Thành viên:Xuân thành 3490/nháp
Trịnh Xuân Đức sinh ngày 14 tháng 4 năm 1972 tại Hà Nội, ông là một doanh nhân, diễn giả, tác giả, nhà văn, nhà khoa học và là một tiến sĩ người Việt Nam. Ông đã viết nhiều cuốn sách về chuyên ngành cấp thoát nước và enzyme.[1] Hiện ông đang là Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE).[2][3]
Trịnh Xuân Đức | |
---|---|
Sinh | 14 tháng 4, 1972 Hà Nội |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Nhà khoa học |
Nổi tiếng vì | Nghiên cứu về enzyme |
Chức vị | Tiến sĩ |
Trình độ học vấn | |
Học vấn | Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
Luận án | |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | GS.TS. Trần Đức Hạ PGS.TSKH. Ngô Quốc Bưu |
Sự nghiệp học thuật | |
Nơi công tác | Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) |
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh ra trong một gia đình trí thức tại Hà Nội với bố là giáo viên, mẹ là công chức nhà nước, thừa hưởng được những truyền thống quý báu của gia đình.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1994, ông tốt nghiệp Đại học Xây dựng với tấm bằng kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường.
Năm 2010, ông nhận bằng thạc sĩ tại AIT chuyên ngành về quản lý và kỹ thuật môi trường tại Thái Lan.
Năm 2018, sau 5 năm học tập nghiên cứu sinh tại Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông nhận được bằng Tiến sĩ kỹ thuật chuyên ngành kỹ thuật môi trường.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, ông không ngừng nỗ lực để phát triển và hoàn thiện bản thân, cũng như gây dựng một sự nghiệp đồ sộ. Ông là nhà nghiên cứu hàng đầu Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực phát triển thế hệ chất tẩy rửa mới từ Eco Enzyme – thế hệ chất tẩy rửa thứ 3. Ông là tiến sĩ kỹ thuật trong lĩnh vực xử lý nước và môi trường, đã viết nhiều cuốn sách có giá trị lớn về chuyên ngành cấp thoát nước và Enzyme. Đồng thời, ông còn là một nhà hoạt động vì môi trường và hòa bình, được bình chọn là Top 10 diễn giả về môi trường được yêu thích nhất Việt Nam năm 2021 do khán giả bình chọn. Hiện ông đang là Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE).[4][5]
- Giải pháp hữu ích cho DVIS do Cục Sở hữu trí tuệ cấp số 83669/QĐ-SHTT[6]
- Chứng nhận kiểu dáng công nghiệp cho DHK do Cục Sở hữu trí tuệ cấp số 18682
- Giải pháp hữu ích cho DHK do Cục Sở hữu trí tuệ cấp số 41064/QĐ-SHTT.
Các nghiên cứu
[sửa | sửa mã nguồn]Tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông đã theo học và nghiên cứu chuyên sâu về Enzyme nhằm ứng dụng thực tế vào các sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Cũng vào thời gian này, ông đã được tham gia nhóm nghiên cứu điện phân bậc cao giúp tạo ra các chất khử khuẩn an toàn và hiệu quả mang tên Anolyte trung tính A7.[7][8]
Ông và các cộng sự đã đưa vào thực tiễn thi công vận hành trên khắp cả nước các công nghệ xử lý nước sạch, nước thải như: DHK, DHY, MBBR, DVIS, VIC01, VIC02, VIC03 đóng góp một phần to lớn cho sự phát triển của ngành nước tại Việt Nam. Đồng thời ông phát triển thành công các sản phẩm tẩy rửa gia dụng và sản phẩm khử khuẩn có nguồn gốc hữu cơ – tự nhiên, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái. - Ông nổi tiếng qua đề án nâng cao sức khoẻ toàn diện cho người Việt với “Mô hình 5C Plus – 5 điều cần thiết cho một gia đình hiện đại” do Ts. Trịnh Xuân Đức chủ trì cùng các cộng sự Viện SIIEE. Với mục đích cụ thể là “Không một người Việt Nam nào bị bệnh”. Cụ thể của 5 điều cần thiết cụ thể là: (1) Tạo ra vitamin không khí – ion âm Dr.D từ công nghệ plasma tích hợp vào các thiết bị gia đình như quạt, ốp trần, USB trong ô tô để làm sạch không khí; (2) Tạo ra nước uống có năng lượng gọi là nước NeroH với đặc tính giống như nước trong tế bào có cấu trúc phân tử lục giác, thế oxy hoá khử âm 200mV và canxi ở thể Ion aragonite dễ dàng hấp thụ; (3) Làm sạch thực phẩm bằng dung dịch Anolyte trung tính A7 bằng công nghệ điện phân có màng chắn từ muối ăn tinh khiết giúp làm sạch vi khuẩn, vi rút và đặc biệt phân huỷ các hợp chất hữu cơ bền của thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, bảo quản; (4) Sáng tạo ra bộ công thức chất tẩy từ enzyme để thay thế cho hoá chất tổng hợp với nhiều chất phụ độc hại cho cơ thể; (5) Sáng tạo ra phương pháp thiền Dr. Enzyme và Bộ luyện tập dưỡng sinh Vô cực thiền công để hấp thụ năng lượng tự nhiên nâng cao sức khoẻ thể lực – trí lực của người Việt. Mô hình được phát triển thêm nhánh “plus” thể hiện cho điều không thể thiếu trong các gia đình Việt - phong thuỷ hiện đại, với phương pháp sử dụng cho bộ phong thủy hiện đại từ Viện SIIEE có thể KHỬ các tia đất xấu, đất dữ, đất có hài cốt để tạo ra một khu đất có năng lượng vượng khí.[7][9][8][10]
Sách
[sửa | sửa mã nguồn]- Sách khoa học:
- Hệ thống tổ hợp tương hỗ trong kỹ thuật xử lý nước thải, (Tập 1: Khoa học liên ngành phương pháp hóa lý, Lê Văn Cát – Trịnh Xuân Đức, 2014, Tập 2: Phương pháp vi sinh, Lê Văn Cát – Trịnh Xuân Đức, 2015)
- Tập 1: Tổ hợp kỹ thuật cơ bản Công nghệ xử lý nước thiên nhiên, Trịnh Xuân Đức (chủ biên), 2018
- Tập 2: Công nghệ xử lý nước thiên nhiên kỹ thuật cao, Trịnh Xuân Đức (chủ biên), 2022
- Enzyme và giải mã bí mật về tuổi thọ, TS. Trịnh Xuân Đức, 2020
- Enzyme và bà nội trợ thông thái, TS. Trịnh Xuân Đức, 2021
- Enzyme tự nhiên hỗ trợ bệnh nhân ung thư, TS. Trinh Xuân Đức, 2021
- Enzyme và những câu chuyện minh triết của cuộc sống, TS. Trịnh Xuân Đức, 2021
- Thiền Dr. Enzyme, TS. Trịnh Xuân Đức, 2022
- Dưỡng sinh Vô cực thiền công, TS. Trịnh Xuân Đức, 2022
- Rượu vang và Enzyme, con đường đến thành công và đẳng cấp, 2022
• Sách văn học:
- Thơ tình Neo&Carol “ Chuỗi hạt vô hình”, Trịnh Xuân Đức – Trần Thu Thủy, 2021.[11]
- Thơ “Vô thường” Trịnh Xuân Đức, 2022.
Bài báo chọn lọc
[sửa | sửa mã nguồn]- Trịnh Xuân Đức, Lê Anh Tuấn, Đoàn Mạnh Hùng, Trần Việt Dũng (tháng 10 năm 2012). “Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp màng vi sinh chuyển động - Moving Bed Biofilm Reactor (MBBR)”. Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam. 6 (87): 44–46.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Trịnh Xuân Đức, Trần Việt Dũng (tháng 8 năm 2012). “Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ xử lý sinh học ngắt quãn”. Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam. 5 (86).
- Trịnh Xuân Đức, Lê Anh Tuấn, Đoàn Mạnh Hùng, Đào Như Ý, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phan Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Hoàng (Tháng 1–3 năm 2015). “Xử lý đồng thời chất hữu cơ (BOD5) và amoni-nitơ (NH4+-N) trong nước thải sinh hoạt nghiên cứu cho thành phố Đà Lạt sử dụng công nghệ màng vi sinh chuyển động”. Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam. 1+2 (99+100).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
- D. X. Trinh, A. T. Le, H. M. Doan Manh, H. T. T. Nguyen, H. D. Pham, B. V. La (2014). Study on N-NH4+ removal from Undergroundwater by MBBR case study in Bach Khoa Ward - Hanoi, Vietnam. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây dựng. tr. 855–860.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Trinh Xuan Duc, Tran Duc Ha, Le Anh Tuan, Nguyen Thi Thanh Hoa, Nguyen Thi Viet Ha (2016). Application of the simultaneous process of Nitrification and Denitrification by using Moving Bed Biofilm Reactor for groundwater treatment in Ha Noi (PDF). Hà Nội: 12th International Symposium on Southeast Asian Water Environment (SEAWE 2016).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Trinh Xuan Duc, Le Anh Tuan (ngày 30 tháng 4 năm 2019). “Application of hybrid modified UASB - MBBR technology for wastewater treatment of Sao Thai Duong Pharmaceuticals and Cosmetics Factory”. Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE). 13 (2). doi:10.31814/stce.nuce2019-13(2)-10.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hồng Châu (12 tháng 7 năm 2021). “Tiến sĩ duyên nợ với enzyme”. Thời Báo Ngân Hàng. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Hồng Châu (10 tháng 7 năm 2021). “Người cả nghĩ cho sức khỏe cộng đồng”. Văn hoá và Phát triển. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Hồng Thiện, Nguyễn Hà, Nam Khánh (16 tháng 7 năm 2021). “Vì một xã hội an toàn”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Ngày ấy không quên: 30 năm của thế hệ sinh viên 34 MT2 ĐHXD”. Môi trường và đô thị. 30 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
- ^ Homevic, TS Trịnh Xuân Đức-Chân dung người lãnh đạo quyết đoán, nhiệt huyết với sự nghiệp nghiên cứu về enzyme-. “TS. Trịnh Xuân Đức - Chân dung người lãnh đạo quyết đoán, nhiệt huyết với sự nghiệp nghiên cứu về enzyme - Homevic”. TS. Trịnh Xuân Đức - Chân dung người lãnh đạo quyết đoán, nhiệt huyết với sự nghiệp nghiên cứu về enzyme - Homevic. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Trọn bộ sách Enzyme: TS. Trịnh Xuân Đức đúc kết 4 điểm quan trọng nhất của đời người”. Sáng Tạo Việt Nam VN. 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
- ^ a b News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
- ^ a b “Công nghệ plasmacluster tạo ion âm tự nhiên tinh khiết”. Môi trường và đô thị. 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
- ^ Plus, Pháp Luật. “Ứng dụng khoa học môi trường vào phòng chống dịch Covid-19”. www.phapluatplus.vn. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Mô hình 5C: Mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện là năm trụ cột cần thiết cho mỗi gia đình hiện đại”. Sáng Tạo Việt Nam VN. 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
- ^ MEDIATECH. “Bộ sách khoa học về enzyme: Phương thức nâng cao chất lượng cuộc sống”. Báo VOV. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.