Bước tới nội dung

Thái An (xã)

22°58′47″B 105°05′21″Đ / 22,97972222°B 105,0891667°Đ / 22.97972222; 105.0891667
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thái An
Xã Thái An
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhHà Giang
HuyệnQuản Bạ
Trụ sở UBNDThôn Séo Lủng II
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLy Văn Minh
Chủ tịch HĐNDSùng Chẩn Tờ
Địa lý
Tọa độ: 22°58′47″B 105°05′21″Đ / 22,97972222°B 105,0891667°Đ / 22.97972222; 105.0891667
Thái An trên bản đồ Việt Nam
Thái An
Thái An
Vị trí xã Thái An trên bản đồ Việt Nam
Diện tích50,72 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng2.736 người[1]
Mật độ54 người/km²
Khác
Mã hành chính00910[2]
Websitexthaian.hagiang.gov.vn

Thái An là một thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Thái An có vị trí địa lý:

Xã Thái An có diện tích 50,72 km²,dân số năm 2019 là 2.736 người[1], mật độ dân số đạt 54 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Thái An được chia thành 6 thôn: Lố Thàng 1, Lố Thàng 2, Cán Hồ, Lùng Hẩu, Séo Lủng 1, Séo Lủng 2.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Thái An là một xã thuộc huyện Vị Xuyên.

Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 211-CP[3] về việc thành lập huyện Quản Bạ trên cơ sở tách xã Thái An thuộc huyện Vị Xuyên.

Xã Thái An hiện nay có Hồ thủy điện Thái An, có Núi Ba Tiên (cao trên 2.000 m so với mực nước biển), mùa Đông có tuyết phủ, dưới chân có nhiều hang động đẹp, nguyên sơ, có di tích nuôi giấu cán bộ Cách mạng Đặng Việt Hưng và khu huấn luyện Đội du kích xã Thái An năm 1944. Người dân xã Thái An mặc dù còn nghèo nhưng mến khách, lương thiện, cần cù, yêu lao động. Nếu được khai thác sẽ trở thành điểm đến lý tương cho khách du lịch trong nước và nước ngoài, nhất là những du khách ưa mạo hiểm, khám phá du lịch sinh thái.

Nhiều năm trở lại đây, Thái An đã từng bước thay đổi diện mạo, đời sống của nhân dân đã dần ổn định, số hộ nghèo giảm hàng năm từ 8-10%.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Hà Giang”. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định số 211-CP năm 1962

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]