Thảo luận:Điện trở và điện dẫn
Thêm đề tàiThảo luận trước khi sửa
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ không nhất thiết phải cần thảo luận trước khi sửa. Nếu không đồng ý với người sửa, có thể sửa lại và thảo luận.--Á Lý Sa 9 tháng 7 2005 13:46 (UTC)
Đúng vậy vì đó là open source.... Hy vọng không có gì sai về kiến thức thôi.
Phần thêm vào của tôi chỉ là bảng vòng màu cho linh kiện điện điện trở đây là bảng tra cứu quan trọng nhất mà ngưòi bắt đầu học các khoa liên quan điện/điện tử rất cần.
Chỉ hy vọng người đi sau sửa kiến thức bài thì cho hay hơn:). Sửa bài tốt thôi. Vì với khả năng chuyên nghiệp hy vọng anh Trung hay tôi hay bất kì người nào biết về điện có thể đọc lại để xem người sửa có làm bài trở nên tốt hơn không?
Còn nữa, có bảng kỹ thụật cần biết khác là dựa vào kích thước điện trở mà tìm ra công suất cũng như điện thế đánh thủng. Bảng này rất cần thiết cho người tra cứu hay thiết kế mạch điện tử. Tôi đang lục tìm lại để đưa vào nhưng nếu có bạn nào biết cái bảng này th` dưa vào giúp càng tốt.
Võ Quang Nhân 9 tháng 7 2005 15:34 (UTC)
Công thức
[sửa mã nguồn]tôi muốn hỏi là trong công thức R=R0+aT Vậy ở đây a là gì và thứ nguyên là gì?
- Bạn muốn có một cái tên cho a, bạn thấy hệ số nhiệt nghe có được không? Về thứ nguyên:
- aT = R-R0
- a = (R-R0)/T
- Do R và R0 là điện trở, T có thứ nguyên của nhiệt độ, nên a có thứ nguyên của điện trở/nhiệt độ. Ví dụ trong SI, a sẽ tính bằng Ôm/Kelvin.
- Nếu bạn hài lòng với giả thích này, xin mời viết thêm vào bài các thông tin này để cho độc giả sau có thêm thông tin. Chào mừng bạn đến với Wikipedia Tiếng Việt! - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:09, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)
tôi muốn hỏi là Điện trở tỉ lệ với nhiệt độ Nhưng tại sao điên trở của kim loại nguyên chất lại tăng khi nhiệt độ tăng nhưng điện trở của hợp kim (ví dụ như hợp kim giữa đồng(60%) và niken(40%))lại giảm khi nhiệt độ tăng.Nếu như dựa vào nguyên lý phá vỡ cấu trúc của nguyên tử thì nguyên tắc ấy thế nào? Cảm ơn anh về câu trả lời đại lượng của a
- Bạn có thể hỏi tại Wikipedia:Bàn tham khảo. Chắc sẽ có người đọc được câu hỏi và trả lời. Rất tiếc tôi không rành về vấn đề bạn hỏi. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:37, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Xin cho hỏi tai sao điện trở dây dẫn sẽ tỉ lệ nghịch với tiết diện nhưng người ta thường xài dây điện gồm nhiều sợi nhỏ bện thành?
Câu hỏi này mà trả lời được để cho bạn hiểu thì hơi bị dài dài... --Duyphuong (thảo luận) 16:52, ngày 13 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Tôi chưa quen lắm với wiki lắm Điện trở thường tỷ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn vì tiết diện dây càng nhỏ thì điện trở càng lớn. Tiết diện dây càng nhỏ càng cản trỏ dòng điện Người ta dùng dây nhiều sợi nhỏ là do: Dây nhiều sợi còn gọi là day cáp thường dẻo và mềm hơn day 1 sợi dể thi công hơn dây ==Bài tham khảo: Cường SG Xin hỏi lúc thi công bạn thích dùng loại dây nào hơn
- Tất cả các dây dẫn đều có thể gọi là cáp, dây nhiều sợi dẻo và mềm thường gọi là dây súp. Nó không chỉ mang một ý nghĩa dễ thi công, đôi khi nó còn có các tác dụng khác nữa, ví dụ: dòng điện cao tần chỉ chạy chủ yếu trên bề mặt của dây, muốn dây đó cho dòng lớn hơn chạy qua, người ta làm ra dây nhiều sợi để tăng thêm tiết diện bề mặt. --Duyphuong (thảo luận) 01:53, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Luật (Thân đầu chấm)
[sửa mã nguồn]Đôi khi chúng ta gặp những điên trở cũ không có các vạch và không ghi trị số vào điện trở. Đó là nó được áp dụng luật "Thân đầu chấm", cách đọc như sau: Màu ở thân chỉ số thứ nhất; mầu ở đầu điện trở chỉ số thứ 2; màu chấm ở thân điện trở chỉ những số 0 cần điền vào.
Ví dụ: Thân màu nâu (số 1); đầu màu đen (số 0); chấm trên thân màu đỏ (điền thêm hai số 0 nữa). Vậy điên trở đó có trị số là R= 1000 ôm
Hiện nay tôi không còn tài liệu, nên tôi không viết vào bài. Nhưng trước đây tôi đã học và thường xuyên gặp loại điện trở này. Do nó không ưu việt có nhiều bất tiện, ví dụ như chấm màu quay xuống phía dưới nên rất khó đọc có thể phải tháo điện trở đó ra mới đọc được, nên hiên nay người ta không áp dụng luật này nữa.
--Duyphuong (thảo luận) 16:48, ngày 13 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Hiện nay hình như xài màu đen đỏ cam vàng lục lam chàm tím xám trắng, nhưng đó là của linh kiện điện trở majjhimā paṭipadā Diskussion 08:43, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Thảo luận này có trước khi bạn Meotrangden đưa nó sang bài điện trở linh kiện. Hiện nay tôi đã có nguồn nói về điều này tôi sẽ viết vào bài bên đó. --Duyphuong (thảo luận) 09:25, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Tên bài
[sửa mã nguồn]Bạn Meotrangden nên xem lại, nếu (dung kháng, cảm kháng sẽ có bài riêng) thì bài này càng phải để tên là Điện trở thuần. Chỉ khi viết thêm các mục (dung kháng, cảm kháng...) vào bài này thì mới nên đặt tên bài là Điện trở. Bạn thấy đấy, vì Điện trở là một từ chung, có thể là trở kháng (điện trở thuần), có thể là dung kháng (điện trở tụ điện), có thể là cảm kháng (điện trở cuốn cảm), cũng có thể là tất cả những cái đó cộng lại... Mà trong bài này hiện nay chỉ nói đến điện trở thuần. --Duyphuong (thảo luận) 02:42, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Phuongcacanh đang hiểu sai các khái niệm của điện học, mặc dù chúng cùng có đơn vị đo là Ôm (Ohm), nhưng khác nhau hoàn toàn. Trở kháng không phải điện trở thuần (R) như bạn hiểu mà là Z. Cụ thể xem dưới đây:
- điện trở = 电阻 = electrical resistance (R)
- trở kháng = 阻抗 = electrical impedance (Z = R+jX)
- điện kháng = 电抗 = electrical reactance (X)
- dung kháng = 容抗 = capacitive reactance (XC)
- cảm kháng = 感抗 = inductive reactance (XL). Meotrangden (thảo luận) 03:17, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Bạn lấy thông tin này ở đâu vậy? Tôi nghĩ điện trở là từ thuần Việt không liên quan gì đến nước ngoài cả, đừng làm phức tạp thêm một từ Việt vốn rất đơn giản. Điện trở là: dòng điện bị cản trở lại (bị sụt) khi đi qua một thiết bị dẫn điện). Thiết bị dẫn điện này có thể là một, hoặc tất cả những thứ mà bạn liệt kê ở trên --Duyphuong (thảo luận) 03:29, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Mời bạn xem sách Vật lý lớp 11,
- Phần Định luật Ôm. Trích dẫn:
- Định luật Ôm cho đoạn mạch, phát biểu như sau: "Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đó". Đại lượng nghịch đảo của k đặc trưng cho vật dẫn về tính chất cản trở dòng điện, được gọi là điện trở R của vật dẫn.
- Phần Điện trở. Đơn vị điện trở. Trích dẫn:
- ...R= U/I. Điện trở của vật dẫn đặc trưng cho tính chất điện của nó. Vì vậy thông thường đáng lẽ nói "vật dẫn có điện trở R" ta có thể nói gọn "điện trở R". Trong các mạch điện người ta cũng hay dùng các biến trở là những dụng cụ có điện trở thay đổi được. Trong công thức (24.5) nếu U = 1V, I = 1A thì R = 1 đơn vị điện trở trong hệ SI, có tên gọi là Ôm, kí hiệu là Ω..
- và Vật lý lớp 12 phần Dòng điện xoay chiều, với các phần nhỏ như:
- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần.
- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có tụ điện.
- Trích dẫn: 1/wC được gọi là dung kháng của mạch điện: ZC = 1/wC. Dung kháng phụ thuộc tần số góc ω của dòng điện, nó giữ vai trò như điện trở trong định luật Ôm cho dòng điện không đổi.)
- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có cuộn cảm
- Trích dẫn: ωL được gọi là cảm kháng của mạch điện ZL = ωL. Cảm kháng phụ thuộc tần số góc ω của dòng điện, nó giữ vai trò như điện trở trong định luật Ôm cho dòng điện không đổi.).
- Tuy nhiên, tôi thấy sách vl 12 này viết có điểm sai sót nhỏ ở câu "cũng gọi là trở kháng" trong đoạn Định luật Ôm cho đoạn mạch RLC như sau: ...Hay I = U/Z. Đó là biểu thức của định luật Ôm cho đoạn mạch RLC. Ở đây I và U là cường độ hiệu dụng và hiệu điện thế hiệu dụng, Z xác định theo (3-23) là tổng trở của đoạn mạch RLC đối với dòng điện xoay chiều có tần số góc bằng ω. Tổng trở Z có ba thành phần: điện trở thuần R (cũng gọi là trở kháng), cảm kháng ZL = ωL và dung kháng ZC = 1/wC. Nó giữ vai trò như điện trở trong định luật Ôm cho dòng điện không đổi.; do trở kháng hay tổng trở chỉ là một (Z), với trở kháng là từ ghép của [điện] trở + [dung và/hoặc cảm] kháng. Meotrangden (thảo luận) 04:44, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Trước đây khi viết tài liêu, để đơn giản hóa người ta thường viết điện trở thuần là trở kháng (r), nếu xét kỹ thì chưa thật đúng, nhưng nó tiện vì phân biệt được với dung kháng (Rc), cảm kháng (Rl). Các ký hiệu này đến nay cũng được thay đổi đi, có lẽ để thống nhất với các tài liệu quốc tế. Nhưng tên bài thì phải chính xác, không thể là Trở kháng mà phải là Điện trở Thuần, còn Điện trở thì cũng không được vì nó là từ không cụ thể --Duyphuong (thảo luận) 05:03, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Phuongcacanh nên dẫn tài liệu chính thức thay vì nói suông như vậy, lưu ý rằng người ta chỉ có định nghĩa điện trở (xem Vật lý 11) là gì mà không có định nghĩa điện trở thuần là gì cả. Bách khoa toàn thư Việt Nam bản trực tuyến cũng chỉ có các định nghĩa cho điện trở, Cảm kháng, Dung kháng, Điện kháng, Tổng trở (hay trở kháng) mà không có định nghĩa nào cho khái niệm điện trở thuần. Từ điện trở không phải thuần Việt, mà là Hán-Việt 100%. Tất cả các từ tiếng Trung như liệt kê trên đây không cần phải dịch nghĩa sang ngôn ngữ thuần Việt nào cả, tra theo từ điển Hán-Việt chúng được phiên âm luôn thành ra như thế, ví dụ điện trở = 电阻 = diàn zǔ (bính âm), dung kháng = 容抗 = róng kàng (bính âm), điện tử (hiện nay còn viết là electron) = 电子 = diàn zǐ v.v. Như thế, có thể thấy sách vật lý Việt Nam từ trước tới nay có thể viết + tham khảo (dịch) từ các nguồn Anh + Pháp + Nga + Trung gì đó, nhưng tên các loại thuật ngữ cơ bản nhất trong điện học hay quang học cổ điển có lẽ dựa theo phiên âm Hán-Việt là chủ yếu. Về vấn đề này, tôi cực lực phản đối thái độ có thể nói là khó chấp nhận được của Phuongcacanh. Tên bài này phải là điện trở theo định nghĩa chính thức, chứ không có khái niệm điện trở thuần hay điện trở không thuần/điện trở tạp nào ở đây cả. Meotrangden (thảo luận) 06:22, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Những nguồn bạn dẫn có đi ngược điều tôi nói đâu? Những gì bạn viết trong bài chỉ nói đến điện trở thuần. Thực ra cốt lõi của vấn đề thì tôi và bạn đều hiểu, nhưng chỉ có cái khác là bạn quan niệm Điện trở chính là điện trở thuần, còn tôi điện trở chỉ là phần cản trở dòng điện (chưa chắc đã là tổng trở). Tất nhiên là tôi có sách, và tôi cũng định viết bài Cảm kháng, Dung kháng nên tôi mới đổi tên bài. Nhưng tôi ngặp khó khăn ở đây là những ký hiệu (an pha), (bê ta)... chưa biết gõ vào đâu để nó ra những công thức.
Tón lại là những người cũ như tôi, người mới như bạn có những cái chưa hiểu nhau thôi, nhưng kiến thức cơ bản thì vẫn thế. Bài này tôi cũng có dự định phải sửa nhiều, sao cho ngôn ngữ đại chúng dễ hiểu hơn, ví dụ mục Sự phụ thuộc nhiệt độ bạn viết: Điện trở của một chất dẫn điện là kim loại điển hình tăng lên tuyến tính theo nhiệt độ, vì nó gọn quá, nên không cụ thể và có từ tuyến tính là không đại chúng nên tôi sẽ sửa lại là: Điện trở của kim loại tăng lên khi bị nung nóng. Hệ số nhiệt độ (an pha) của điện trở là lượng tăng điện trở của một dây dẫn có điện trở 1 ôm khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C (hệ số an pha được ghi ở bẳng). Theo sách tôi đang có "sách của: Tomat Haiac, Hube Maeluzin, Iozep Becnat _ Kỹ thuật điện, do Dương Duy Hoạt và Bùi Huy Phùng dịch, nxb Khoa học và kỹ thuật, (350 trang), HN, 1984". --Duyphuong (thảo luận) 07:20, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Tôi vẫn nhắc lại một lần nữa là chúng ta không tự đưa ra định nghĩa cho một khái niệm nào cả, mà phải theo những gì có tính chất chính thức (như sách giáo khoa do nhà nước ban hành chẳng hạn). Nếu có tài liệu nào có tính chất chính thức đưa ra định nghĩa điện trở thuần là XYZ, mời bạn cứ đưa vào, còn nếu không thì không thể tạo bài với tên gọi như vậy. Tôi đọc cũng không ít, nhưng chỉ thấy có khái niệm điện trở mà thôi. Meotrangden (thảo luận) 07:40, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Tài liệu tôi đang có đây, đưa vào bài tôi sẽ dẫn ra, sách GK 11, 12 cũng có nói đấy, bạn tinh ý thì sẽ hiểu. Tôi hỏi bạn, bạn có một cuộn cảm (cụ thể như cái chấn lưu đèn tuýp) nó có Xl, thế nó có điện trở thuần không? (có đấy, đầy đủ tính chất mà bạn viết trong bài và người ta đều gọi nó là Điện trở thuần). Tôi nói cũ ở đây là những người học về điện đầu những năm 80 của thế kỷ trước vì khi nói trở kháng thì họ hiểu ngay là điện trở thuần. "Điện kháng nguồn bạn dẫn cũng nói đấy". --Duyphuong (thảo luận) 08:00, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Tất nhiên, chỉ có trong lý thuyết thì cái điện trở lý tưởng (ideal resistor) mới có phần điện kháng = 0; và tụ điện lý tưởng (ideal capacitor) mới hoàn toàn là dung kháng; và cuộn cảm lý tưởng (ideal inductor) thì mới chỉ hoàn toàn là cảm kháng.
- Với mạch xoay chiều trong thực tế thì:
- Cái điện trở ngoài phần R là chính ra, vẫn có các phần phụ như: Dung kháng ký sinh, sinh ra từ điện dung ký sinh (Pc = parasitic capacitance), và Cảm kháng nối tiếp tương đương, sinh ra từ Độ tự cảm nối tiếp tương đương (ESL = Equivalent Series Inductance).
- Cuộn cảm trong thực tế ngoài phần L là chính ra, vẫn có các thành phần phụ như Điện trở nối tiếp tương đương (ESR = Equivalent Series Resistance), bao gồm DSR = Direct Current Resistance (điện trở dòng một chiều, đây chính là cái mà bạn gọi là điện trở thuần của cuộn cảm) nội tại gây ra bởi chất liệu làm cuộn cảm không là lý tưởng (điện trở suất ≠ 0) hay tiết diện đoạn dây đó luôn luôn là hữu hạn, và phần còn lại bao gồm phần tổn thất do hiện tượng từ trễ (hysteresis), tổn thất do dòng điện Foucault (eddy current). Bên cạnh đó cuộn cảm cũng có phần Dung kháng ký sinh (Pc) tương tự như ở cái điện trở.
- Tương tự, tụ điện trong thực tế ngoài phần C là chính ra, vẫn có các phần phụ ESL và ESR (xem Capacitor).
- Tóm lại, trong mạch điện xoay chiều lý thuyết với cái điện trở, cuộn cảm, tụ điện đều là lý tưởng thì không có các thành phần sau:
- Điện trở (R) và Cảm kháng (XL) của tụ điện.
- Điện trở (R) và Dung kháng (XC) của cuộn cảm.
- Cảm kháng (XL) và Dung kháng (XC) của cái điện trở.
- Nhưng trong thực tế thì bất kỳ thành phần điện nào (cái điện trở, tụ điện, cuộn cảm) cũng bao gồm đủ cả 3 phần là R, L, C. Vấn đề là khi nào phải tính tới các thành phần phụ này (khi các phần phụ này trở nên có ý nghĩa), khi nào thì có thể bỏ qua (khi các phần phụ là quá nhỏ so với thành phần chủ đạo của mỗi thiết bị). Meotrangden (thảo luận) 13:20, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Bạn Meotrangden vẫn chưa thông à, về lĩnh vực này có lẽ bạn là người ngoại đạo nên mới cứ băn khoăn mãi, thôi thì tôi nói nôm na thế này. Những phần bạn nói dài dài ở trên nếu thiết kế một mạch điện tổ hợp thì người ta gần như không quan tâm đến nó nhiều. Người ta chỉ quan tâm đến 3 loại điện trở; 1 là Điện trở thuần vẫn quen gọi là trở kháng; 2 điện trở điện dung người ta gọi tắt là dung kháng; 3 điện trở điện cảm người ta gọi tắt là cảm kháng. Ba loại điện trở này nó có những tính chất khác nhau để ứng dụng thiết kế một mạch điện tổ hợp đáp ứng những chỉ tiêu kỹ thuật trong vô tuyến điện hay ngay trong cái máy tính của bạn đấy, nếu (dung kháng, cảm kháng sẽ có bài riêng) thì tên bài này phải là điện trở thuần. --Duyphuong (thảo luận) 16:31, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Tôi là người ngoại đạo hay không phải ngoại đạo trong lĩnh vực này như Phuongcacanh suy nghĩ không phải là điều quan trọng. Tôi thấy bạn thực chất không hiểu những gì bạn nói và không chịu đọc những gì người khác đã dẫn, không đưa ra dẫn chứng mà chỉ nói suông, không hiểu nổi khác biệt của hai từ trở và kháng, trong khi tôi đã đưa ra đủ mọi dẫn chứng (từ sách giáo khoa tới bách khoa toàn thư VN) để chứng minh cho bạn thấy với tụ điện thì chỉ có khái niệm dung kháng là chính, bên cạnh các thành phần phụ ESR và ESL (bạn chắc không đọc để hiểu ESR hay ESL của một tụ điện thực tế là do nguyên nhân gì gây ra, tại sao người ta gọi chúng như thế (tụ điện lý tưởng thì tổng ESR và ESL của nó coi như = 0), không có cái gọi là điện trở điện dung, với cuộn cảm chỉ có khái niệm cảm kháng là chính cùng ESR và Pc là phụ (cuộn cảm lý tưởng thì có tổng Pc và ESR coi như = 0) chứ không có khái niệm điện trở cảm. Với cái điện trở (resistor) thì khái niệm điện trở là chính, bên cạnh ESL và Pc là phụ (điện trở lý tưởng có tổng kháng từ ESL và Pc = 0). Tôi sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận tại Tin nhắn cho bảo quản viên để xem xét. Meotrangden (thảo luận) 00:25, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Điện trở thuần
[sửa mã nguồn]- Nếu đấu nối tiếp một tụ điện (có dung kháng) với một điện trở vào dòng điện xoay chiều (biến thiên). Thì điện áp ra không cùng pha với dòng điện, nó bị chậm sau dòng điện một góc an pha (tôi chưa gõ được ký hiệu này).
Còn nếu đấu song song, thì dòng điện vượt trước điện áp 90 độ (1/4 chu kỳ)
Nếu đấu vào điện một chiều thì không có dòng.
- Nếu đấu nối tiếp một cuộn cảm (có cảm kháng) với một điện trở vào dòng điện xoay chiều (biến thiên). Thì dòng điện chạy qua chúng như nhau nhưng tạo nên các Điện áp rơi và theo Định luật Kiếckhốp: Tổng đại số của tất cả các sức điện động của mạch kín bằng tổng đại số tất cả các điện áp rơi trên điện trở cửa mạch vòng đó.
Nếu đấu song song một cuộn cảm (có cảm kháng) với một điện trở vào dòng điện xoay chiều (biến thiên). Thì điện áp nguồn là như nhau nhưng dòng điện trên điện trở thì cùng pha còn trên cuộn dây (cảm kháng) thì dòng điện lại chậm sau điện áp 90 độ (1/4 chu kỳ). Để xác định dòng điện chung ta phải cộng hình học (đồ thị véc tơ) các dòng điện trong cả hai mạch nhánh. Dòng điện này chậm sau điện áp một góc (an pha).
Nếu đấu cuộn cảm vào điện một chiều (điện trở thuần nhỏ), thì dòng vô cùng lớn.
- Còn Điện trở thuần, nó chỉ thuần túy (đấu nối tiếp thì điện trở tăng, đấu song song thì điện trở giảm). vì nó không có các tính chất của cảm kháng và dung kháng nên nó là Điện trở thuần.
--Duyphuong (thảo luận) 03:29, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Tất cả những gì bạn viết trên đây (nhanh pha, chậm pha v.v. đều không có gì là mới mẻ hay lạ lẫm đối với tôi cả nên thiết nghĩ không cần trình bày thêm), chúng đều có thể thấy trong bài en:Electrical impedance (tức là Trở kháng/Tổng trở trong tiếng Việt), được viết khá chi tiết nhưng không phải là quá khó hiểu đối với một người "ngoại đạo" như tôi. Bạn không thể thấy định nghĩa về điện trở thuần là gì là đúng thôi vì làm gì có định nghĩa ấy mà chỉ có các định nghĩa như điện trở là gì, điện kháng là gì, cảm kháng là gì, dung kháng là gì, trở kháng là gì mà thôi. Meotrangden (thảo luận) 04:13, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Có nguồn rồi đấy, đừng nên tự ái. Bạn có thể để tên bài là Điện trở cũng được. Những điều cần nói tôi đã nói rồi, nếu tôi có nói lan man chỉ để thể hiện kiến thức của mình mà không ăn nhập vào chủ đề thảo luận, thì sau này đọc lại tôi sẽ tự thấy lại mình. Yên tâm đi vì những dòng này vẫn còn đó, nếu muốn cả thế giới đều đọc được. --Duyphuong (thảo luận) 04:25, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Các bác cho em xem vào một chút, (theo trong bài đã ghi) Điện trở định nghĩa chính xác trong trường hợp dòng điện một chiều, Còn đối với dòng điện xoay chiều là một trường hợp mở rộng. Nên tôi nghĩ tên bài cần đặt cho cái gốc và giải thích như đã nêu trong bài cho phần mở rộng. Mong hai bác hạ hỏa, còn nhiều phần khác đang chờ các bác viết nữa.--Tranletuhan (thảo luận) 04:57, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Các bạn xem lại lịch sử, vì khi đổi bài thành Điện trở có nói cảm kháng, dung kháng sẽ có bài riêng nên tôi mới thảo luận. Như trên tôi đã thảo luận, nhất trí với Tranletuhan, sẽ viết thêm phần mở rộng Điện trở trong dòng điện biến thiên, còn tên bài cứ để là Điện trở. --Duyphuong (thảo luận) 06:19, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Bài này viết về tính chất kháng dòng điện của dây dẫn hoặc thiết bị điện/điện tử tức là định nghĩa điện trở là gì, chứ không phải viết về thiết bị điện trở, cho nên tựa bài điện trở là chính xác, sở dĩ có khái niệm điện trở thuần là để chỉ thiết bị điện trở chỉ thuần có tính cản trở dòng điện của điện trở mà không có dung và cảm kháng, kiểu như khái niệm khí lý tưởng hoặc chất điểm trong vật lý. majjhimā paṭipadā Diskussion 06:24, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Mời các thành viên xem xét thảo luận tại bài Điện trở thuần (tên này do thành viên Phuongcacanh đổi từ tên gốc Điện trở) với lý do có cái gọi là điện trở điện dung (??) và điện trở cảm (??), trong khi thực tế bất kỳ sách vở nào cũng chỉ có các khái niệm điện trở R (Electrical resistance), cảm kháng XL (Inductive reactance), dung kháng XC (Capacitive reactance) và trở kháng (= điện trở + điện kháng) hay tổng trở Z (Impedance). Meotrangden (thảo luận) 00:42, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Ngay từ đầu tôi đã nói rằng không nhất thiết phải đổi tên bài thành Điện trở thuần. nhưng với lý do như bạn Meotrangden thì lại sai rồi. Còn hiểu như hai thành viên Tranletuhan và AlleinStein thì mới đúng. Tại sao lại không có khái niệm điện trở thuần? Khi mà nguồn bạn dẫn Điện kháng cũng có nói đến, và còn phải nhắc đến thường xuyên khi phân tích một khung dao động, một bộ biến tần, một bộ dao động nội... Tôi cứ nghĩ nó là hiển nhiên không cần phải thảo luận nhiều, nhưng thật sự ngạc nhiên khi bạn Meotrangden không biết điều đó mà còn dùng tới những từ như cái gọi là --Duyphuong (thảo luận) 09:15, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)