Thành viên:XuanhieuVSP/Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro
Bản mẫu:Hộp thông tin tóm tắt về công ty Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro là liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang Nga, hiện hoạt động chủ yếu tại các mỏ dầu ở biển Đông như Mỏ Bạch Hổ, Mỏ Rồng. Trụ sở chính của Vietsovpetro đặt tại số 105 đường Lê Lợi, phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng VNR500 (Top 500), Vietsovpetro là công ty lớn thứ 5 tại Việt Nam.[1][2]
Quy mô: Vietsovpetro đóng góp khoảng 80% lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm từ Việt Nam.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Liên doanh được thành lập từ ngày 19 tháng 6 năm 1981, có trụ sở tại Vũng Tàu.
Nga (lúc đó còn là Liên Xô) và Việt Nam hiện có mỗi bên một nửa trong tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ đô la. Đại diện cho phía Việt Nam trong liên doanh là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam còn đại diện phía Nga là Liên đoàn Kinh tế đối ngoại Liên bang Nga (Zarubezhneft). Hiện nay đây là mảng hợp tác hiệu quả của hai nước, riêng ngân sách của Nga hàng năm nhận khoảng 500-700 triệu USD từ liên doanh, tổng doanh thu phía Nga đạt trên 4,5 tỷ USD.
Chi tiết các mốc thời gian lịch sử[3]
- 19/06/1981: Lễ ký Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam – Liên Xô về việc thành lập Liên doanh Dầu khí Việt -Xô (nay là Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro)
- 24/5/1984, Tàu Mikhain Mirchin phát hiện dòng dầu công nghiệp tại giếng BH-5, mỏ Bạch Hổ.
- 22/6/1984: Phát hiện dầu ở Mỏ Rồng
- 21/06/1985: Phát hiện dầu công nghiệp đầu tiên tại mỏ Rồng:
- 26/06/1986: Khai thác tấn dầu thô đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ.
- 11/05/1987: Phát hiện dòng dầu công nghiệp ở tầng Móng mỏ Bạch Hổ tại giếng thăm dò BH-6.
- 14/7/1988: Phát hiện dầu tại mỏ Đại Hùng thuộc Lô 05, bồn trũng Nam Côn Sơn.
- 16/04/1995: Bắt đầu đưa khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào bờ, cung cấp cho tổ máy nhiệt điện Bà Rịa.
- 12/10/1997: Khai thác tấn dầu thứ 50 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng .
- 31/10/1997: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định số 37KT/CTN trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Vietsovpetro lần thứ I.
- 21/01/2001: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định số 922/2001/QĐ/ CTN trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Vietsovpetro lần thứ II.
- 21/11/2001: Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu.
- 23/4/2005: Phát hiện khí - condensate tại giếng khoan TƯ-1X, mỏ Thiên Ưng - Mãng Cầu thuộc Lô 04-3, bồn trũng Nam Côn Sơn.
- 3/8/2005: Phát hiện dầu tại khu vực Nam Rồng (sau này hợp nhất thành mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi) tại giếng khoan R-20.
- 01/12/2005: Khai thác tấn dầu thứ 150 triệu.
- 24/03/2009: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định số 449/QĐ-CTN trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Vietsovpetro.
- 23/10/2010: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định số 1813/QĐ-CTN trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Vietsovpetro.
- 27/12/2010: Ký Hiệp định Liên Chính phủ về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Liên doanh Vietsovpetro.
- 7/7/2011: Phát hiện dầu tại mỏ Mèo Trắng - giếng khoan MT-1X.
- 4/8/2011: Phát hiện dầu tại mỏ Gấu Trắng - giếng khoan GT-1X.
- 30/6/2012: Phát hiện dầu tại mỏ Thỏ Trắng - giếng khoan ThT-1X.
- 08/08/2012: Vietsovpetro khai thác tấn dầu thứ 200 triệu.
- 9/12/2013: Ký Nghị định Thư bổ sung Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam trong khuôn khổ Vietsovpetro[5]
- 12/04/2016: Khai thác tấn dầu thứ 220 triệu.
- 12/2016: tại Lô 04-3; phát hiện, phát triển và đưa vào khai thác mỏ khí Thiên Ưng.
- 21/5/2018, Ông Nguyễn Quỳnh Lâm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), vừa được Hội đồng thành viên PVN điều động và bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Liên doanh dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro.
- 1/2019, phát hiện, phát triển và đưa vào khai thác mỏ Cá Tầm tại Lô 09-3/1.
- 27/12/2010, tại Hà Nội, đại diện hai Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga đã ký kết Hiệp định về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khuôn khổ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, mở ra giai đoạn hoạt động và phát triển mới của Vietsovpetro đến năm 2030. Theo thỏa thuận mới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam nắm 51% cổ phần trong liên doanh và công ty của Nga chiếm 49%.
- 2/8/2014: Phát hiện dầu tại mỏ Cá Tầm thuộc Lô 09-3/12 từ giếng khoan CT-2X tại bồn trũng Cửu Long.
- 28/12/2019: Vietsovpetro đưa vào bờ mét khối khí đồng hành thứ 35 tỷ.
- 14/2/2021, lúc 23h14p Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đạt mốc khai thác tấn dầu thứ 240 triệu
- 19/6/2021, Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Vietsovpetro (19/6/1986)
Lãnh đạo đương nhiệm
[sửa | sửa mã nguồn]- Tổng giám đốc: Nguyễn Quỳnh Lâm[4]
- Phó Tổng giám đốc thứ nhất: Bondarenko Viacheslav
- Chánh Kỹ sư: Trần Văn Vĩnh
- Phó Tổng giám đốc Địa chất: Phạm Xuân Sơn
- Phó Tổng giám đốc Vật tư: Yakovenko E.V.
- Phó Tổng giám đốc Khoa học Công nghệ:Cao Tùng Sơn
- Chánh Kế toán: Lương Quốc Dân
- Phó Tổng giám đốc: Nguyễn Tiến Vinh[5]
- Phó Tổng giám đốc Xây dựng cơ bản: Trần Xuân Hoàng
- Phó Tổng giám đốc Khoan và Sửa giếng
- Phó Tổng giám đốc Đầu tư và Phát triển: Vũ Mai Khanh
- Chánh Kinh tế: Trần Công Tín
Cơ cấu tổ chức
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện nay, Vietsovpetro có cơ cấu tổ chức gồm Bộ máy điều hành và 14 đơn vị thành viên. Đội ngũ lao động quốc tế gồm hơn 8000 cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý và công nhân có trình độ chuyên môn cao. Vietsovpetro có đủ năng lực tự thực hiện hầu hết các công việc, đồng thời còn cung cấp dịch vụ cho các đối tác hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
- Cao nhất: Cộng hòa Liên bang Nga và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Hội đồng Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro
- Ban Tổng giám đốc
- Bộ máy điều hành
- Các đơn vị thành viên
Bộ máy điều hành
[sửa | sửa mã nguồn]- Phòng Kỹ thuật Sản xuất
- Phòng Tổ chức Nhân sự
- Phòng Địa chất Khai thác mỏ
- Phòng Tài chính Kế toán
- Phòng Khoan và Sửa chữa lớn giếng khoan
- Phòng Kinh tế Kế hoạch
- Phòng Xây dựng cơ bản
- Phòng Vật tư thiết bị
- Phòng Thương mại
- Phòng Khai thác tàu biên và vận tải công nghệ
- Văn phòng
- Ban điều độ sản xuất trung tâm
- Phòng Thanh tra và bảo vệ
- Phòng Tiếp thị dịch vụ
- Phòng Luật
- Phòng An toàn sức khỏe và Môi trường
- Phòng Quản lý rủi ro và Bảo hiểm
- Ban thanh tra nội bộ
Đơn vị thành viên
[sửa | sửa mã nguồn]- Xí nghiệp Khai thác dầu khí
- Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí
- Xí nghiệp Khai thác các công trình khí
- Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng
- Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan
- Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn
- Xí nghiệp Dịch vụ Cảng và Cung ứng vật tư thiết bị
- Xí nghiệp Cơ điện
- Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế dầu khí biển
- Trung tâm an toàn và Bảo vệ môi trường
- Trung tâm Y tế
- Trung tâm Công nghệ thông tin và Liên lạc
- Khu nghỉ dưỡng Vietsovpetro (Vietsovpetro Resort)
- Khách sạn Vietsovpetro
Lĩnh vực hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Lĩnh vực hoạt động chính của Vietsovpetro là nghiên cứu khoa học, khảo sát, khoan thăm dò địa chất, thiết kế phát triển xây dựng mỏ, khai thác dầu và khí, thu gom xử lý dầu, khí và condensate tại Lô 09-1. Những năm gần đây, Vietsovpetro đã mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ra một số lô khác ở thềm lục địa Việt Nam đạt được một số kết quả quan trọng. Ngoài ra, Vietsovpetro đã và đang đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ dầu khí cho các đối tác ở Việt Nam và trong khu vực.
- Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, thu gom, xử lý, vận chuyển, tàng trữ và bán các sản phẩm dầu, khí và condensate tại CHXHCN Việt Nam, Liên bang Nga và nước thứ ba thông qua tổ chức của CHXHCN Việt Nam trên cơ sở hợp đồng;
- Nghiên cứu khoa học, khảo sát thiết kế, xây dựng và phát triển các mỏ dầu khí, thiết kế và xây dựng các công trình dầu khí;
- Mua, bán, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành dầu khí;
- Thực hiện và cung cấp các dịch vụ dầu khí cho các tổ chức Việt Nam và nước ngoài
- Các ngành nghề khác không trái với quy định của luật pháp Việt Nam.
Thành tựu
[sửa | sửa mã nguồn]Tính đến năm 2021, Vietsovpetro đã đạt:
- 241 triệu tấn dầu thô
- 35,7 tỷ mét khối khí
- 82,4 tỷ USD: Doanh thu bán dầu. Trong đó nộp Ngân sách Nhà nước và lợi nhuận phía Việt Nam 52,8 tỷ USD, lợi nhuận phía Liên bang Nga đạt 11,5 tỷ USD.
- 8 mỏ dầu giá trị thương mại gồm: Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Thiên Ưng, Cá Tầm.
- 500 giếng đã khoan hăm dò và khai thác dầu, khí với tổng chiều dài hơn 2.000 km
- 50 công trình biển đã được xây dựng lắp đặt tại Biển Đông gồm: 14 giàn khoan khai thác cố định, 28 giàn đầu giếng, 2 cụm giàn công nghệ trung tâm, 3 giàn nén khí, 2 giàn bơm ép nước duy trì áp suất vỉa, 4 giàn nhà ở, 3 tàu chứa xuất dầu và các công trình phụ trợ khác. Chưa kể các nhà giàn DK và các công trình phụ đóng theo đơn hàng của Hải quân Việt Nam
- 770km đường ống dẫn dầu khí, đường ống ngầm nội mỏ, liên mỏ
- 23 chiếc tàu công trình và tàu dịch vụ các loại
- 1400 m cầu cảng tiếp nhận đồng thời 2 tàu trọng tải 10.000 tấn
- 3 triệu tấn/năm: năng lực xếp dỡ hàng hóa qua cảng Vietsovpetro
- 5 giàn khoan tự nâng: phục vụ chưỗi hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Từ ngày thành lập đến nay, Vietsovpetro đã khảo sát hàng trăm nghìn kilômét tuyến địa chấn 2D và hàng chục nghìn kilômét vuông địa chấn 3D. Năm 2015 đã tiến hành khảo sát lại toàn bộ Lô 09-1 với diện tích gần 900 kilômét vuông bằng công nghệ địa chấn tiên tiến 3D4C; đã khoan trên 500 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu, khí với tổng chiều dài hơn 2.000 kilômét; phát hiện 8 mỏ dầu, khí có giá trị thương mại và nhiều cấu tạo chứa dầu, khí. Trong đó, đặc biệt đã phát hiện mỏ Bạch Hổ có trữ lượng lớn với đa số dầu tập trung ở tầng đá móng granite, một hiện tượng địa chất rất hiếm gặp trên thế giới.
Trên biển, tại Lô 09-1, Vietsovpetro đã phát triển và đang khai thác 5 mỏ dầu gồm: Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng và Nam Rồng – Đồi Mồi. Tại đây, Vietsovpetro đã khoan trên 450 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng được tổ hợp trên 50 công trình biển phục vụ khai thác dầu, thu gom khí, gồm: 14 giàn khoan khai thác cố định, 28 giàn đầu giếng, 2 cụm giàn công nghệ trung tâm, 3 giàn nén khí, 2 giàn bơm ép nước duy trì áp suất vỉa, 4 giàn nhà ở, 3 tàu chứa xuất dầu và các công trình phụ trợ khác. Tất cả các công trình được kết nối thành một hệ thống công nghệ liên hoàn thông qua 770 kilomet đường ống ngầm nội mỏ, liên mỏ. Ngoài Lô 09-1, Vietsovpetro đã phát hiện, phát triển và đưa vào khai thác mỏ khí Thiên Ưng từ tháng 12/2016 tại Lô 04-3; phát hiện, phát triển và đưa vào khai thác mỏ Cá Tầm tại Lô 09-3/12 từ tháng 01/2019.
Trên bờ, Vietsovpetro đã xây dựng được hệ thống căn cứ dịch vụ dầu khí tổng hợp hoàn chỉnh, hiện đại phục vụ cho các khâu trong chuỗi hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Đội khoan gồm 05 giàn tự nâng. Đội tàu dịch vụ và tàu công trình các loại gồm 23 chiếc cùng hệ thống cảng chuyên dùng với bờ cảng dài hơn 1.400 mét có khả năng tiếp nhận đồng thời 2 tàu với trọng tải 10.000 tấn và năng lực xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng đạt 3 triệu tấn/năm.
Kể từ khi khai thác dầu đến nay, Vietsovpetro đã khai thác hơn 239 triệu tấn dầu thô[6], thu gom và vận chuyển về bờ trên 35,7 tỷ mét khối khí đồng hành, doanh thu bán dầu đạt trên 82,4 tỷ USD, nộp Ngân sách Nhà nước và lợi nhuận phía Việt Nam 52,8 tỷ USD, lợi nhuận phía Liên bang Nga đạt 11,5 tỷ USD.[7]
Trong giai đoạn hiện nay, Vietsovpetro tiếp tục tận thăm dò các khu vực tiềm năng, khai thác hiệu quả, thu hồi tối đa trữ lượng dầu khí còn lại trong Lô 09-1, đồng thời tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu, đầu tư mở rộng vùng hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ra các lô mới nhằm gia tăng trữ lượng, ổn định sản lượng khai thác dầu và khí.
Tại Việt Nam cho đến nay, Vietsovpetro luôn là Liên doanh hoạt động hiệu quả nhất trong tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, có đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga, đã được Nhà nước Việt Nam hai lần phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi Mới, được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng.
Tặng thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Các huân chương, huy chương và huy hiệu Vietsovpetro được trao tặng
- Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam
- Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương cao quý thứ hai của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Danh hiệu Anh hùng Lao động - 1997, 2001
- Huân chương Độc lập hạng I - 2005
- Huân chương Độc lập hạng II - 1996
- Huân chương Độc lập hạng III - 1993
- Huân chương Quân công hạng III - 2011, 2016
- Huân chương Lao động hạng I - 1990 Huân chương Lao động hạng I - 1985 Huân chương Lao động hạng II - 2008
- Huân chương Lao động hạng III - 2007 Huân chương Lao động hạng III - 1997 Huân chương Lao động hạng III - 1996
- Huy chương Chiến công hạng I - 1995
- Huy chương Chiến công hạng III - 2001
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng I - 2015
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Công bố bảng xếp hạng VNR500 năm 2012”. VEF - Vietnamnet. ngày 11 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
- ^ “VNR500-TOP 500 DOANH NGHIỆP LỚN NHẤT VIỆT NAM”. Vietnammonitor - Vietnam Report. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
- ^ “Các mốc thời gian lịch sử”.
- ^ https://tuoitre.vn/vietsovpetro-bo-nhiem-tong-giam-doc-moi-20180521114519083.htm
- ^ “Bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Vietsovpetro”. Nangluongvietnam.vn. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Tổng sản lượng khai thác đến 2020”.
- ^ “Doanh thu dầu khí Vietsovpetro đến năm 2020”.