Bước tới nội dung

Thành viên:Vinh10101980/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi động

[sửa | sửa mã nguồn]

Cả 4 thí sinh khởi động cùng một lúc qua 36 câu hỏi, chia vào 3 lượt với số câu hỏi tăng dần: 8, 12 và 16 câu hỏi. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông và có tối đa 3 giây tính từ lúc giành được quyền trả lời để đưa ra đáp án. thí sinh được quyền bấm chuông bất cứ lúc nào (kể cả khi MC chưa đọc xong câu hỏi). Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, mỗi câu trả lời sai (hoặc không có câu trả lời sau 3 giây bấm chuông) bị trừ 5 điểm, nhưng không tính điểm âm.

Sau 3 giây tính từ khi câu hỏi được đọc xong, nếu không có thí sinh nào giành quyền trả lời, MC sẽ công bố đáp án.

Số điểm tối đa trong phần thi này là 360 điểm khi trả lời đúng hết các câu hỏi.

Olympedia là một mục nhỏ trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia, sau khi phần thi Khởi động kết thúc, nhằm cung cấp thêm thông tin về một câu hỏi ngẫu nhiên đã được đưa ra trong phần thi này.

Vượt chướng ngại vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 4 từ hàng ngang, cũng chính là 4 gợi ý liên quan đến chướng ngại vật mà 4 thí sinh phải tìm. Có 1 gợi ý là một hình ảnh liên quan đến chướng ngại vật hoặc chính là chướng ngại vật đó. Hình ảnh được chia thành 5 ô đánh số thứ tự từ 1 đến 4 và 1 ô trung tâm, trong đó ô trung tâm cũng là một từ gợi ý.

Mỗi thí sinh có 1 lượt lựa chọn để chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này. Cả bốn thí sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian suy nghĩ 15 giây/câu. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang sẽ được 10 điểm. Ngoài việc mở được từ hàng ngang, nếu trả lời đúng, 1 góc (được đánh số tương ứng với số từ hàng ngang) của hình ảnh - cũng được mở ra. Thí sinh trả lời đúng từ gợi ý ở ô trung tâm cũng ghi được 10 điểm, đồng thời ô trung tâm của hình ảnh cũng được mở ra.

Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng chướng ngại vật trong vòng 1 từ hàng ngang đầu tiên được 50 điểm, trong 2 từ hàng ngang được 40 điểm, 3 từ hàng ngang được 30 điểm, 4 từ hàng ngang được 20 điểm, sau gợi ý cuối cùng được 10 điểm. Nếu trả lời sai chướng ngại vật sẽ bị loại khỏi vòng chơi này.

Sẽ có 15 giây để bấm chuông đưa ra câu trả lời sau khi kết thúc các từ hàng ngang và câu hỏi ở ô trung tâm. Trường hợp nếu hết giờ hoặc khi cả 4 thí sinh bị loại thì sẽ nhờ khán giả trả lời, khán giả trả lời đúng sẽ nhận kỷ niệm chương và phần quà của chương trình. Nếu không có khán giả trả lời, MC sẽ công bố đáp án chướng ngại vật.

Điểm số tối đa mà thí sinh giành được ở vòng thi này là 60 điểm.

Tăng tốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 4 câu hỏi dưới dạng nhìn nhanh - đáp gọn, sắp xếp - lựa chọn, tư duy logic, dữ kiện hình ảnh với thời gian suy nghĩ tăng dần: 10, 20, 30 và 40 giây. Bốn thí sinh cùng trả lời bằng máy tính.

  • Trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm.
  • Trả lời đúng và nhanh thứ hai được 30 điểm.
  • Trả lời đúng và nhanh thứ ba được 20 điểm.
  • Trả lời đúng và nhanh thứ tư được 10 điểm.

Điểm số tối đa thí sinh giành được ở phần thi này là 160 điểm.

Về đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 2 mức điểm: 20 và 30 điểm; mỗi mức điểm gồm 3 câu hỏi. Thí sinh có một lượt lựa chọn 3 câu hỏi tùy ý. Thời gian suy nghĩ của câu hỏi 20 điểm là 15 giây và câu hỏi 30 điểm là 20 giây.

Trả lời đúng ghi được điểm của câu hỏi, nếu trả lời sai thì một trong ba thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm nút nhanh. Trả lời đúng giành được điểm từ thí sinh trả lời sai, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi.

Câu hỏi thực hành cũng xuất hiện trong phần thi này. MC, ban cố vấn hoặc khách mời sẽ giới thiệu các dụng cụ hoặc đồ vật liên quan đến câu hỏi thực hành đưa ra cho thí sinh và được cất trong một chiếc hộp bí mật. Đối với câu hỏi 20 điểm, thí sinh thứ nhất có 15 giây suy nghĩ và 30 giây thực hành, với câu hỏi 30 điểm là 20 giây suy nghĩ và 60 giây thực hành. Nếu thí sinh trả lời sai hoặc không trả lời được câu hỏi đó thì người giành quyền bấm chuông sẽ có 20 giây thực hành với câu 20 điểm và 40 giây thực hành với câu 30 điểm. Câu hỏi dạng này chỉ xuất hiện trong một số tập nhất định, trong những tập đó sẽ chỉ có 1 câu cho mỗi tập.

Mỗi thí sinh được đặt ngôi sao hy vọng 1 lần trước bất kì câu hỏi nào, trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hy vọng được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó, trả lời sai sẽ bị trừ số điểm của câu hỏi.

Thứ tự tham gia phần thi về đích của các thí sinh như sau:

  • Lượt 1 dành cho thí sinh có điểm cao nhất sau phần thi Tăng tốc (và có số thứ tự đứng nhỏ nhất trong các thí sinh có cùng điểm).
  • Lượt 2 dành cho thí sinh có điểm cao nhất[1] trong các thí sinh còn lại (và có số thứ tự đứng nhỏ nhất trong các thí sinh có cùng điểm).
  • Lượt 3 dành cho thí sinh có điểm cao hơn[1] trong 2 người còn lại (và có số thứ tự đứng nhỏ hơn nếu 2 thí sinh bằng điểm)
  • Lượt 4 dành cho thí sinh còn lại (thí sinh có điểm thấp hơn so với các thí sinh còn lại thì thí sinh sẽ về đích cuối cùng).

Điểm số tối đa mà thí sinh tham gia giành được ở phần thi này là 390 điểm, khi cả 4 thí sinh cùng chọn 3 câu hỏi 30 điểm, và 1 thí sinh nào đó trả lời đúng cả 3 câu hỏi của mình có chọn ngôi sao hi vọng, và dành được điểm từ tất cả các câu hỏi của 3 thí sinh còn lại.

Câu hỏi phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau phần thi Về đích, các thí sinh có cùng số điểm cao nhất hoặc số điểm nhì cao nhất sẽ bước vào phần thi Câu hỏi phụ. Các thí sinh có 15 giây để trả lời các câu hỏi của chương trình. Thí sinh giành quyền trả lời nhanh nhất và trả lời đúng một trong số các câu hỏi sẽ là người dành chiến thắng, trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về thí sinh còn lại. Nếu không thí sinh nào trả lời đúng, họ sẽ bước sang câu hỏi tiếp theo để phân thắng bại. Sau 3 câu hỏi, nếu không tìm được người thắng cuộc, các thí sinh sẽ phải bốc thăm để chọn ra người thắng cuộc.

Trong một câu hỏi, nếu có thí sinh bấm chuông trả lời trước khi có hiệu lệnh của người dẫn chương trình, thí sinh đó sẽ bị mất quyền trả lời câu hỏi.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng được trao cho cả bốn thí sinh tham dự chương trình. Có ba giải là Nhất - Nhì - Ba. Giải thưởng cho thí sinh là tiền mặt. Nếu có thí sinh nào về Nhất, Vòng nguyệt quế và cúp kỷ niệm sẽ được trao tặng. Dưới đây là danh sách cụ thể:

Cuộc thi Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba
Tuần 20.000.000 VNĐ + Cúp kỉ niệm 10.000.000 VNĐ 5.000.000 VNĐ
Tháng 50.000.000 VNĐ + Cúp kỉ niệm 20.000.000 VNĐ 10.000.000 VNĐ
Quý 100.000.000 VNĐ + Cúp kỉ niệm 75.000.000 VNĐ 50.000.000 VNĐ
Số điểm nhì 2.000.000 VNĐ + Cúp kỉ niệm 1.000.000 VNĐ 500.000 VNĐ
Số điểm ba 1.000.000 VNĐ + Cúp kỉ niệm 750.000 VNĐ 400.000 VNĐ
Số điểm tư 700.000 VNĐ + Cúp kỉ niệm 500.000 VNĐ 300.000 VNĐ
Năm 42.600 USD + Cúp kỉ niệm 500.000.000 VNĐ 200.000.000 VNĐ

Các cuộc thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuần 1 - Tháng 1 - Quý 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Trần Thị Trinh THPT Chuyên Bến Tre - Bến Tre 25 20 100 0 145
Bùi Thanh Tùng THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội 40 10 50 60 160
Vũ Văn Mỹ THPT Chuyên Thái Bình - Thái Bình 35 10 110 5 160
Phan Lê Sơn Việt THPT Chuyên Hùng Vương - Gia Lai 45 40 100 20 205[2]

Tuần 2 - Tháng 1 - Quý 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Nguyễn Đình Ngọc THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa - TP. Hồ Chí Minh 40 10 60 40 150
Ngô Lê Tuấn THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt - Kiên Giang 70 10 80 -20 140
Nguyễn Quốc Thuận Linh THPT Chuyên Lương Văn Chánh - Phú Yên 100 60 100 5 265[3]
Nguyễn Thái Đức THPT Phan Chu Trinh - Đà Nẵng 40 10 100 50 200

Tuần 3 - Tháng 1 - Quý 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Lương Thị Hoàn THPT Nguyễn Thượng Hiền - TP. Hồ Chí Minh 90 10 20 0 120
Lò Thị Minh Tùng THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam - Hà Nội 50 50 50 5 155
Bùi Thị Bang THPT Chuyên Thái Nguyên - Thái Nguyên 30 0 70 60 160
Phan Xuân Linh Anh THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam 30 10 150 50 240[4]

Tháng 1 - Quý 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 1 - Quý 1
Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Phan Lê Sơn Việt THPT Chuyên Hùng Vương - Gia Lai 60 0 120 70 250[5]
Nguyễn Quốc Thuận Linh THPT Chuyên Lương Văn Chánh - Phú Yên 60 10 70 90 230
Nguyễn Thái Đức THPT Phan Chu Trinh - Đà Nẵng 70 60 60 10 200
Phan Xuân Linh Anh THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam 50 0 120 30 200

Tuần 1 - Tháng 2 - Quý 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Phạm Anh Thuận THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội 10 50 100 40 200[6]
Trần Ngọc Minh Việt THPT Chuyên Lào Cai - Lào Cai 55 0 110 -20 145
Lâm Hữu Hưng THPT Chuyên Cao Bằng - Cao Bằng 85 0 60 5 150
Trần Quốc Hải THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương 25 0 130 10 165

Tuần 2 - Tháng 2 - Quý 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Mai Thị Huy Trường Phổ Thông Năng khiếu, Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh - TP. Hồ Chí Minh 20 0 30 -20 30
Hà Hữu Tuấn THPT Chuyên Lý Tự Trọng - Cần Thơ 20 0 60 -65 15
Trịnh Thanh Phú THPT Chuyên Trần Hưng Đạo - Bình Thuận 35 10 110 50 205
Bùi Nhật Khắc Hà THPT Chuyên Quốc Học - Thừa Thiên - Huế 55 50 150 20 275
  1. ^ a b Điểm số được tính tại thời điểm sau khi thí sinh trước đó tham gia xong phần thi của mình
  2. ^ Đường lên đỉnh Olympia 22: Nam sinh Gia Lai chiến thắng thuyết phục với câu nói "hay chẳng tày may"
  3. ^ Đường lên đỉnh Olympia 22: Nam sinh Phú Yên chiến thắng nhờ sự thông minh và may mắn từ 3 năm trước
  4. ^ Đường lên đỉnh Olympia 22: Pha lật kèo của nam sinh xứ Quảng đã cho anh vòng nguyệt quế vào cuộc thi tháng
  5. ^ Đường lên đỉnh Olympia 22: Nam sinh Gia Lai tiếp tục giành vòng nguyệt quế và trở thành người đầu tiên vào quý 1
  6. ^ Đường lên đỉnh Olympia 22: Từ số điểm nhỏ nhắn, nam sinh trường Lương Thế Vinh chiến thắng áp đảo vào cuộc thi tháng 2