Bước tới nội dung

Thơ bài luật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thơ bài luật là một dạng kéo dài của thơ Đường luậtTrung Quốc,[1] trong đó sự đối ngẫu có trong sáu câu trở lên, cả bài gồm mười câu trở lên, theo tập quán, thường lấy số vần chẵn chục (cả bài hai mươi câu), chẵn hai chục (cả bài bốn mươi câu),… và do đó trên bài thơ thường được chia rõ bằng các chữ thập vận, nhị thập vận,… Cả bài thơ có thể dài tới hàng trăm câu, trừ hai câu đầu và hai câu cuối, các câu ở giữa đều đối nhau.[2] Đây là một loại thơ mang nặng màu sắc phô trương theo nền văn hóa của người Trung Quốc, do Dương Sĩ Khải (1279-1368) dưới thời nhà Nguyên đặt ra.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ TS. Trần Thị Lệ Thanh (22 tháng 11 năm 2016). “SỰ VẬN ĐỘNG THỂ LOẠI CỦA LUẬT TUYỆT TRONG TIẾN TRÌNH THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM”. Trường Đại học Tân Trào. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Lê, Trí Viễn (1987). Cơ sở ngữ văn Hán Nôm. 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 129. OCLC 21274999.
  3. ^ Nguyễn Minh Tường (2007). “Một số cuộc tiếp xúc giữa sứ thần Việt Nam và sứ thần Hàn Quốc thời trung đại”. Tạp chí Hán Nôm. 6 (85): 3–12. OCLC 31302367. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.