý tộc bảo hoàng không chấp nhận Cách mạng nên bỏ ra nước ngoài. Chính phủ Cách mạng tịch thu đất đai điền trang của họ và lấy đó làm vật đảm bảo để phát hành assignat.
- Còn Tennis Court Oath là gì vậy ? Theo em biết thì nó chỉ là một lời ký kết thôi, nhưng không biết dịch ra là như thế nào. Có ai sửa code lại giùm vì em gõ """" thì nó hiện nguyên văn ra luôn.
- Khi Vua nước Pháp triệu tập hội nghị ba đẳng cấp với dụng ý muốn tăng tiền để dự định Chiến tranh nên chủ trương tại hội nghị này sẽ bỏ phiếu theo đẳng cấp. Tức là nôm na sẽ có 3 phiếu trong đó mỗi đẳng cấp bỏ một phiếu. Như vậy chắc chắn dự luật của Vua sẽ được thông qua. Giới bourgegoise rất phản đối và đòi bỏ phiếu theo số đại biểu. Tức mỗi đại biểu bỏ một phiếu và đẳng cấp thứ 3 có đông đại biểu hơn nên sẽ chắc chắn bảo vệ được quyền lợi của mình. Hai bên mâu thuẫn nhau và hai đẳng cấp trên dùng 2 phiếu (bỏ theo đẳng cấp, theo truyền thống vua triệu tập hội nghị để hỏi ý kiến các đẳng cấp nên từ xưa đã có chuyện bỏ phiếu theo đẳng cấp) để phủ quyết việc bỏ phiếu theo đại biểu (việc bỏ phiếu theo đại biểu là một điều mới). Toàn bộ các đại biểu của đẳng cấp thứ 3, các đại biểu đẳng cấp 2 (quý tộc) nhưng nay đã sa sút, và các đại biểu đẳng cấp 2 (quý tộc) nhưng xuất thân là bourgegoise được phong quý tộc do mua bằng tiền (bởi nhà vua), và các đại biểu đẳng cấp 1 (tăng lữ) nhưng xuất thân là bình dân (các linh mục nghèo ở các miền quê) đã bỏ hội nghị rời sang sân Tennis (Tennis Court) ở gần đó và tuyên thệ (Oath) họ là đại diện của nhân dân Pháp (Quốc hội, National Assembly). Freelance 02:38, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)
--PiyeMingo 03:03, ngày 22 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Xin hỏi bản tiếng Anh của bài Cách mạng Pháp ở đâu ? Do sơ suất nên em vẫn chưa dịch hết phần "From The anniversary of Bastille to the death of Mirabeau" và phần ngoại ngữ đã bị xoá. Em muốn xin lại phần tiếng Anh để hoàn thành việc dịch bài. Em sẽ rút kinh nghiệm, không để xảy ra tình trạng này nữa PiyeMingo 11:25, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Bạn có thể xem trong phần lịch sử trang học bên wiki tiếng Anh--Sparrow 02:39, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Xóa nhiều quá
[sửa mã nguồn]Không hiểu sao bạn Nhacny xóa phần lớn nội dung bài này ? Revolycv (thảo luận) 15:37, ngày 24 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- Bài chất lượng C về bài cơ bản
- Rất quan trọng về bài cơ bản
- Bài chất lượng C về Pháp
- Đặc biệt quan trọng về Pháp
- Bài chưa xếp loại chất lượng về Chính trị
- Chưa xếp độ quan trọng về Chính trị
- Bài chất lượng C về Quân sự
- Rất quan trọng về Quân sự
- Bài chất lượng C về Lịch sử
- Đặc biệt quan trọng về Lịch sử
- Ngày này năm xưa (tháng 7 năm 2016)
- Bài viết mục Ngày này năm xưa