Bước tới nội dung

Thảo luận:Địa đạo Củ Chi

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Vinhtantran trong đề tài Nhận xét của người nào đó
Dự án Du lịch Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Du lịch Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Du lịch Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Nhận xét của người nào đó

[sửa mã nguồn]

Dưới đây là nhận định của một ai đó đưa vào bài, không phù hợp với văn phong chung và khó kiểm chứng, tôi đưa sang đây để tiện theo dõi và tìm nguồn:

"Xin điều chỉnh 2 ý: 1/. Khu Di tich Lich su Địa đạo Củ Chi hôm nay không con trưc thuộc Công ty Minh Thành, mà trực thuộc Ban Chỉ huy Quân sự TP.HCM

2/. Bến Dược: Xưa kia ở bến sông này là điểm tập kết dược liệu chở từ rừng Tây Ninh xuống, sơ chế sau đó đưa về SG-Chợ Lớn bằng đường sông. Năm 1966-1967, quân đội Hoa Kỳ đánh phá vùng này (Căn cứ quân khu SG-GĐ)bằng 2 cuộc hành quân cấp sư đoàn là Crymp (1-1966) và Cedar Falls (1-1967). Do đó vùng Bến Dược (nơi tập kết dược liệu- cây lá thuốc Nam) và Bến Súc (nơi tập kết những súc gỗ trên rừng kéo về bằng đường sông nên có tên gọi như vậy)đều tan hoang,bình địa không thể nào có chỗ ẩn nấp cho du kích hay quân GP tập kết mà "vượt" sông. Hơn nữa dọc 2 bên sông SàiGòn, vùng giải phóng và vùng trắng... nơi nào cũng có thể vượt sông được, nếu sông yên tĩnh và giao liên báo là không có tàu tuần của lính SG, tàu Mỹ.

3/.Người Củ Chi (vùng An Nhơn, PHú Mỹ Hưng= Hố Bò) và bên kia là Bến Súc, Dầu Tiếng đôi lúc dùng chữ "vượt sông" nhưng thường thì dùng chữ "qua sông" theo ngữ điệu Nam bộ.Do đó nói Bến Dược là Bến Vượt là sai. Có 1 vị sĩ quan cao cấp ở QK7 (quê Củ Chi)nói Bến Dựợc là Bến Vượt gây hiểu lầm cho giới báo chí TP.HCM, mãi sau này ông sĩ quan muốn đính chính lại mà không biết phải làm sao? Rõ ràng là "Nhứt ngôn ký xuất-Tứ mã nan truy"

Tân (trả lời) 10:42, ngày 16 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời