Thảo luận:Đá Voi Yang-tao
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Đá Voi Yang-tao. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Đá Voi Yang-tao | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Đã từng có một cuộc biểu quyết về bài viết này. Kết quả: bài viết được cộng đồng quyết định giữ lại. |
BÀi ViẾT CẦN SỬA LẠI RẤT NHIỀU ĐỂ ĐỦ ĐỘ NỔI BẬT.MONG BẠN SẼ ĐÓNG GÓP CHO BÀI VIẾT.
Chuyển nội dung bài cùng chủ đề
[sửa mã nguồn]Đây là nội dung của bài cùng chủ đề, tôi chuyển vào đây để người đang viết có gì bổ sung vào bài đã có. Én bạc (thảo luận) 10:38, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Bắt đầu nội dung
[sửa mã nguồn]Đá voi' ở Yang Tâo gồm một cặp đá là đá voi cha và đá voi mẹ, hai hòn đá hiện lên sừng sững giữa núi rừng, mang trong mình những truyền thuyết ly kỳ. Nằm ở địa bàn Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 50 km, theo quốc lộ 27.
Theo người M’nông R’Lăm ở đây cho biết hai hòn đá đã có từ bao giờ thì không ai biết chỉ thấy chúng đã ngự trị giữa thung lũng Yang Tâo từ rất lâu rồi. Nhìn từ trên cao hai hòn đá giống như những chú voi nên được gọi là đá voi. Đá voi cha (người dân địa phương gọi là Tu Dong) nằm ở thung lũng Yang Tâo thơ mộng, sát ngay dãy núi Chư Yang Sin - mái nhà của Tây Nguyên ở mạn Đông Nam, nằm không xa con đường dẫn tới Hồ Lăk, một điểm du lịch nổi tiếng ở huyện Lăk. Cách đá voi cha không xa khoảng 5 km đi về phía nam là đá voi mẹ (hay gọi là Hòn Yang Tâo) ngự giữa cánh đồng lúa bao la, xanh ngát.
Sự di chuyển thần bí của hòn Yang Tâo
[sửa mã nguồn]Theo lời kể của cụ bà H’Jông Buôn Krông – người dân địa phương ở đây – cho biết: Đá voi cha sau nhiều lần dịch chuyển đã tiến sát về chân núi, mặt hướng về dãy núi trùng điệp. Đá voi mẹ theo giai thoại của người xưa truyền lại: Ban đầu đá nằm ở Nduôr Kruk, Buôn Dar Ju[1].
Chim “Lang Sâo” – loài chim khổng lồ có mào trắng, lông nâu được người M’nông R’Lăm gọi là chim thần - bởi muốn làm chủ vùng đất rộng lớn này nên nó tìm cách đuổi hòn đá đi. Vì vậy, con chim buông lời dè bỉu, khinh bỉ hòn đá. Để tránh sự làm phiền của chim Lang Sâo, hòn đá bắt đầu di chuyển, rời chỗ ở hiện tại của mình, chạy đến Yang Song, rồi đến Buông Nang, tiếp tục chạy tới buôn Bhuôk nhưng chim “Lang Sâo” vẫn bay sát theo sau làm phiền nó. Ở buôn Bhuôk hòn đá giấu mình ở dưới nước, thoát khỏi sự theo đuổi của chim Lang. Khi thoát khỏi sự bám riết của con chim, hòn đá đi khỏi buôn Bhuôk nhưng trời đã chập tối, hòn đá chạy, chạy trong đêm và tới Yang Blang[2] - một nơi bằng phẳng với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, yên tĩnh nên hòn đá quyết định ở lại đây, nơi hiện nay được mọi người biết đến là cánh đồng lúa buôn Dơng Băk, xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk.
Truyền thuyết hòn Yang Tâo nuốt mỹ nữ ly kỳ
[sửa mã nguồn]Truyện kể rằng, nàng Yang - người thiếu nữ xinh đẹp của buôn làng M’nông. Trong một lần theo chân người trong buôn ra đồng cấy lúa, sau khi ngồi nghỉ trên lưng hòn đá thì hai bàn chân của nàng đã dính chặt lên mình đá. Yang cố nhấc, cố kéo, nhưng không thoát ra được. Những người đi cùng nàng hốt hoảng, chạy lại kéo nàng với hi vọng giúp nàng rời khỏi đó, nhưng càng kéo hai chân nàng càng lún sâu vào trong đá hơn. Khi cha mẹ và dân làng biết chuyện xảy ra đều hớt hải chạy tới hòn đá tìm mọi cách để đưa nàng ra khỏi hòn đá nhưng thất bại. Thầy cúng nói rằng nàng Yang bị Thần đá bắt nên họ quyết định giết trâu, lợn cúng Thần đá mong Thần đá thả Yang về với gia đình và buôn làng nhưng thần đá không chấp nhận. Lúc bấy giờ cha mẹ Yang và dân làng thực sự bất lực, chỉ biết đau khổ đứng nhìn người con gái vô tội ngày qua ngày lún dần xuống đá, rời xa mọi người. Nàng Yang cũng cố gắng vùng vẫy, tay cào lên mặt đá mong rằng không bị lún sâu thêm nhưng vô dụng. Qua bảy ngày bảy đêm, cơ thể nàng lún dần từ mắt cá chân lên đầu gối, tới đùi, tới hông, rồi lên ngực, tới cằm rồi chìm hẳn vào trong lòng đá, để lại trên lưng đá một hõm sâu với những vết cào xung quanh vẫn còn in hằn cho tới bây giờ. Để tưởng nhớ nàng, dân làng đã lấy tên nàng đặt cho hòn đá. Từ đó hòn đá được người dân gọi là Yang Tâo (Yang là tên cô gái, Yang cũng có nghĩa là thần, còn Tâo có nghĩa là đá)[2].
Dấu chân trên hòn Yang Tâo
[sửa mã nguồn]Trên lưng của hai tảng đá chứa nhiều dấu tích lạ được cho là dấu chân của con người và các động vật khi leo lên mình đá để lại lúc đá còn non mềm. Tương truyền ban đầu hai hòn đá có độ lớn bằng nhau nhưng sau một biến cố, đá voi mẹ có kích thước nhỏ hơn đá voi cha. Khi đó, Nrang Lăč Lar (tên của một con voi) vì tức giận nên đuổi theo Krang (tên của một hòn đá nhỏ) để cho hòn đá nhỏ một bài học vì tội chọc tức nó. Tới Yang Tâo, hòn đá nép mình bên dưới chân đá voi, vì thế con voi leo lên lưng Yang Tâo, lấy chân đạp đạp lên mình đá nên để lại dấu chân voi đồng thời làm đá bị lún sâu vào lòng đất. Khi thấy con voi leo lên mình đá Yang Tâo, Krang lại chạy tới đá voi cha, con voi đuổi đến đá voi cha. Tới đá voi cha, con voi leo lên lưng đá, nó cứ leo lên, vừa leo vừa đạp, đá voi cha rùng mình làm cho con voi bị trượt chân và bị ngã xuống, thân mình voi bị chẻ thành từng khúc và rơi vãi xung quanh hòn đá cha trở thành những tảng đá lớn, nhỏ dưới chân đá voi cha nên đá voi cha còn được gọi là Tu Dong có nghĩa là “mộ voi”.[2]
Đá voi cha chảy máu
[sửa mã nguồn]Từ thời Pháp thuộc, thực dân Pháp muốn phá đá voi cha để làm đường, phục vụ cho việc cai trị. Chúng khoan lên mình đá những lỗ khoan nhỏ để đặt thuốc nổ. Nhưng khi khoan sâu vào lỗ khoan ở trên đỉnh hòn đá thì có dòng máu từ lỗ khoan đó chảy ra, thấm vào mình đá. Những người khoan đá kinh ngạc, sợ hãi nên bỏ chạy. Từ đó không ai dám bén mảng đến hòn đá nữa. Thời gian trôi đến sau giải phóng, chính quyền cách mạng muốn khai thác đá để phục vụ cho việc làm đường nên tiến hành khai phá. Cũng giống như lần trước, khi khoan lại lỗ khoan cũ (lỗ khoan trên đỉnh hòn đá) máu lại chảy ra. Ngay trong đêm đó, Thần đá báo mộng cho dân làng nếu còn tiếp tục phá đá thì Thần đá sẽ giáng tai hoạ xuống. Từ đó, không còn ai dám khai phá đá nữa! Đá Voi "Yang Tâo
Hình ảnh khác
[sửa mã nguồn]-
Ảnh hòn Tu Dong (đá voi cha)
-
Hòn Yang Tâo (đá voi mẹ) nằm giữa cánh đồng bao la
-
Trên lưng hòn Yang Tâo
-
Dấu chân trên hòn Yang Tâo
-
Vũng nước trên đỉnh Đá Voi Cha
Chú thích
[sửa mã nguồn]- ^ “Ly kỳ đôi đá voi cha-mẹ ở Yang Tao”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 4 tháng 5 năm 2017.
- ^ a b c Lời kể của bà H'Jông Buôn Krông