Thảo luận:Đường luật
Thêm đề tàiTrang này không phải là một diễn đàn để thảo luận chung về thơ Đường luật và là nơi đăng các bài thơ tự biên. Mọi thảo luận như vậy có thể bị xóa hoặc tái cấu trúc mà không cần có cảnh báo trước. Vui lòng giới hạn thảo luận trong khuôn khổ chỉ để cải thiện bài này thôi. Bạn có thể muốn đặt các câu hỏi thực tế về Không phải diễn đàn tại Bàn tham khảo, thảo luận về quy định liên quan tại Trang thảo luận chung hoặc yêu cầu trợ giúp tại Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia. |
Bài này nên chuyển đến Luật thơ Đường. --Avia 04:18, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Hay Thơ Đường luật?. Vì chỉ có ở VN mới có khái niệm này, nó vừa phân biệt với Đường thi, lại vừa thể hiện đúng theo nội dung bài viết. G.G 01:03, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Không phải thế. Thơ đời Tống trở đi, làm theo luật Đường cũng gọi là "thơ Đường luật" chứ nhỉ?
Đúng là đời Tống vẫn còn tiếp tục kế thừa luật thi đời Đường, nhưng Trung Quốc vẫn gọi chung thơ làm theo lối này là luật thi (để phân biệt với các thể cổ phong thi, tuyệt cú thi...).
- Nội dung bài này hiện chỉ nói về luật thơ Đường, không có gì riêng của VN cả. Nên tôi đề nghị đổi thành Luật thơ Đường.
Nội dung bài này viết về thơ VN làm theo thể Đường luật, ví dụ minh họa cũng chỉ phục vụ ý này. Nếu Luật thơ Đường thì G e rằng chưa chính xác lắm?
- Nếu viết bài "Thơ Đường Việt Nam" thì đại khái cần có các mục như Tác giả, Tác phẩm, Khác biệt (nếu có) so với thơ Đường (zin) và thơ Đường luật Trung Quốc v.v...
Avia (thảo luận) 02:06, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)
G đồng ý với anh ý này và việc đổi tên đề bài là cần thiết. G.G 02:47, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Thơ luật Đường có thể chuyển hướng về đây không? Lưu Ly 03:44, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Dạng chuẩn
[sửa mã nguồn]Khi nào Nguyễn Lam Điền quay lại trang này, mong bạn giải thích thêm câu Ngoài dạng thơ Đường chuẩn "thất ngôn bát cú" còn có các biến thể sau. Tôi nghĩ không có dạng thơ Đường chuẩn (mà thơ luật cũng không chỉ có dạng thất ngôn bát cú là chuẩn). Bạn thấy sao? G.G 03:27, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)
hình ảnh
[sửa mã nguồn]Một hình ảnh minh họa không ăn khớp với nội dung bài viết. Tôi nghĩ nên thay đổi. 222.252.225.152 08:21, 11 tháng 8 2006 (UTC)
- Tôi cũng nghĩ thế. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:50, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Cần chỉnh tiêu đề: Thơ Hàn luật
[sửa mã nguồn]Căn cứ nội dung bài này, cần sửa lại tiêu đề chuẩn xác là Thơ Hàn luật. Tôi đã giải thích trong phần sửa của bài này, vì lấy theo tên ông Hàn Thuyên.
Thơ Hàn luật chính là Thơ Đường luật Việt Nam và bài này hầu như đề cập đến thơ Đường luật Việt Nam.
Còn đối với bài mang tên: "Thơ Đường luật", thiết tưởng cần có một bài quy mô, nói về thơ Đường luật của Trung Quốc, sau đó, cuối bài có một nhánh đề cập tới thơ Hàn luật, tức thơ Đường Việt Nam, và dẫn chiếu tới bài này.--Trungda 03:03, 14 tháng 8 2006 (UTC)
Bạn có thể dẫn chứng xuất xứ tên gọi thơ Hàn luật được không. Nghe khá lạ. Avia (thảo luận) 03:29, 14 tháng 8 2006 (UTC)
- Sự giải thích nguồn gốc tên gọi của bạn là chưa thuyết phục vì không có căn cứ (nếu không nói bạn đã làm phần giới thiệu trở nên rối rắm, khó hiểu và thừa).
- Wiki không có thiết tưởng hay những tưởng, chỉ có xây dựng với một tinh thần khoa học, vì vậy bạn chỉ có thể ...đòi hỏi chính mình thôi :). Chỉ xin lưu ý bạn Trungda là ở Trung Quốc không có khái niệm thơ Đường luật, chỉ gọi thơ Đường (Đường thi) để phân biệt với thơ Tống... thôi bạn ạ. Lương 03:56, 14 tháng 8 2006 (UTC)
Ok, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, trích sử ký (không nói rõ bộ sử nào) như sau: Hàn Thuyên có tài làm thơ phú quốc ngữ, nhiều người bắt chước. Đời sau gọi thơ quốc âm là Hàn luật vì thế. Lưu ý mấy chữ thơ quốc âm. Không biết Hàn Thuyên làm thơ nôm kiểu gì, chứ đến Nguyễn Trãi vẫn làm thơ quốc âm theo thể lục ngôn:
- Góc thành Nam, lều môt gian
- No nước uống, thiếu cơm ăn...
Như vậy "thơ quốc âm" KHÔNG NHẤT THIẾT cứ phải làm theo luật Đường (thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).
DQH cho rằng Hàn luật là Đường luật ("Hàn luật không phải do ông nghĩ ra, nguyên đó là Đường luật bên Tàu..."). Nhưng ông chỉ dùng từ "Hàn luật" trong bài Hàn Thuyên, sang chương tiếp theo, trình bày về các thể thơ, ông lại gọi là "thơ Đường luật". Có thể thấy là thời DQH (đầu thế kỷ 20), từ "Hàn luật" đã không còn thông dụng, và từ "thơ Đường luật" đã phổ biến hơn.
Ngày nay thì từ "Đường luật" đã được dùng quá phổ biến: 9900 kết quả trên Google, so với "Hàn luật" 406 kết quả. Mà hễ cứ nói đến "Hàn luật" lại phải giải thích, đó là "Đường luật". Còn từ "Đường luật" được dùng bình thường, không cần tham chiếu gì cả.
Vậy không nên đổi tên bài này làm gì.
Avia (thảo luận) 02:27, 15 tháng 8 2006 (UTC)
Bạn Trungda có lẽ nhầm chỗ này: thể thơ cổ VN có tên gọi là thơ Đường luật (như hiện nay) là do phỏng theo quy cách của Đường thi. Tạm gọi đó là lần mô phỏng/bắt chước thứ nhất. Hàn Thuyên nhân được vua khen thưởng có tài làm thơ quốc âm đã dựa trên cơ sở thơ Đường luật- viết bằng chữ Hán đã đặt ra luật lệ làm thơ bằng chữ Nôm và được người đời gọi là "Hàn luật" như bạn biết. Đây có thể coi nôm na là lần mô phỏng thứ hai. Như vậy chỉ có thể coi Hàn luật là một bộ phận của thơ Đường luật mà thôi. G.G 07:18, 15 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi sửa lại phần mở đầu, không nhấn mạnh vào từ Hàn luật nữa, lý do đã giải thích ở trên. Tôi cũng sửa lại chỗ nói "người Việt bắt đầu làm thơ Đường luật từ đời Lý" thành ra "từ lâu", vì hồi Bắc thuộc đã có người Việt đi thi, làm quan cho Tàu , hiển nhiên phải làm thơ tiếng Hán rồi. Dù số đó chỉ là số ít cũng không bỏ qua được.
Avia (thảo luận) 08:30, 16 tháng 8 2006 (UTC)
- Lâu rồi mới quay lại vấn đề này, tôi xin thảo luận từng vấn đề.
- Nguyễn Trãi làm thơ quốc âm thể 6 chữ không phải là thơ Đường luật, cũng không phải thơ Hàn luật, mà là thơ Quốc âm.
- Lâu rồi mới quay lại vấn đề này, tôi xin thảo luận từng vấn đề.
- Việc giải thích thơ Hàn luật từ thơ Đường là chuyện bình thường, cũng như hễ nhắc tới nhà Tây Sơn thì phải chú giải rằng đó không phải là họ mà là nơi phát tích, nói đến nước "Đại Ngu" cần giải thích "Ngu" này không phải là "ngu dốt" mà là "yên vui". Rõ ràng thơ Hàn luật chỉ là 1 nhánh từ Đường luật nên tần suất của nó trên Internet ít hơn Đường luật cũng là đương nhiên.
- Tôi không rõ các bạn hay tham khảo nguồn sách in nào, chứ Internet thôi thì chưa đủ. Tôi thấy các nhà phê bình văn học Việt Nam vẫn đặt riêng Hàn luật là một thể loại. Những bài thơ nôm của các chúa Trịnh chẳng hạn, được các nhà nghiên cứu văn học VN xếp vào loại thơ Hàn luật. Điều nữa tôi muốn nói là dung lượng và tần suất những bài chuyên môn về nghiên cứu văn học, ngoài sách in ra thì ở VN hiện nay rất ít tư liệu loại này được đưa lên mạng.
- Tôi thống nhất rằng chúng ta không cần thiết đặt ra bài riêng về thơ Hàn luật nhưng nên dành cho nó một mục trong bài Thơ Đường luật này. Thực ra, vì các nhà thơ trẻ hiện nay hay làm thơ kiểu "tự do", nhiều người trong số họ không chú trọng đến thể loại này nữa nên từ này ít được nhắc. Nhưng, theo tôi, cũng như so sánh Khúc Hạo và Nguyễn Huệ trong lịch sử Việt Nam. Rõ ràng Nguyễn Huệ được nhiều người biết hơn, còn hỏi đến Khúc Hạo, chắc rằng (đáng buồn là) nhiều người VN cũng không hay. Song không thể vì thế mà chúng ta gạt Khúc Hạo ra khỏi lịch sử Việt Nam. Chỗ của Khúc Hạo đã có trong lịch sử VN, cũng như chỗ của thơ Hàn luật đã có chỗ trong văn học Việt Nam. Ngay nay sách vở bình luận văn học ở Việt Nam vẫn không hề "lờ đi" cụm từ thơ Hàn luật khi có thơ thuộc thể loại đó. Nhiều sách vở cổ của Việt Nam đã không còn, như Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, nhiều chương trong Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn... nhưng các tác phẩm đó vẫn luôn được nhắc tới với sự trân trọng. Tương tự thế, hệ điều hành WinME ít được biết tới và ít được dùng như Win 98 và Win XP, nhưng khi soạn sách tin học về các hệ điều hành máy tính, không thể không nói tới nó. Dù không nói nhiều, cũng nên dành cho nó dung lượng vừa phải ở mức nhất định.
- Rất tán thành ý kiến này của bạn, mình thấy bài viết này nhầm lẫn khái niệm nhiều quá. "Hàn luật" là một khái niệm mang ý nghĩa lịch sử, nó là "Đường luật áp dụng cho chữ Nôm", và KHÔNG đồng nghĩa với "Đường luật".Thành viên:Annonymous
- Tôi thống nhất rằng chúng ta không cần thiết đặt ra bài riêng về thơ Hàn luật nhưng nên dành cho nó một mục trong bài Thơ Đường luật này. Thực ra, vì các nhà thơ trẻ hiện nay hay làm thơ kiểu "tự do", nhiều người trong số họ không chú trọng đến thể loại này nữa nên từ này ít được nhắc. Nhưng, theo tôi, cũng như so sánh Khúc Hạo và Nguyễn Huệ trong lịch sử Việt Nam. Rõ ràng Nguyễn Huệ được nhiều người biết hơn, còn hỏi đến Khúc Hạo, chắc rằng (đáng buồn là) nhiều người VN cũng không hay. Song không thể vì thế mà chúng ta gạt Khúc Hạo ra khỏi lịch sử Việt Nam. Chỗ của Khúc Hạo đã có trong lịch sử VN, cũng như chỗ của thơ Hàn luật đã có chỗ trong văn học Việt Nam. Ngay nay sách vở bình luận văn học ở Việt Nam vẫn không hề "lờ đi" cụm từ thơ Hàn luật khi có thơ thuộc thể loại đó. Nhiều sách vở cổ của Việt Nam đã không còn, như Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, nhiều chương trong Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn... nhưng các tác phẩm đó vẫn luôn được nhắc tới với sự trân trọng. Tương tự thế, hệ điều hành WinME ít được biết tới và ít được dùng như Win 98 và Win XP, nhưng khi soạn sách tin học về các hệ điều hành máy tính, không thể không nói tới nó. Dù không nói nhiều, cũng nên dành cho nó dung lượng vừa phải ở mức nhất định.
- Tôi tiếc rằng tư liệu trong tay tôi về thơ Hàn luật hiện tại chưa đủ để phát triển một mục trong bài này, dù có thể nó chỉ là một bước, hay một khái niệm chuyển tiếp với những thể loại, khái niệm khác lớn hơn trong văn học Việt Nam. Hoặc Mong những ai có đủ bổ sung cho hoàn chỉnh.--Trungda 09:41, 31 tháng 10 2006 (UTC)
Tại Bách khoa toàn thư Việt Nam viết: Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật (kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc).Lưu Ly 04:05, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Bài này có những lỗi sai cơ bản khó sửa chữa
[sửa mã nguồn]Ngay câu đầu tiên của bài viết "Thơ Đường luật là thể thơ của Việt Nam theo quy tắc của "thơ luật" (luật thi) của Trung Quốc có từ thời nhà Đường" đã mắc phải những sai lầm lớn do tiêu đề và nội dung bài viết không nhất quán. Ở đây đã có sự nhập nhằng trong cách dùng các cụm từ "Thơ Đường luật" và "Thơ Đường luật Việt Nam".
Thứ nhất, Đường luật là một thể thơ của Trung Quốc. Mong các bạn không nhầm lẫn giữa "Thơ Đường luật" và "Thơ Đường luật Việt Nam" (hay có thể Hàn luật). Đường luật không thể là thể thơ của Việt Nam được. Đồng ý là "Đường luật" là thuật ngữ của người Việt với nhau, người TQ không gọi thế (nếu nói Đường luật thì người TQ sẽ hiểu là luật pháp đời Đường), nhưng điều này không ảnh hưởng gì tới việc Đường luật là của VN hay của TQ cả, và ta không thể vì thế mà coi đó là luật thơ của VN được. Điều đó tương tự việc ta có quyền gọi cái mà người Anh-Mỹ gọi là telephone là "điện thoại", nhưng điều đó không thể biến cái điện thoại thành của riêng người Việt Nam được, người Anh-Mỹ vẫn dùng điện thoại nhưng người ta gọi bằng một cái tên khác mà thôi, mong các bạn đừng nhầm lẫn.
Thứ hai, mong các bạn phân biệt rõ các thuật ngữ "Đường luật", "Thơ Đường luật" và "Thơ Đường luật Việt Nam". "Đường luật" chỉ luật thơ, "Thơ Đường luật" chỉ thơ làm theo "Đường luật", còn "Thơ Đường luật VN" là thơ của VN làm theo "Đường luật". Vì thế "Thơ Đường luật là thể thơ..." là sai, ít nhất ta phải bỏ chữ "Thơ" ở đầu câu này.
Đường thi = Thơ của các thi sĩ đời Đường (và ở TQ). Nó bao gồm cổ phong, luật thi, tuyệt cú (có 1 số cách chia khác nhau nhưng về cơ bản thì như vậy). Nhưng điều ngược lại không đúng, ví dụ thơ tuyệt cú làm đời Tống không thể được coi là Đường thi. Đường luật chỉ đơn giản là TÊN GỌI CỦA NGƯỜI VIỆT để chỉ thể luật thi định ra vào đời Đường, mình muốn nhấn mạnh rằng "Thơ Đường luật" không thể đồng nghĩa với "Thơ Đường luật Việt Nam" như ở bài viết đã làm.
Vì vậy mình đề nghị là - cách thứ nhất, ta có thể sửa lại tên bài viết thành "Thơ Đường luật Việt Nam". - cách thứ hai, sửa lại nội dung bài viết cho phù hợp. Thành viên:Annonymous
MỘT ĐỀ NGHỊ CHO ĐỊNH NGHĨA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
[sửa mã nguồn]Các bác thử xem xét ta có nên dùng câu này cho "ĐỊNH NGHĨA" về "THƠ ĐƯỜNG LUẬT":
"THƠ ĐƯỜNG LUẬT là từ ngữ mà người Việt thường dùng để chỉ các bài thơ được làm theo những luật lệ về thơ (THI LUẬT) có từ thời nhà ĐƯỜNG (618-907) bên Trung quốc."
LACHAU 06:39, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Thiềng ĐứcVL xin góp ý...
Ông Hoài Yên (Chủ nhiệm CLB UNESCO Thơ Đường Việt Nam) có bài viết tựa là cùng nhau trao đổi "Về một danh xưng cần được làm sáng tỏ" trả lời một bài viết trên báo Văn Nghệ số 26 ra ngày 30/6/2007 của tác giả Thanh Hoa (theo Ô.Hoài Yên là với lời lẽ hằn hộc, thiếu thiện chí nhằm vào CLB UNESCO Thơ Đường Việt Nam). Ô Hoài Yên đã giải thích khá đầy đủ về tên gọi cuối cùng (sau nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau) được chọn là "Thơ Đường Việt Nam".
Theo TĐ thì "danh xưng" không có gì mà phải ầm ỉ...kiểu bút chiến trước đây lại không cần thiết... TĐ nghĩ thì Gs Dương Quảng Hàm là ông thầy lớn nhất về văn học của tất cả các thế hệ về sau này, đã gọi là Thơ Đường luật(trang 276 quyển VN văn học sử yếu) thì cứ gọi như thế, nếu cần thì gọi là Thơ Đường luật VN cho rõ ràng hơn. "Có chết thằng Tây nào đâu". Thơ Đường thì anh em còn gọi đùa là "Thơ muối","Thơ Đường không ngọt" vv và vv...
Văn học nói chung, Thơ ca nói riêng phát triển đi lên là tốt, nhưng đừng chệch hướng bản sắc của bộ môn đó.
222.253.142.92 11:56, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Một bài viết có giá trị về Thơ Đường luật
(Thiềng ĐứcVL xin phép copy trích đoạn từ bên w.Thivien để bổ sung tư liệu và rộng đường dư luận)
ĐẶC TRƯNG MỸ HỌC CỦA THƠ ĐƯỜNG
Tác giả: Lương Duy Thứ
Các bài viết khác của Lương Duy Thứ:
1.Giới thiệu về nhà thơ Lý Bạch
2.Sơ lược về chữ Nhân và chữ Lễ của Khổng Tử
Đã được xem 417 lầnĐăng bởi Điệp luyến hoa vào 10/02/2006 16:43
Đã sửa 1 lần, lần sửa cuối bởi Điệp luyến hoa vào 11/02/2006 05:30
Đặc trưng mỹ học của thơ Đường trước hết biểu hiện ở tính hàm súc, ít lời nhiều ý, ý ở ngoài lời. Kết cấu thơ Đường luật hết sức chặt chẽ, mỗi bài thơ giống như một bài toán giải đáp một vấn đề xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Thơ Đường luật đúc kết những kinh nghiệm quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc đối xứng. Đối xứng chính là mâu thuẫn thống nhất trong âm thanh, đối xứng càng cao, hài hòa càng lớn.
Do đó câu số chữ của một bài thơ được hạn định, nên các nhà thơ phải tìm tòi những tinh hoa của dân gian, kết hợp với điển cố lịch sử và từ hoa lệ của văn học thành văn. Sự quy định niêm luật cho một thể thơ có thể hạn chế sự biểu đạt những tình cảm bay bổng, phóng khoáng, nhưng nó buộc phải sáng tạo ngôn ngữ hàm súc, cấu tứ chặt chẽ. Thơ Đường có phong độ một tâm hồn Á Đông, gắn tâm tư tình cảm con người với thiên nhiên đất nước. Tình cảm biểu hiện trong thơ Đường thực muôn màu muôn vẻ, có khi bồng bột, bay bổng, có khi thâm trẩm, uẩn khúc quanh co. Có thể nói, nó như những dòng thác đổ dồn về một con sông lớn cuồn cuộn.
Những nhà thơ Đường sử dụng đề tài hết sức rộng rãi, đề tài xã hội, thiên nhiên, lịch sử và cá nhân, đề tài về chiến tranh, đề tài về cuộc sống của những con người trong xã hội. Ngòi bút thi nhân đã lên sâu vào tất cả mọi nơi, xung phá và chốn cung đình u ám cũng như vào giữa quần chúng nhân dân.
Một bài thơ năm chữ tuyệt cú vẻn vẹn chỉ có hai mươi chữ, nhưng càng ít chữ, càng phải cân nhắc cho nên từ ngữ ở thơ Đường luật phần lớn được sử dụng rất đắt. Tuy hàm súc như vậy nhưng thơ Đường luật không phải là những lời thuyết lý khô khan.
203.162.3.155 03:19, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Một ý kiến về Thơ Đường luật cũng rất có giá trị...
(Thiềng ĐứcVL xin phép copy trích đoạn từ bên w.Thivien để bổ sung tư liệu và rộng đường dư luận)
[quote][i][b]Điệp luyến hoa[/b] đã viết:[/i] Nghe bác nói rất chí lý. Bản thân cháu trước nay vẫn coi thơ Đường luật là đỉnh cao của thi ca, nhưng cháu không phủ nhận vai trò của Thơ mới. Cháu thì quan niệm là thơ Đường luật như một viên ngọc sáng, một công thức vàng trong thơ ca, vì hầu hết các thể thơ về sau đều là suy ra từ luật thơ Đường. Cháu cũng nghĩ giai đoạn này đúng là đang khủng hoảng về thơ ca, thơ cổ thì ít người tiếp nối được, thơ mới thì đã đến hồi sáo mòn về câu chữ và ý, trong khi lại có một số người lại ngang nhiên phá bỏ những chuẩn mực về nghệ thuật của thơ ca.
Tính những nhà thơ đời đầu thời kỳ thơ mới trở về trước, các nhà thơ lớn đa phần đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của Đường luật. Những nhà thơ trong giai đoạn về sau đều làm thơ trước, học luật sau, đó là "bỏ gốc tìm ngọn", dẫn đến một thế hệ "thơ suông", không có ai tiếp nối được những Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Tản Đà,... Thời kỳ của những người đó đã qua rồi. Đó cũng là bi kịch của thơ mới, và của thơ VN nói chung. Hiện nay nhiều người làm thơ nhưng lại ít người làm được thơ. Nhiều người cho rằng hiện nay thơ mới đang ở cao trào chưa bao giờ có từ trước là hoàn toàn sai lầm.
Cháu chỉ tự thấy an ủi được là, tính nghệ thuật của thơ Đường luật đã được khẳng định qua mười mấy thế kỷ, chắc chắn nó không thể dễ gì bị mai một. Có thể giai đoạn hiện nay chỉ là một bước để người ta thử nghiệm và nhìn nhận lại giá trị của những gì nhân loại đã sáng tạo ra. Phong trào thơ mới đúng là một cuộc cách mạng, mà trong cách mạng thì bao giờ tư tưởng cũng cực đoan, luôn cho cái cũ là xấu và phải gạt bỏ hoàn toàn. Rồi sau hơn nửa thế kỷ qua, cháu biết có nhiều người trong giới trẻ đã và đang tự tìm đường quay lại với thơ luật cũ để khẳng định lại giá trị của nó.[/quote]
203.162.3.155 03:29, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
-Xin phép copy một số ý kiến trao đổi với 2 mod Lưu Ly và Mekong Bluesman về Thảo luận Thơ Đường luật trên wikipedia.
Xin chào Thiềng ĐứcVL, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Thành viên:Thiềng ĐứcVL không nên viết ý kiến của mình vào bài chính, mà chỗ đúng hơn là Thảo luận:Thơ Đường luật. Tôi đã chuyển qua Thảo luận:Thơ Đường luật rồi. Lưu Ly 11:51, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)
-Xin cám ơn Lưu Ly, TĐ cũng chưa rành lắm về wikipedia và đang tìm hiểu kỷ hơn. Lưu Ly cứ sửa giúp...Thanks... Xin phép hỏi tiếp mod Lưu Ly... Chơi Thơ Đường luật thì phải có xướng-họa... TĐ có những bài X-H mẫu mực thì đưa về chỗ nào cho phù hợp?
-Xin cám ơn Mekong Bluesman đã có ý kiến đề nghị trên. Thiềng DứcVL đã post thơ ở khắp các forum chuyên đề thơ (w.Thi viện / chuyên thơ có mod giỏi nhất, nên rất tâm đắc) Mấy bài thơ Xướng họa trên là để làm mẫu minh họa cho bài viết về Thơ Đường luật. Xin wikipedia tùy nghi sử dụng.
Thanks.
Thiềng ĐứcVL 11:57, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)
-Xin chân thành cám ơn các mod đã góp ý cho Thiềng ĐứcVL và lưu giữ trang thảo luận này. Với ước mong thơ VN ngày càng có chất lượng hơn nên tôi đã nói lên hết những gì cần đưa ra thảo luận kèm một số bài thơ gọi là minh họa cho những ý kiến của mình. Thế thôi.
Trang thơ này bị một số người phá hoại, cũng không sao...vì thời gian sẽ chứng minh ai đúng ai sai, không việc gì phải bút chiến như đã trình bày ở trên. Bên Trang Thơ VN Thiềng ĐứcVL cũng đã có ý kiến... Ô. Vũ Quần Phương, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật VN đã viết: "Việc quảng bá giới thiệu thơ khó tránh khỏi quy luật quảng cáo tiếp thị. Quảng cáo thơ lại không nguy hiểm tức thời như quảng cáo thuốc, người ta rộng rãi lời khen cho vui cửa vui nhà. Chỉ đọc những lời biểu dương ấy thì tưởng như nước ta đang là một "đại cường quốc thi ca", mỗi tuần xuất hiện một nhà thơ tài năng. Tưởng thế mà đọc vào lại không phải thế, là sinh bi quan, chán thơ, xa thơ."
Mọi ý kiến xây dựng giúp cho nền Thơ ca VN hay hơn, tốt hơn đều đáng trân trọng. Tôi đã nói hết rồi và sẽ không post gì thêm...
Thanks... Thiềng ĐứcVL (thảo luận) 22:59, ngày 6 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Lấy từ Thảo luận Thành viên:Thiềng ĐứcVL
Thiềng ĐứcVL (thảo luận) 14:43, ngày 19 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Cái trang Thảo luận Thành viên:Thiềng ĐứcVL đã bị sửa đổi nhiều lần nên các trích dẫn bên trên không còn nữa và cũng không chính xác nữa.
- Mục đích của các cuộc thảo luận đã xảy ra tại trang đó và trang này là để nhắc thành viên Thiềng ĐứcVL là không nên dùng Wikipedia như một forum để đăng các bài thơ của mình và Thiềng ĐứcVL cũng đã viết là sẽ không post các bài thơ đó nữa.
- Bên trên, Thiềng ĐứcVL cũng có viết "Xin phép copy một số ý kiến trao đổi với 2 mod Lưu Ly và Mekong Bluesman...", hày chú ý là:
- Tôi, Mekong Bluesman, không phải là một moderator hay sysop hay quản lý
- Tại sao Thiềng ĐứcVL cần copy một cuộc thảo luận cũ ra đây?
- Mekong Bluesman (thảo luận) 18:28, ngày 19 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Quan niệm mới
[sửa mã nguồn]Câu:
Những cách phân chia như trên ít nhiều khiên cưỡng. Trong thực tế bố cục của các bài thơ Đường luật không hoàn toàn như vậy, sẽ là không nói quá khi cho rằng kết cấu bài thơ Đường luật là “tột cùng rắc rối”. Tùy theo dụng ý tác giả nhằm toát lên nội dung chủ đạo của bài cũng như nhằm đạt được giá trị nghệ thuật cao nhất, mỗi bài thơ có thể có bố cục khác nhau, có thể được phân chia theo những cách thức khác nhau và khi đó, nếu ép bố cục máy móc theo Đề, Thực, Luận, Kết sẽ gây phá vỡ ý đồ nghệ thuật của bài.
Không thể đưa vào mục Bố cục đươc, nó chỉ là đánh giá của một số người sau này. Còn thực tế nó đã có một quá trình lịch sử lâu dài. Trước đây trong khoa cử nếu thí sinh không làm theo những quy định ngặt nghèo đó dù có hay, có nghệ thuật, có sáng tạo thì những bài thơ đúng luật vẫn được đánh giá cao hơn. Nếu Hà muốn đưa vào bài nên viết thêm mục Đánh giá vì thực tế nó chỉ là những đánh giá theo quan niệm mới.
Nếu buộc phải theo quy định của thơ Đường Luật thì khó nhất có đồng nghĩa với Tột cùng của rắc rối không ?--Duyphuong (thảo luận) 11:51, ngày 23 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Xin Góp ý : Khi đọc đến đoạn trên ,tác giả đã viết " câu thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật" tôi nhận thấy cách diễn giải của tác giả không như những gì tôi đã học qua , nên mạo muội viết ra những dòng nầy , để bạn đọc tham khảo , Nhất tam ngũ bất luận / Nhị tứ lục phân minh
có nghĩa là trong một câu thơ Đường Luật
Chữ thứ 1 , thứ 3 , thứ 5 , không cần phải theo luật , Chữ thứ 2, thứ 4 , thứ 6 , thì phải theo khuôn khổ của luật
Người góp ý : kiep_mua_Thu@yahoo.com (IP: 125.234.59.245)
Bạn IP nói đúng! Nhất tam ngũ bất luận / Nhị tứ lục phân minh, những người biết Hán tự thì đơn giản rồi. Nhưng thời nay còn nhiều thứ tiếng khác cần học, nên Hán tự không phải ai cũng biết. Thậm chí ngay cả đếm nhất, nhị, tam... có người còn không biết nữa là bất luật với phân minh. Hơn nữa Nhất tam ngũ bất luận / Nhị tứ lục phân minh cũng chỉ là học vẹt, mà chưa biết cốt lõi của nó là làm sao lại phải Nhất tam ngũ bất luận / Nhị tứ lục phân minh. Wikipedia hướng đến cái đại chúng nên biên tập cần phải nôm na nhưng lại phải để cho người ta hiểu được ngọn nguồn. --Duyphuong (thảo luận) 12:18, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- ...Nghĩa là lần lượt những câu thứ nhất, thứ 2, thứ 3, ... của câu trên phải đối với các câu thứ nhất, thứ 2, thứ 3, ... của câu dưới cả về âm và ý..., đúng là khó hiểu nhỉ?--Tranletuhan (thảo luận) 11:55, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Ngọn nguồn của nó đúng là phải thế đấy, nhưng thế thì khó thật nên người ta mới quy ước Nhất tam ngũ bất luận. Xin giải thích rõ hơn bằng hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
- Lom khom dưới núi tiều vài chú
- Lác đác bên sông chợ mấy nhà,
- Đối âm: nôm na là cứ có dấu huyền và không có dấu là vần bằng, còn sắc, nặng, hỏi, ngã đều là vần trắc. Vậy câu 2 "khom" (bằng) đối với "đác" (trắc); câu 4 "núi" (trắc) đối với "sông" (bằng); câu 6 "vài" (bằng) đối với mấy (trắc)
- Đối ý: Là ý câu thơ trên đối với ý câu thơ dưới, như (trên với dưới), (Núi với sông), (trời với đất)... Cả câu Lom khom dưới núi tiều vài chú đối với Lác đác bên sông chợ mấy nhà ý rất đối! Nhưng ta chia nhỏ ra thì nó vẫn đối ý: Lom khom đối với Lác đác; dưới núi đối với bên sông; Tiều vài chú đối với chợ mấy nhà. --Duyphuong (thảo luận) 13:10, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)
NGU NGON TU TUYET
[sửa mã nguồn]- Chua mac ao cho em
- Lau kho dong nuoc mat
- Cho den mua hoa no
- Se biet duoc ten em
- Tran Le Xuan_De Nhat Phu Nhan