Bước tới nội dung

Thành viên:Veritusvn/Nam tính bá quyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 

Trong nghiên cứu giới, nam tính bá quyền (hegemonic masculinity) là một phần trong lý thuyết trật tự giới tính (gender order theory) của R. W. Connell. Lý thuyết này thừa nhận rằng có nhiều dạng nam tính khác nhau biến đổi theo thời gian, xã hội, văn hóa và đến từng cá nhân.[1][2][3] Nam tính bá quyền được định nghĩa là một thực hành nhằm hợp pháp hóa vị trí thống trị của nam giới trong xã hội và biện minh cho sự lệ thuộc (subordination) của cộng đồng nam giới bình thường (common) và phụ nữ, cũng như những cách bị lề hóa khác của việc là nam giới.[1][4] Về mặt khái niệm, nam tính bá quyền đề xuất giải thích nguyên nhân và cách thức nam giới duy trì vai trò xã hội thống trị trước phụ nữ và các bản dạng giới khác, vốn bị nhìn nhận như là "mang tính nữ" (đàn bà - feminine) trong một xã hội nhất định.[1]

Khái niệm về nam tính bá quyền ban đầu đại diện cho hình thức nam tính được lý tưởng hóa về mặt văn hóa. Nam tính này tách biệt về mặt xã hội và thứ bậc và quan tâm đến việc làm trụ cột; nó gây lo lắng (anxiety-provoking) và mang tính phân biệt (bên trong và thứ bậc) (differentiated internally and hierarchically; cục súc và bạo lực, giả tạo và cứng rắn, mâu thuẫn về mặt tâm lý và do đó dễ khủng hoảng; giàu có về mặt kinh tế và bền vững về mặt xã hội.[5] Tuy nhiên, nhiều nhà xã hội học chỉ trích việc định nghĩa về nam tính bá quyền như một kiểu tính cách cố định. Nó bị hạn chế về mặt phân tích, vì nó loại trừ sự phức tạp của các hình thức nam tính khác nhau và cạnh tranh với nhau.[1][3] Do đó, khái niệm nam tính bá quyền đã được cải tổ để dung chứa hệ thống phân cấp giới tính, phân bổ địa lý của các cấu hình nam tính (geography of masculine configurations), các quá trình nghiệm thân xã hội (processes of social embodiment) và động lực tâm lý-xã hội của các loại nam tính khác nhau.

Những người ủng hộ khái niệm nam tính bá quyền cho rằng nó hữu dụng về mặt khái niệm để hiểu các mối quan hệ về giới tính (gender relations), và có thể áp dụng được cho tăng trưởng tuổi thọ (life-span development), giáo dục, tội phạm học, sự trình hiện (representation) của nam tính trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sức khỏe của nam giớiphụ nữ, và cơ cấu chức năng của các tổ chức.[3] Các nhà phê bình thì cho rằng nam tính bá quyền mang tính nhị nguyên về giới (heteronormative), không tự sản sinh (self-reproducing), bỏ qua các mặt tích cực của nam tính, dựa trên một khái niệm ngầm định thiếu sót về nam tính, hoặc quá mơ hồ để có thể áp dụng vào thực tế.

Mô hình mang tính chu kỳ về cách sản sinh, tái sản sinh và duy trì nam tính bá quyền

Terry Kupers của Viện Wright mô tả khái niệm nam tính bá quyền theo như sau:

Trong văn hóa Mỹ và châu Âu đương đại, [nam tính bá quyền] đóng vai trò là tiêu chuẩn để xác định "người đàn ông đích thực". Theo [R. W.] Connell, nam tính bá quyền đương đại được xây dựng trên hai chân, sự thống trị của phụ nữ và sự phân cấp thống trị giữa nam giới với nhau. Nó cũng được định hình ở một mức độ đáng kể qua sự kỳ thị với đồng tính luyến ái. Nam tính bá quyền là định nghĩa mang tính khuôn mẫu về nam tính, thứ định hình quá trình xã hội hóa (the socialization) và khát vọng [hướng tới .ND – aspirations] của nam thanh niên. Nam tính bá quyền ở Hoa Kỳ và Châu Âu hiện nay có nghĩa là mức độ cạnh tranh cao đến mức tàn nhẫn, không có khả năng thể hiện cảm xúc nào khác ngoài tức giận; không sẵn sàng thừa nhận sự yếu đuối hay phụ thuộc, hạ thấp giá trị của phụ nữ và mọi đặc tính mang tính nữ tính ở nam giới, kỳ thị đồng tính .v.v .[6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Due to social inequalities in Australian, Sociologist Connell, Introduced the Hegemonic masculinity idea, that takes a look at male roles and their characteristics.[7]These beginnings were organized into an article[8] which critiqued the "male sex role" literature and proposed a model of multiple masculinities and power relations. This model was integrated into a systematic sociological theory of gender. The resulting six pages in Gender and Power by R. W. Connell[9] on "hegemonic masculinity and emphasized femininity" became the most cited source for the concept of hegemonic masculinity.[3] This concept draws its theoretical roots from the Gramscian term hegemony as it was used to understand the stabilization of class relations. The idea was then transferred to the problem of gender relations.



Nam tính bá quyền rút ra một số nguồn gốc lịch sử của nó từ các lĩnh vực tâm lý xã hội và xã hội học đã góp phần tạo nên văn học về vai trò giới tính của nam giới vốn đã bắt đầu thừa nhận bản chất xã hội của nam tính và khả năng thay đổi trong hành vi của nam giới. Văn học này có trước Phong trào Giải phóng Phụ nữ và các lý thuyết nữ quyền về chế độ phụ hệ cũng đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc hình thành khái niệm nam tính bá quyền. Các khái niệm cốt lõi về quyền lực và sự khác biệt đã được tìm thấy trong phong trào giải phóng người đồng tính, vốn không chỉ tìm cách phân tích sự áp bức nam giới mà còn cả sự áp bức của nam giới. Ý tưởng về hệ thống phân cấp nam tính kể từ đó đã tồn tại và ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xây dựng lại khái niệm này.

Nghiên cứu xã hội thực nghiệm cũng đóng một vai trò quan trọng khi ngày càng có nhiều nghiên cứu thực địa ghi lại hệ thống phân cấp giới tính ở địa phương và văn hóa địa phương về nam tính trong trường học, [10] nơi làm việc do nam giới thống trị, [11] và cộng đồng làng xã. [12] Cuối cùng, khái niệm này bị ảnh hưởng bởi phân tâm học . [3] Sigmund Freud đã tạo ra những cuốn tiểu sử phân tích đầu tiên về đàn ông và cho thấy tính cách người trưởng thành là một hệ thống đang bị căng thẳng như thế nào và nhà phân tâm học Robert J. Stoller [13] đã phổ biến khái niệm về bản sắc giới tính và lập bản đồ sự biến đổi của nó trong sự phát triển của các bé trai.

Khung khổ ban đầu (original framework)

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam tính bá quyền là hình thức cụ thể chuẩn mực của nam tính. Nó là cách làm đàn ông được tôn vinh nhất. Tất cả nam giới khác phải đặt mình vào so sánh tương quan với nó.[14] Trong xã hội phương Tây, hình thức nam tính thống trị hay lý tưởng mang tính văn hóa về nam tính chủ yếu phản ánh nam giới da trắng, dị tính, và cơ bản là thuộc tầng lớp trung lưu. Nam tính bá quyền ủng hộ lý tưởng về nam tính mang một số đặc điểm mà đàn ông được khuyến khích nội tâm hóa (internalize) vào các quy tắc cá nhân của riêng họ và lấy nó làm nền tảng cho các kịch bản về hành vi nam tính. Những đặc điểm này bao gồm: bạo lựchung hăng, khắc kỷ (kiềm chế cảm xúc), can đảm, dẻo dai, có sức mạnh thể chất, có tinh thần thể thao, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, phiêu lưu và thích tìm kiếm cảm giác mạnh, thích cạnh tranh, thành tích và thành công.[15] Tuy nhiên, nam tính bá quyền không hoàn toàn chiếm ưu thế, vì nó chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các hình thức nam tính phụ thuộc (subordinated), không bá quyền khác.[16] Ví dụ nổi bật nhất của cách tiếp cận này trong xã hội Âu Mỹ đương đại là sự thống trị của đàn ông dị tính và sự phục tùng (subordination) của đàn ông đồng tính.[17][14] Điều này được thể hiện ở sự loại trừ với nam giới đồng tính về mặt chính trị và văn hóa, ở bạo lực pháp lý, bạo lực đường phố và phân biệt đối xử về kinh tế với họ.[18] Nam giới đồng tính là nhóm bị phân biệt đối xử một cách rõ rệt nhất trong thời kỳ này, nhưng họ không phải là nhóm duy nhất. Những người đàn ông và chàng trai dị tính mang đặc điểm nữ tính cũng có nguy cơ bị khinh miệt tương tự.

Nam tính bá quyền không mang tính quy chuẩn theo nghĩa số lượng, vì chỉ có một số ít nam giới là có thể đáp ứng nó, cũng không phải theo nghĩa về tính thực tế, vì những hình tượng lý tưởng mang tính văn hóa về nam tính thường xuyên là những gương mặt tưởng tượng, chẳng hạn như John Wayne hay John Rambo.[19] Nó cũng ảnh hưởng đến sự kiến tạo và nhận thức về cơ thể nam giới lý tưởng theo quan điểm độc quyền của phương Tây.[20] Nam tính bá quyền thậm chí có thể còn không phải là mẫu hình phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày của đàn ông. Đúng hơn, sự bá quyền có thể hoạt động thông qua sự hình thành các hình mẫu về nam tính, những biểu tượng có thẩm quyền về văn hóa bất chấp thực tế là hầu hết đàn ông và trẻ em trai sẽ không thể hoàn toàn đáp ứng chúng.[3] Nam tính bá quyền áp đặt một tập hợp các đặc điểm lý tưởng quy định rằng một người đàn ông không bao giờ có thể không nữ tính đủ. Nam tính bá quyền đầy đủ lúc này trở thành một lý tưởng không thể đạt tới.

Sự đồng lõa (complicity) với những đặc điểm nam tính nói trên là một đặc điểm quan trọng khác của khung khổ ban đầu (original framework) về nam tính bá quyền. Tuy vậy, vì nam giới được hưởng lợi từ chế độ phụ hệ nên họ nhìn chung được hưởng lợi từ sự phụ thuộc tổng thể của phụ nữ. Dẫu sao, sự đồng lõa không dễ dàng được định nghĩa là sự phục tùng thuần túy vì hôn nhân, cương vị làm cha (fatherhood) và đời sống cộng đồng thường dẫn đến những thỏa hiệp sâu rộng với phụ nữ hơn chỉ là sự thống trị đơn giản lên trên họ. Bằng cách này, sự bá quyền không nhất thiết đạt được thông qua các biện pháp bạo lực, mà thông qua văn hóa, thể chế và sự thuyết phục.[3]

Sự tương tác giữa giới tính với giai cấp và chủng tộc tạo ra mối quan hệ sâu rộng hơn giữa những dạng nam tính khác nhau. Ví dụ, công nghệ thông tin mới đã định nghĩa lại nam tính của giai cấp trung lưu và nam tính của giai cấp lao động theo những cách khác nhau. Trong bối cảnh chủng tộc, nam tính bá quyền ở những người da trắng duy trì sự áp bức mang tính thể chế và sự khủng bố về mặt thể chất, thứ đã định hình sự hình thành những nam tính ở trong cộng đồng người da đen.[21] Có ý kiến cho rằng các nhóm từng bị đàn áp trong lịch sử như nam giới người Mỹ gốc Phi sống ở nội thành thể hiện các tiêu chuẩn về nam tính bá quyền mang tính bạo lực hơn nhằm đáp trả lại sự phục tùng và thiếu kiểm soát của chính họ.[22] Ý tưởng về sự lề hóa này luôn luôn có sự liên quan đến những gì được nhóm thống trị cho phép, do đó, tạo nên các tập con của nam tính bá quyền trên cơ sở hệ thống phân cấp xã hội hiện có.

Bên dưới khái niệm nam tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Some have asserted the fundamental idea of masculinity is seen as a flawed concept. Jeff Hearn and Alan Peterson have argued their views on masculinity. Hearn suggested the concept of masculinity is minimizing the concerning issues of male dominance, while Peterson argues the concept is creating a false idea of men, and furthering the separation of genders. [23]The concept of masculinity is said to rest logically on a dichotomization of sex (biological) and gender (cultural) and thus marginalizes or naturalizes the body. Harry Brod[24] observes that there is a tendency in the field of men's studies to proceed as if women were not a relevant part of the analysis and therefore to analyse masculinities by looking only at men and relations among men. Therefore, a consistently relational approach to gender is being called upon.

Một số người khẳng định ý tưởng cơ bản về nam tính là một khái niệm thiếu sót. Jeff Hearn và Alan Peterson đã đưa ra quan điểm của họ về nam tính. Hearn cho rằng khái niệm nam tính đang làm giảm thiểu các vấn đề đáng quan tâm về sự thống trị của nam giới, trong khi Peterson cho rằng khái niệm này đang tạo ra quan niệm sai lầm về nam giới và thúc đẩy sự phân chia về mặt giới (gender).[25] Khái niệm nam tính được cho là, một cách logic, dựa vào sự lưỡng phân (dichotomization) về giới tính (sinh học) và giới (văn hóa) và do đó lề hóa hoặc tự nhiên hóa cơ thể. Harry Brod [26] nhận xét rằng có một xu hướng trong lĩnh vực nghiên cứu về nam giới được tiến hành như thể phụ nữ không phải một phần có liên quan để phân tích và do đó phân tích các loại nam tính bằng cách chỉ tìm kiếm trong nam giới và quan hệ giữa nam giới với nhau. Do đó, người ta đang kêu gọi một cách tiếp cận mang tính quan hệ nhất quán về giới (gender).

Sự mơ hồ và chồng chéo

[sửa | sửa mã nguồn]

Early criticisms of the concept raised the question of who actually represents hegemonic masculinity.[27] Many men who hold great social power do not embody other aspects of ideal masculinity. Patricia Yancey Martin[28] criticizes the concept for leading to inconsistent applications sometimes referring to a fixed type and other times to whatever the dominant form is. Margaret Wetherell and Nigel Edley[29] contend this concept fails to specify what conformity to hegemonic masculinity actually looks like in practice. Similarly Stephen M. Whitehead[30] suggests there is confusion over who actually is a hegemonically masculine man. Inspired by Gramsci's differentiation between hegemony as a form of ideological consent and dominance as an expression of conflict, Christian Groes-Green[31] has argued that when hegemonic masculinities are challenged in a society dominant masculinities are emerging based on bodily powers, such as violence and sexuality, rather than based on economic and social powers. Through examples from his fieldwork among youth in Maputo, Mozambique he shows that this change is related to social polarization, new class identities and the undermining of breadwinner roles and ideologies in a neoliberal economy.

Những phê phán đầu tiên cho khái niệm này đặt câu hỏi về việc ai là người thực sự đại diện cho nam tính bá quyền.[32] Nhiều người đàn ông nắm giữ quyền lực xã hội lớn không thể hiện các khía cạnh khác của nam tính lý tưởng. Patricia Yancey Martin[33] phê phán rằng khái niệm này dẫn đến những ứng dụng không nhất quán, có lúc thì chỉ tới một loại nam tính cố định, lúc khác thì đề cập đến bất cứ dạng nam tính thống trị nào. Margaret Wetherell và Nigel Edley[34] cho rằng khái niệm này không cụ thể hóa ra được sự đồng lõa (conformity) với nam tính bá quyền thực sự trông như thế nào trên thực tế. Tương tự, Stephen M. Whitehead[35] cho rằng có sự bối rối về việc ai thực sự là người đàn ông có nam tính bá quyền. Lấy cảm hững từ sự phân biệt của Gramsci giữa sự bá quyền (hegemony) như một hình thức của sự đồng thuận mang tính ý thức hệ và sự thống trị như một biểu hiện của xung đột, Christian Groes-Green[36] lập luận rằng khi các nam tính bá quyền bị thách thức trong một xã hội, các nam tính thống trị đang nổi lên dựa trên sức mạnh cơ thể, chẳng hạn như bạo lực và tình dục, hơn là dựa trên sức mạnh kinh tế và xã hội. Thông qua các ví dụ từ nghiên cứu thực địa của mình với thanh niên ở Maputo, Mozambique, ông cho thấy rằng sự thay đổi này có liên quan đến sự phân cực xã hội, bản sắc giai cấp mới và sự suy yếu của vai trò và ý hệ của người trụ cột trong nền kinh tế tân tự do.

Vấn đề của tính thực tế (realness)

[sửa | sửa mã nguồn]

It has also been argued that the concept of hegemonic masculinity does not adequately describe a realness of power. Øystein Gullvåg Holter[37] argues that the concept constructs power from the direct experience of women rather than from the structural basis of women's subordination. Holter believes in distinguishing between patriarchy and gender and argues further that it is a mistake to treat a hierarchy of masculinities constructed within gender relations as logically continuous with the patriarchal subordination of women. In response to the adverse connotations surrounding the concept, Richard Collier[38] remarks that hegemonic masculinity is solely associated with negative characteristics that depict men as unemotional (see affect display), aggressive, independent, and non-nurturing without recognizing positive behaviours such as bringing home a wage or being a father.

Người ta cũng lập luận rằng khái niệm nam tính bá quyền không mô tả đầy đủ tính thực tế của quyền lực. Øystein Gullvåg Holter[39] lập luận rằng khái niệm này kiến tạo quyền lực từ kinh nghiệm trực tiếp của phụ nữ chứ không phải từ nền tảng mang tính cấu trúc của sự lệ thuộc (subordination) của phụ nữ. Holter tin vào sự phân biệt giữa chế độ phụ hệgiới (gender) và lập luận thêm rằng thật sai lầm khi coi hệ thống phân cấp nam tính được kiến tạo trong các mối quan hệ giới là liên tục về mặt logic với sự lệ thuộc của phụ nữ trong chế độ phụ hệ. Hồi đáp cho những liên tưởng bất lợi xung quanh khái niệm này, Richard Collier[40] lưu ý rằng nam tính bá quyền chỉ gắn liền với những đặc điểm tiêu cực coi đàn ông như là vô cảm (xem affect display), hung hăng, độc lập, và không chăm sóc [người khác .ND] mà không nhận ra những hành vi tích cực như mang tiền lương về nhà hay làm cha.



[[Thể loại:Thể loại:Nam tính]]

  1. ^ a b c d Scott, John biên tập (2015) [1994]. “Hegemonic masculinity”. A Dictionary of Sociology (ấn bản thứ 4). Oxford and New York: Oxford University Press. tr. 302. doi:10.1093/acref/9780199683581.001.0001. ISBN 9780191763052. LCCN 2014942679.
  2. ^ French, Henry; Rothery, Mark (2011). “Hegemonic Masculinities? Assessing Change and Processes of Change in Elite Masculinity, 1700–1900”. Trong Arnold, John H.; Brady, Sean (biên tập). What is Masculinity?: Historical Dynamics from Antiquity to the Contemporary World. Genders and Sexualities in History. London and New York: Palgrave Macmillan. tr. 139–166. doi:10.1057/9780230307254_8. ISBN 978-0-230-30725-4.
  3. ^ a b c d e f g Risman, Barbara biên tập (tháng 12 năm 2005). “Hegemonic Masculinity: Rethinking the Concept” (PDF). Gender & Society. SAGE Publications in association with Sociologists for Women in Society. 19 (6): 829–859. doi:10.1177/0891243205278639. ISSN 1552-3977. JSTOR 7640853. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Connell, R. W. (2005). Masculinities (ấn bản thứ 2). Berkeley and Los Angeles: University of California Press. ISBN 9780745634265.
  5. ^ Donaldson, Mike (tháng 10 năm 1993). “What is hegemonic masculinity?”. Theory and Society. 22 (5): 643–657. doi:10.1007/BF00993540. JSTOR 657988.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Kupers 2005
  7. ^ Connell, R. W.; Messerschmidt, James W. (2005). “Hegemonic Masculinity: Rethinking the Concept”. Gender and Society. 19 (6): 829–859. ISSN 0891-2432.
  8. ^ Carrigan, Tim; Connell, R. W.; Lee, John (tháng 9 năm 1985). “Toward a new sociology of masculinity”. Theory and Society. 14 (5): 551–604. doi:10.1007/BF00160017. JSTOR 657315.
  9. ^ Connell, R. W. (1987). Gender and power: society, the person and sexual politics. Sydney Boston: Allen & Unwin. ISBN 9780041500868.
  10. ^ Willis, Paul (1977). Learning to Labor: How Working Class Kids Get Working Class Jobs. Farnborough, England: Saxon House. OCLC 692250005.
  11. ^ Cockburn, Cynthia (1983). Brothers: male dominance and technological change. London: Pluto Press. ISBN 9780861043842.
  12. ^ Herdt, Gilbert (1981). Guardians of the flutes: idioms of masculinity. New York: McGraw-Hill. ISBN 9780070283152.
  13. ^ Stoller, Robert J. (1984) [1968]. Sex and gender: the development of masculinity and femininity. London: Karnac Books. ISBN 9780946439034.
  14. ^ a b Risman, Barbara biên tập (tháng 12 năm 2005). “Hegemonic Masculinity: Rethinking the Concept” (PDF). Gender & Society. SAGE Publications in association with Sociologists for Women in Society. 19 (6): 829–859. doi:10.1177/0891243205278639. ISSN 1552-3977. JSTOR 7640853. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ Donaldson, Mike (tháng 10 năm 1993). “What is hegemonic masculinity?”. Theory and Society. 22 (5): 643–657. doi:10.1007/BF00993540. JSTOR 657988.
  16. ^ Connell, R. W. (1987). Gender and power: society, the person and sexual politics. Sydney Boston: Allen & Unwin. ISBN 9780041500868.
  17. ^ Scott, John biên tập (2015) [1994]. “Hegemonic masculinity”. A Dictionary of Sociology (ấn bản thứ 4). Oxford and New York: Oxford University Press. tr. 302. doi:10.1093/acref/9780199683581.001.0001. ISBN 9780191763052. LCCN 2014942679.
  18. ^ Connell, R. W. (2005). Masculinities (ấn bản thứ 2). Berkeley and Los Angeles: University of California Press. ISBN 9780745634265.
  19. ^ Connell, R. W. (1987). Gender and power: society, the person and sexual politics. Sydney Boston: Allen & Unwin. ISBN 9780041500868.
  20. ^ Oldstone-Moore, Christopher (2018). “(Re)Building the Beard? – Social Science, Gender Theory, and the History of Hair”. Trong Evans, Jennifer; Withey, Alun (biên tập). New Perspectives on the History of Facial Hair: Framing the Face. Genders and Sexualities in History. London and New York: Palgrave Macmillan. tr. 15–32. doi:10.1007/978-3-319-73497-2_2. ISBN 978-3-319-73497-2.
  21. ^ Risman, Barbara biên tập (tháng 12 năm 2005). “Hegemonic Masculinity: Rethinking the Concept” (PDF). Gender & Society. SAGE Publications in association with Sociologists for Women in Society. 19 (6): 829–859. doi:10.1177/0891243205278639. ISSN 1552-3977. JSTOR 7640853. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  22. ^ Connell, R. W. (2005). Masculinities (ấn bản thứ 2). Berkeley and Los Angeles: University of California Press. ISBN 9780745634265.
  23. ^ Connell, R. W.; Messerschmidt, James W. (tháng 12 năm 2005). Risman, Barbara (biên tập). “Hegemonic Masculinity: Rethinking the Concept” (PDF). Gender & Society. SAGE Publications in association with Sociologists for Women in Society. 19 (6): 829–859. doi:10.1177/0891243205278639. ISSN 1552-3977. JSTOR 7640853. S2CID 5804166. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  24. ^ Brod, Harry (1994). “Some thoughts on some histories of some masculinities: Jews and other others”. Trong Brod, Harry; Kaufman, Michael (biên tập). Theorizing masculinities. Thousand Oaks, California: Sage Publications. tr. 82–96. ISBN 9780803949041.
  25. ^ Risman, Barbara biên tập (tháng 12 năm 2005). “Hegemonic Masculinity: Rethinking the Concept” (PDF). Gender & Society. SAGE Publications in association with Sociologists for Women in Society. 19 (6): 829–859. doi:10.1177/0891243205278639. ISSN 1552-3977. JSTOR 7640853. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  26. ^ Brod, Harry (1994). “Some thoughts on some histories of some masculinities: Jews and other others”. Trong Brod, Harry; Kaufman, Michael (biên tập). Theorizing masculinities. Thousand Oaks, California: Sage Publications. tr. 82–96. ISBN 9780803949041.
  27. ^ Connell, R. W.; Messerschmidt, James W. (tháng 12 năm 2005). Risman, Barbara (biên tập). “Hegemonic Masculinity: Rethinking the Concept” (PDF). Gender & Society. SAGE Publications in association with Sociologists for Women in Society. 19 (6): 829–859. doi:10.1177/0891243205278639. ISSN 1552-3977. JSTOR 7640853. S2CID 5804166. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  28. ^ Martin, Patricia Yancey (tháng 8 năm 1998). “Why can't a man be more like a woman? Reflections on Connell's Masculinities”. Gender & Society. 12 (4): 472–474. doi:10.1177/089124398012004008. S2CID 143573700.
  29. ^ Wetherell, Margaret; Edley, Nigel (tháng 8 năm 1999). “Negotiating hegemonic masculinity: Imaginary positions and psycho-discursive practices” (PDF). Feminism & Psychology. 9 (3): 335–356. doi:10.1177/0959353599009003012. S2CID 145350243.
  30. ^ Whitehead, Stephen M. (2002). Men and masculinities: key themes and new directions. Cambridge Malden, Massachusetts: Polity Press. ISBN 9780745624679.
  31. ^ Groes-Green, Christian (2009). “Hegemonic and subordinated masculinities: Class, violence and sexual performance among young Mozambican men”. Nordic Journal of African Studies. 18 (4): 286–304.
  32. ^ Risman, Barbara biên tập (tháng 12 năm 2005). “Hegemonic Masculinity: Rethinking the Concept” (PDF). Gender & Society. SAGE Publications in association with Sociologists for Women in Society. 19 (6): 829–859. doi:10.1177/0891243205278639. ISSN 1552-3977. JSTOR 7640853. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  33. ^ Martin, Patricia Yancey (tháng 8 năm 1998). “Why can't a man be more like a woman? Reflections on Connell's Masculinities”. Gender & Society. 12 (4): 472–474. doi:10.1177/089124398012004008.
  34. ^ Wetherell, Margaret; Edley, Nigel (tháng 8 năm 1999). “Negotiating hegemonic masculinity: Imaginary positions and psycho-discursive practices” (PDF). Feminism & Psychology. 9 (3): 335–356. doi:10.1177/0959353599009003012.
  35. ^ Whitehead, Stephen M. (2002). Men and masculinities: key themes and new directions. Cambridge Malden, Massachusetts: Polity Press. ISBN 9780745624679.
  36. ^ Groes-Green, Christian (2009). “Hegemonic and subordinated masculinities: Class, violence and sexual performance among young Mozambican men”. Nordic Journal of African Studies. 18 (4): 286–304.
  37. ^ Holter, Øystein Gullvåg (2003). Can men do it? Men and gender equality: the Nordic experience. Copenhagen: Nordic Council of Ministers. ISBN 9789289308458.
  38. ^ Collier, Richard (1998). Masculinities, crime, and criminology: men, heterosexuality, and the criminal(ised) other. London Thousand Oaks, California: Sage Publications. ISBN 9780803979970.
  39. ^ Holter, Øystein Gullvåg (2003). Can men do it? Men and gender equality: the Nordic experience. Copenhagen: Nordic Council of Ministers. ISBN 9789289308458.
  40. ^ Collier, Richard (1998). Masculinities, crime, and criminology: men, heterosexuality, and the criminal(ised) other. London Thousand Oaks, California: Sage Publications. ISBN 9780803979970.