Bước tới nội dung

Thảo luận:Bùi Thị Xuân

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Nguyễn Đỗ trong đề tài Quá nhiều dã sử
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Ở trong bài này có viết chồng Bùi Thị Xuân là Trần Quang Diệu bị lột da, ở trong bài Trần Quang Diệu là bị chém, theo quyển "Bùi Thị Xuân" của Quỳnh Cư mà tôi đã đọc, Trần Quang Diệu bị chém ngang lưng, vậy không biết chi tiết nào đúng đây, mong mọi người bổ sung. Conbo 09:18, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mọi thông tin có nguồn dẫn hợp lý đều được dùng. Chi tiết nào đúng? Ai mà biết vì có ai thấy đâu.Lưu Ly 04:55, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trong quyển "Đại cương lịch sử VN",tập 1 mà gái vừa coi lại thì ghi là Trần Quang Diệu bị chém thành trăm mảnh.Thân,--redflowers 19:37, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời


Trùng tên

[sửa mã nguồn]

Giống như trường hợp của Ngô Văn Sở,cũng có một nhân vật nữ tên là Bùi Thị Xuân làm quan cho triều Nguyễn Gia Long,bà này được phong là Đệ Nhất Huân Thần của triều Nguyễn.

Chi tiết này gái đã đọc ở vài cuốn sách khác nhưng không nhớ thật rõ hoặc tên sách hoặc tên tác giả nên không chua rõ được.Khi tra Net thì cũng không có kết quả như ý.1 trang có nói chuyện này thì lại là trang giới thiệu rượu !!!!,mà trang này cũng trích dẫn sai khi cho rằng con gái của Ngô Văn Sở nhà Tây Sơn được làm quý phi nhà Nguyễn Gia Long.Xin khất các bác một cái chua vậy.

Thân, --redflowers 18:09, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị nên chỉnh cụm từ Khởi nghĩa Tây Sơn

[sửa mã nguồn]
  • Nguyên thiển nghĩ nên chỉnh cụm từ Khởi nghĩa Tây Sơn trong câu giới thiệu, thành vương triều Tây Sơn.

Thuydaonguyen (thảo luận) 22:44, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Tây Sơn ngũ phụng thư"

[sửa mã nguồn]

Xin chào. Tôi là Wikipedian tiếng Nhật.

Tôi làm bài "Bùi Thị Xuân" tại Wikipedia tiếng Nhật. nhưng Tôi không thể dịch "Tây Sơn ngũ phụng thư" đen Tiềng Nhật. làm sao để dịch?

Tây Sơn ngũ = 西山五(West mountain five), but i can not trancerate "phụng thư". someone can translate to Japanese, Chinese or English?thảo luận quên ký tên này là của Tonbi ko (thảo luận • đóng góp).

Bùi Thị Xuân có bị nhà Nguyễn xử tử ?

[sửa mã nguồn]

Không có tư liệu của nhà Nguyễn ghi lại sự kiến bắt hay xử tử của Bùi Thị Xuân, mà chỉ có chồng bà là Trần Quang Diệu. Tài liệu nước ngoài là do giám mục Bissachère được nghe kể rồi chép lại, tô vẽ có thể chưa chắc là sự thật, cũng giống như các sự kiện khác trong ghi chép của ông cũng đã bị nghi ngờ là không xác thực. Bài viết này có nhiều đoạn không theo văn phong wiki, không trích dẫn rõ ràng. Cần phải sửa lại nếu không thì nên xóa bớt. Wikipedia nếu cứ viết theo kiểu này có khi tràn lan những câu chuyện lịch sử hư cấu Minh.sweden (thảo luận) 06:27, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Minh.sweden: Thực tế là nó tràn rồi đấy, nhưng người chống rối và đủ am hiểu lịch sử để dọn dẹp thì không có nhiều. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:05, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cần có quy định chăt chẽ cho các bài viết lịch sử. Mình thấy nhiều báo chính thống đăng tải lại các câu chuyện lịch sử có lẽ là từ lấy từ wiki, nơi các thành viên viết đựa nội dung vào từ các tiểu thuyết, các sách danh nhân (có cả truyền thuyết và hư cấu, và phần lớn mang mục đích tuyên truyền chính trị: A là anh hùng yêu nước, B là phản bội dân tộc,v.v...) chứ không phải từ các sách lịch sử đáng tin cậy, thậm chí chả thèm trích nguồn. Copy qua lại, tam sao thất bản, riết người ta cũng tin mặc nhiên là câu chuyện có thật, không hề nghi ngờ nguồn gốc của nó. – Minh.sweden (thảo luận) 03:09, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Quá nhiều dã sử

[sửa mã nguồn]

nếu không xoá đi thì nên tách ra thành một phần riêng (như bài về các nhân vật Tam Quốc ấy). Không nên để dã sử lẫn lộn vào như vậy. Tôi làm nhé? Nguyễn Đỗ (thảo luận) 10:26, ngày 24 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời