Bước tới nội dung

Thành viên:Veritusvn/Voltaire

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Voltaire, tên thật là François-Marie Arouet, sinh ngày 21 tháng 11 năm 1694 tại Paris và mất tại đây vào 31 tháng năm năm 1778. Ông là một nhà văn, chủ yếu về kịch nghệ và thơ, một triết gia và một nhà bách khoa thư (encyclopédiste) người Pháp, một gương mặt tiêu biểu của triết học thời kỳ Khai sáng. Ông tận hưởng danh tiếng quốc tế trong suốt cuộc đời mình.

Voltaire đánh dấu thời đại mình bằng các tác phẩm văn học và những cam kết chính trị của mình. Ông có ảnh hưởng đáng kể lên tầng lớp có học ở những thập kỷ trước Cách mạng Pháp và thời gian đầu thế kỷ XIX, nhưng ảnh hưởng này sau đó giảm dần do thắng lợi của triết học trường phái Rousseau và sự phát triển của chủ nghĩa tiền lãng mạn (préromantisme).

Đam mê nước Anh (Anglomane)[1], quan tâm đến nghệ thuậtkhoa học, chống giáo hội nhưng theo chủ nghĩa thần giáo tự nhiên, ông lên án chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo (fanatisme) ở mọi thời kỳ, cả ở Pháp và các nước khác trong cuốn Từ điển triết học của mình. Ông sử dụng danh tiếng của mình hỗ trợ những nạn nhân của sự không khoan dung hay sự tùy tiện mang tính tôn giáo, ông đưa ra lập trường của mình trong những vụ việc khác nhau, những vụ việc đã khiến ông trở nên nổi tiếng: vụ án của Calas, Sirven, của hiệp sĩ de La Barrebá tước Lally-Tollendal.

Về mặt chính trị, ông ủng hộ chế độ quân chủ ôn hòa và tự do, khai sáng bởi "các triết gia". Mô hình đầu tiên của ông là hệ thống chính quyền Anh, ra đời từ cuộc cách mạng 1688, nhưng cũng có lúc ông tin rằng có thể thấy những quân vương kiểu mẫu ở "những người chuyên chế được khai sáng" (despotes éclairés) (như Frederick của Phổ hay Catherine của Nga). Mặt khác, ông không có thiện cảm với chế độ cộng hòa, không giống như Rousseau, công dân của Cộng hòa Geneva. Trong cuộc phân chia Ba Lan lần thứ nhất (Cộng hòa hai quốc gia) năm 1772, Rousseau ủng hộ người Ba Lan, Voltaire ủng hộ phe các quân vương tiến hành phân chia.

Các tác phẩm sân khấu, thơ sử thi, chẳng hạn như La Henriade, các tác phẩm lịch sử và đặc biệt là những cuốn sách nhỏ đã đưa ông trở thành một trong những nhà văn Pháp nổi tiếng nhất thế XVIII. Tác phẩm của ông bao gồm cả những câu chuyện, nổi bật là Candide hay chàng ngây thơ, Những lá <i>thư triết học</i> (Lettres philosophiques), Từ điển triết học (Dictionnaire philosophique) và một bộ thư từ đồ sộ ước tính khoảng bốn mươi nghìn bức thư, trong đó chúng ta biết tới được hơn mười lăm nghìn.

Giữ chức vụ chính thức với tư cách là nhà sử học của nhà vua trong một vài năm, ông đã xuất bản Le Siècle de Louis XIV, Le Siècle de Louis XVEssai sur les mœurs, những tác phẩm được coi là những tiểu luận lịch sử hiện đại đầu tiên.[2] Tác phẩm Triết học về lịch sử (Philosophie de l'histoire) đã đưa ông trở thành tiền nhân của thuyết tất định luận lịch sử của thế kỷ XIX và của lịch sử văn hóa thế kỷ XX.

Trong suốt cuộc đời mình, Voltaire thường xuyên gặp gỡ những gương mặt tiêu biểu của thế giới thời đó và các quân vương. Ông có thái độ khá mâu thuẫn hướng đến các tầng lớp lao động.[3] Nhưng ông cũng là đối tượng của các nhà chức trách chính trị ở Pháp. Điều này khiến ông phải vào nhà ngục Bastille, sống lưu vong ở Anh một thời gian, và sau đó, từ năm 1759, định cư tại Ferney, nơi biên giới giữa Vương quốc Pháp và Cộng hòa Geneva.[4]

Năm 1749, sau cái chết của người tình, Émilie du Châtelet, người mà ông đã ngoại tình trong suốt 15 năm, ông đến triều đình Phổ. Nhưng thất bại với hy vọng gây ảnh hưởng đến Frederick II, ông đã rời đi sau ba năm và ra khỏi Berlin năm 1753. Sau đó, ông ẩn cư ở Les Délices, gần Geneva, rồi năm 1759 mua lại bất động sản ở Ferney. Trở lại Paris năm 1778, sau gần 28 năm vắng bóng, ông nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ những người ngưỡng mộ. Ông qua đời vài tuần sau ở đó, vào tuổi 83.

Voltaire ưa thích sự tiện nghi, những thú vui khi ngồi quanh bàn ăn và trò chuyện mà cùng với sân khấu, được ông coi là một trong những lối sống thành đạt nhất trong xã hội. Ông tích lũy được một khối tài sản đáng kể nhờ các hoạt động đầu cơ, đặc biệt là buôn bán vũ khí và các tác phẩm của mình. Điều này cho phép ông định cư ở Lâu đài Ferney (château de Ferney) từ năm 1959 và sống một lối sống xa hoa, luôn mở rộng cửa đón mọi người. Trong những năm 1770-1775, hành hương đến Ferney trở thành một phần trong hành trình giáo dục của tầng lớp thượng lưu ưa thích triết học ở châu Âu. Nhờ việc đầu tư vốn vào đây, ông đã biến ngôi làng nhỏ khốn khổ Ferney thành một thị trấn thịnh vượng. Hào phóng, vui vẻ, tuy nhiên ông hay gây gổ và đôi khi độc ác và nhỏ nhen với các đối thủ như Jean-Jacques Rousseau, Crébillon[5] hay Lefranc de Pompignan.

Những người cách mạng năm 1789, người ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, coi ông là tiền nhân, hơn cả Rousseau, nên ông đã được đưa vào điện Pantheon năm 1791, là người thứ hai, sau Mirabeau. Theo sáng kiến của Hầu tước de Villette, người tiếp đón ông trong thời gian ông ở Paris, "bến Théatines" nơi nhà văn mất được đổi tên thành “bến Voltaire". Giai đoạn chính quyền phe núi nắm quyền những năm 1793-1794, ông trở nên kém nổi tiếng hơn: Robespierre là người hâm mộ Rousseau.

Ông được nền cộng hòa thứ ba của Pháp tôn vinh: cho đến năm 1870, tại Paris, tên của ông đã được dùng để đặt cho một đại lộ, một con đường và một quảng trường.[6] Trong thế kỷ XIX, tên tuổi của ông đã nuôi dưỡng nhiệt huyết phản kháng của những người chống đối và người bảo vệ chủ nghĩa thế tục nhà nước, của trường công, và hơn thế nữa, của tinh thần Khai sáng.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sự khởi đầu (1694-1733)[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc : tranh cãi về nguồn gốc và nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Thể loại:Hội viên Hội Hoàng gia]] [[Thể loại:Thể loại:Dịch giả Pháp]] [[Thể loại:Thể loại:Người ăn chay]] [[Thể loại:Thể loại:Nhà thơ sử thi]] [[Thể loại:Thể loại:Triết gia thời kỳ Khai sáng]] [[Thể loại:Thể loại:Voltaire]] [[Thể loại:Thể loại:Bài viết chứa thông tin kiểm soát tính nhất quán]] [[Thể loại:Thể loại:Trang chứa nhận dạng ULAN]] [[Thể loại:Thể loại:Trang chứa nhận dạng RKDartists]]

  1. ^ Nordmann, Claude J. (1984). “Anglomanie et anglophobie en France au XVIIIe siècle”. Revue du Nord. 66 (261): 789. doi:10.3406/rnord.1984.4047. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Essai sur les mœurs et l’esprit des nations, édition de René Pomeau, Classiques Garnier, 2020, tome I, p. XXVIII-XXIX.
  3. ^ Il n'a aucune sympathie a priori pour les gens du peuple, contrairement à Rousseau.
  4. ^ Qui ne fait pas encore partie des cantons suisses confédérés.
  5. ^ Dans Étude sur la vie et le théâtre de Crébillon (p. XXXIII), Maurice Dutrait évoque les « mesquineries » et les « fourberies chez un aussi grand personnage que Voltaire » ; il rappelle le jugement de Saint-Beuve sur les « misères » de cet écrivain qu’il admire, et cite le chevalier du Alleurs à ce sujet : « Le caractère de Voltaire dégoûtera toujours de son talent ».
  6. ^ Devenue depuis la place Léon-Blum.