Thảo luận:Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều khả thi
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Mxn trong đề tài Đề xuất dùng tên nguyên bản
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều khả thi. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều khả thi đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 13 tháng 4 năm 2015. Nội dung như sau: "Bạn có biết
|
Tên bài
[sửa mã nguồn]Tên bài "Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được" nghe không ổn vì phủ định kép (double negative). Tôi nghĩ nên đặt tên bài là "Đối với Thiên Chúa, mọi sự có thể được" để sát ý nghĩa trong bản dịch King James (nguồn của tiêu ngữ này). – Nguyễn Xuân Minh 💬 03:53, ngày 7 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Dịch như Mxn là sát theo đúng câu văn tiếng Anh, tuy nhiên trong tôn giáo, tín ngưỡng thì chưa chắc lúc nào cũng là 1+1=2. Nhiều khi trong Kinh Thánh ngôn ngữ khác lại được dịch khác, và bản đó được các chức sắc tôn giáo vùng đó quy định là bản chuẩn. Trong tiếng Việt vẫn thường cố dùng cách phủ định kép để nhấn mạnh sự việc. Bản tiếng Anh KJ cũng chỉ là bản dịch mà thôi, có bản tiếng Anh dịch khác nữa. Tuy nhiên, tôi đã xem kỹ và trong trường hợp này Mxn hoàn toàn có lý. Theo 3 bản dịch tiếng Việt của Tin Lành [1], và theo bản dịch của Nhóm phiên dịch các Giờ kinh phụng vụ của Công giáo [2] thì ý nghĩa câu đó là "Đối với Thiên Chúa, mọi sự có thể làm được". Cũng có câu chép trong Kinh Thánh "Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được" nhưng là ở sách khác: Luca 1:37 [3] [4]. Bên cạnh đó, motto có thể dịch là "Châm ngôn" (thay vì "tiêu ngữ") có được không--109.91.38.230 (thảo luận) 05:10, ngày 7 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Tôi nói "nguồn của tiêu ngữ" ở trên vì tiểu bang rõ ràng trích dẫn Phúc âm Mátthêu trong bản dịch King James chứ không phải Kinh Thánh nói chung. – Nguyễn Xuân Minh 💬 06:54, ngày 7 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Tôi đã mời một số thành viên am hiểu về chủ đề này cùng vào thảo luận. Chúng ta đợi một thời gian thu thập thêm ý kiến rồi quyết định. Còn ý tôi thì nên chọn câu nào được dùng phổ biến nhất làm tựa cho bài. Câu còn lại sẽ dùng làm trang đổi hướng. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 06:35, ngày 7 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Cả 2 câu chắc đều nổi tiếng vì đều là lời Chúa được ghi lại trong phúc âm. Nếu có nguồn chính thức là Ohio chọn câu trong Phúc âm Mátthêu thì dịch như Mxn là đúng. Nhưng theo tôi, không thể làm trang đổi hướng được, vì có 2 câu khác nhau trong 2 sách phúc âm khác nhau, dù là có cùng ý nghĩa tương tự. Có thể ghi chú thêm vào trong bài như thế.--109.91.38.230 (thảo luận) 07:04, ngày 7 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Motto dịch là tiêu ngữ chắc là không sai, nhưng để thông dụng hơn, có nên dịch là phương châm, châm ngôn hay đơn giản hơn là khẩu hiệu? --109.91.39.17 (thảo luận) 01:23, ngày 9 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Cả 2 câu chắc đều nổi tiếng vì đều là lời Chúa được ghi lại trong phúc âm. Nếu có nguồn chính thức là Ohio chọn câu trong Phúc âm Mátthêu thì dịch như Mxn là đúng. Nhưng theo tôi, không thể làm trang đổi hướng được, vì có 2 câu khác nhau trong 2 sách phúc âm khác nhau, dù là có cùng ý nghĩa tương tự. Có thể ghi chú thêm vào trong bài như thế.--109.91.38.230 (thảo luận) 07:04, ngày 7 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Khẩu hiệu là slogan, một khái niệm hơi khác. Khẩu hiệu của Ohio là Birthplace of Aviation hoặc The Heart of It All! – Nguyễn Xuân Minh 💬 07:01, ngày 10 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Đề xuất dùng tên nguyên bản
[sửa mã nguồn]- Tôi nghĩ nên dùng nguyên bản tiếng Anh là : "With God, all things are possible" làm tên, như bài In God we trust vậy, còn các câu dịch là trang đổi hướng. Các bạn thấy sao?Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 10:13, ngày 9 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Theo tôi thì không nên, vì đây là câu trích trong Kinh Thánh, và đã có bản dịch tiếng Việt chính thức của giáo hội rồi. Để tiếng Việt không dễ hiểu hơn sao.--109.91.39.1 (thảo luận) 11:14, ngày 9 tháng 4 năm 2015 (UTC)
- Đối với "In God We Trust" thì tôi không phản đối vì nó ngắn gọn, nhưng "With God, all things are possible" có vẻ dài dòng. – Nguyễn Xuân Minh 💬 07:20, ngày 10 tháng 4 năm 2015 (UTC)