Bước tới nội dung

Thành viên:Trúc Đồng/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trống lệnh dùng trong quân đội thời Tây Sơn

Trống cái (trống đại, đại cổ) là nhạc cụ bộ gõ, chi gõ, không định âm, có kích thước lớn, xuất hiện ở khắp Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Dù ở đồng bằng hay miền núi người ta đều nhận ra sự có mặt của trống cái.

Nó không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ mà đã trở thành một dụng cụ thông tin trong trường học, quân đội, lễ hội... từ xưa đến nay.

Cấu tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo định nghĩa "trống cái" là trống lớn (đại cổ). Người ta thường quy ước loại trống có đường kính mặt từ 50cm trở lên là trống cái. Những chiếc trống kích thước rất lớn, đường kính từ 150cm, tang trống từ 170cm còn được gọi là trống sấm.[1]

Trống cái của các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm sau:

  • Hai mặt trống bịt da (thường là da trâu, bò), đường kính từ 50cm trở lên, được cố định bằng đinh. Cũng có một số loại trống cái căng dây xạ như trống cơm, điển hình là trống k'thu của dân tộc Cơ Tu[2][3] và trống của dân tộc Ba Na.
  • Tang trống bằng gỗ, hình trụ khum, thường ghép từ nhiều mảnh gỗ và cố định bởi các vòng đai xung quanh để giữ chặt phần thân trống.[4] Một số ít loại trống cái dùng tang liền khối, như trống bát nhã trong chùa và trống cái hơgơr.[5][6]. Các nghệ nhân làng trống Đọi Tam quan niệm: "da trâu tang mít" (tang bằng gỗ mít)[7]; trong khi người Gia Rai thường dùng gỗ sao nguyên khối chế tác trống cái.[5][6]
    Trống cái tại Khu trưng bày nhạc cụ của Cố NSUT Đức Dậu
    Trống hơgơr, một loại trống cái của dân tộc Ê Đê và Gia Rai. Da trống được bịt đến giữa phần thân.
  • Trống sấm
  • Tang trống sấm
    Tang trống sấm
  • Mặt trống sấm
    Mặt trống sấm

Âm thanh trống trầm và vang xa. Người ta có thể dùng một hoặc hai dùi gỗ để đánh trống (tùy theo tính chất của công việc). Cách đánh trống có nhiều cách: đánh giữa mặt trống, rìa mặt trống hay tang trống,... Mỗi cách đều tạo âm sắc riêng. Có thể đánh nhanh hoặc chậm tùy trường hợp.

Tranh Đông Hồ vẽ cảnh múa lân, các nhân vật trong tranh sử dụng một số nhạc cụ Việt Nam như trống cái, kèn bầu, thanh la

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời sống, văn hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống cái là phương tiện thông tin trong cộng đồng (báo động, điểm giờ...) cũng như cổ động. Thời xưa có tiếng trống báo canh, trống việc làng, trống thu thuế... là chi tiết dường như chỉ còn thấy trong văn học, lịch sử. Ngày nay, tiếng trống trường từ lâu đã trở nên quen thuộc với mỗi thế hệ học sinh Việt Nam, từ buổi khai giảng đầu năm cho đến các tiết học hằng ngày. Trong nhiều trận đấu thể thao và các buổi đấu vật truyền thống, tiếng trống cùng âm thanh cổ động hò reo của khán giả đã góp phần khơi dậy tinh thần thi đấu của các vận động viên.

Trống cái, trống sấm được dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng, là nhạc khí quan trọng trong không gian đình làng, đền, chùa Việt Nam. Nghi lễ gióng trống khai hội đã trở thành một nét văn hoá độc đáo xuyên suốt hầu hết các lễ hội dân gian của người Việt. Các dân tộc thiểu số cũng dùng trống cái trong các nghi lễ.

Vị trí trong dàn nhạc dân tộc Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống cái là nhạc khí dân tộc phổ biến, xuất hiện hoà tấu trong nhiều loại hình nghệ thuật từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Trống cái có thể đứng ở một trong các vị trí sau:

  • Hoà tấu
  • Chỉ huy, dẫn nhịp
  • Khen chê
  • Đánh hồi cùng chiêng

Trống cái được treo bằng quai xách trên thân trống, hoặc đặt trên giá gỗ hay kim loại. Đối với diễn tấu cồng chiêng Tây Nguyên (Gia Rai, Ba Na), người ta còn quàng dây đeo trống trước bụng[8], hoặc treo trên giá và khiêng (như quang gánh), vừa đánh trống dẫn dắt dàn cồng chiêng vừa đi đầu theo vòng tròn xoang.[9]

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, dân tộc Thái và Thổ dùng trống cái cùng dàn cồng chiêng (xoè hoa, đâm đuống). Ở Tây Bắc nó còn xuất hiện trong đám múa sư tử.

Trống cái cũng là "nhạc trưởng" của dàn cồng chiêng nhiều dân tộc Tây Nguyên, dẫn nhịp điều khiển toàn bộ dàn chiêng.

Trống cái là nhạc cụ chủ đạo trong Hát Xoan Phú Thọ, đóng vai trò giữ nhịp.

Vào thế kỷ 1516 trống cái đã xuất hiện trong các dàn nhạc như Đường thượng chi nhạcNhã nhạc. Đến thế kỷ 18 người ta nhận thấy sự có mặt của nó trong dàn nhạc lễ và trong các ban nhạc sân khấu.

Góp mặt trong nghệ thuật tuồng (hát bội), chiếc trống cái (gọi là trống chầu) mang vai trò đại diện cho khán giả, chấm câu và đánh giá diễn xuất của nghệ sĩ (tương tự trống chầu trong Ca trù có kích thước như trống đế).[1] Trống cái trong Chèo gióng lên cùng chiêng khi mở đầu buổi diễn, sau đó tấu cùng loạt nhạc cụ gõ trong đoạn Thi nhịp.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Túy-Phượng, Trần Lê (14 tháng 7 năm 2015). “Nhạc cụ cổ truyền VN – Trống”. Đọt Chuối Non (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2025.
  2. ^ Nẵng, Báo Công an TP Đà. “Giá trị nhân văn trong kho tàng âm nhạc người Cơ tu”. cadn.com.vn. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2025.
  3. ^ thanhnien.vn (12 tháng 2 năm 2024). “Tết của người dân Đồng bào miền núi Cơ Tu ở Nam Đông”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2025.
  4. ^ “Làng nghề dưới chân núi Đọi”. Báo Hà Nam điện tử (bằng tiếng Anh). 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
  5. ^ a b “Độc đáo trống cổ của người Jrai”. Báo Gia Lai điện tử. 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
  6. ^ a b “Trống – Báu vật của người Jrai ở Gia Lai”. scov.gov.vn. 25 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
  7. ^ “Nghìn năm làng trống dưới chân núi Đọi”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. 13 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2025.
  8. ^ Acomm(http://www.acomm.com.vn), Copyright(c) 2014. “Người nặng lòng với văn hóa Jrai | Ban Dân vận Trung ương”. danvan.vn. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
  9. ^ “Bảo tồn trống da”. Báo Gia Lai điện tử. 19 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.

Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam có nhiều loại khác nhau. Những nhạc cụ đó dùng để đệm cho hát, múa, độc tấu, hoà tấu... Các nhạc cụ này còn dùng trong lễ hội, trong sinh hoạt văn hóa của mỗi dân tộc.

Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ, có tính đặc trưng bản địa, như trống đồng, đàn bầu, đàn đáy. Có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam.[1]

Theo GS. Trần Văn Khê, "những nét đặc biệt của âm nhạc dân tộc không chỉ trong nhạc cụ, nhạc khí mà còn cả trong những thủ pháp dùng để đánh những nhạc khí đó". Tổng cộng có đến vài trǎm chi loài nhạc cụ khác nhau.[1]


Dưới đây là một số nhạc cụ tiêu biểu nhất của các dân tộc Việt Nam.

Đàn tranh

Họ dây gồm những nhạc cụ phát âm thông qua sự rung của dây. Trống quân được xếp vào họ dây vì khi diễn tấu, người ta tác động lên phần dây mây.[2]

Đàn bầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Đàn bầu

Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

Tỳ bà đã du nhập từ Trung Quốc sang nước Việt từ rất sớm. Bằng chứng là hình chạm các nhạc công trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích, Bắc Ninh, có chạm hình tỳ bà giữa hai nhạc công dùng ống sênh, và ống tiêu thổi dọc. Trong khi những bức phù điêu khắc hoạ những nhạc công tay phải dùng miếng gảy (gọi là phết) tương đương tỳ bà Nhật Bản bây giờ hay tỳ bà 4 dây thời Đường (do chỉ có phím ở phần cần đàn). Còn loại tỳ bà hiện hành từ thời nhà Nguyễn du nhập từ Triều Châu, Trung Quốc trong thời nhà Minh và cuối đời nhà Thanh.

Đứng giữa hai nhạc công thổi ống sênh và ống sáo ngang. Trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, đàn tỳ bà thuộc dàn tiểu nhạc.

Đàn tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn tranh (chữ Nôm: 彈箏, tiếng Trung: 古箏; bính âm: Gǔzhēng, Hán Việt: cổ tranh) - còn được gọi là đàn thập lục hay đàn có trụ chắn, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn thuộc họ dây, chi gảy; ngoài ra họ đàn tranh có cả chi kéo và chi gõ. Loại 16 dây nên đàn còn có tên gọi là đàn Thập lục. Nay đã được tân tiến thành 21 - 25, 26 dây (cổ tranh của Trung Quốc). Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn tranh là những quãng tám rải hoặc chập và ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây và gảy dây,ngoài ra có cả dạng dùng vĩ kéo hay dùng que gõ. Đàn tranh là nhạc khí dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát và được chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như các dàn nhạc dân ca, kết hợp với những ca khúc của C-pop, nhạc Âu Mỹ,...

Trong khi các quốc gia phương Đông có những nhạc cụ nhiều dây như đàn tranh, đàn sắt thì với người phương Tây họ có đàn zither. Vậy nên đàn tranh phương Đông cũng có tầm sánh ngang zither phương Tây, tuy âm điệu của chúng hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra, những loại đàn thuộc họ đàn tranh ở hầu hết các nước trong khu vực châu Á luôn có một phiên bản mini cho trẻ em và người mới chơi học diễn tấu.

Đàn đáy

[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn đáy là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo ra. Không rõ đàn đáy xuất hiện lần đầu vào năm nào nhưng nó được nhắc đến gần 500 năm qua.

Đàn nguyệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn nguyệt (tiếng Trung: 月琴; bính âm: Yùeqín, Hán Việt: nguyệt cầm) - là nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, trong Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt". Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây (đàn nguyệt Trung Quốc), sau rút lại còn 2 dây. Nó là một nhạc cụ quan trọng trong dàn nhạc kinh kịch Bắc Kinh, thường đảm nhận vai trò là nhạc cụ giai điệu chính thay cho phần dây cung.

Đàn nhị (đàn cò)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn nhị (ở miền nam Việt Nam gọi là đàn cò) là nhạc cụ có cung vĩ, vốn xuất xứ từ Ấn Độ, du nhập vào Trung Quốc vào thế kỉ I, xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỉ X. Ngoài người Kinh, nhiều dân tộc khác cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Mường, Dao, Giáy, Người Chăm...). Họ có những loại tương đương đàn nhị bằng cấu tạo khác nhau.

Đàn tam và 4 kèn bầu

Đàn tam là nhạc cụ có 3 dây (tam là 3) xuất xứ từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Trước đây người ta thường dùng nhạc cụ này trong dàn nhạc bát âm, ngày nay phần lớn các dàn nhạc đều có đàn tam với đủ loại kích cỡ, từ nhỏ, vừa đến lớn và cả loại đàn tam âm trầm, hòa điệu với những nhạc cụ âm trầm khác trong dàn nhạc.

Đàn tam thập lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tam thập lục là nhạc khí dây, chi gõ vốn xuất xứ từ Ba Tư du nhập qua Trung Quốc với tên dương cầm. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Tuy nhiên ngày nay một số nghệ nhân đã cải tiến đàn này bằng cách mắc thêm nhiều dây nữa để đánh được nhiều âm hơn, kể cả những âm nửa cung.

Đàn tứ

[sửa | sửa mã nguồn]
Đàn tứ

Đàn tứ là một nhạc cụ Việt Nam có âm cao, do có 4 dây nên người ta gọi là đàn tứ (tứ là bốn).

Họ màng rung

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc cụ họ màng rung là nhạc cụ phát ra âm thanh qua sự rung của màng căng (bề mặt da).[3] Trong kho tàng nhạc cụ Việt Nam, thuộc họ này có các loại trống da, tang gỗ. Việt Nam có đa dạng loại trống khác nhau tương ứng với âm sắc, chức năng khác nhau.

Trống cái

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống cái là các loại trống lớn, đường kính từ 50cm trở lên. Trống kích thước rất lớn (từ 150cm) còn có tên là trống sấm. Từ miền núi đến đồng bằng người ta đều nhận ra sự có mặt của trống cái.

Trống cơm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống có chiều dài khoảng 55-70cm, đường kính 18-20cm, có một mặt trầm và một mặt bổng. Sở dĩ có tên gọi này vì người ta dùng cơm để định âm trống.

Trống đế

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống đế là nhạc cụ chính trong hát Chèo, ngoài ra còn xuất hiện trong hát Xoan.

Trống chầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống chầu là tên gọi cho loại trống dùng để chấm câu, khen chê trong Ca trù và Hát bội.

  • Trống chầu Ca trù kích thước gần như Trống đế, nhưng to hơn một chút, đánh bằng dùi dài (gọi là roi chầu) từ 36cm.
  • Trống chầu Hát bội là một dạng trống cái.

Trống chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống chiều cao khoảng 38cm, đường kính 36cm, xuất hiện trong Hát bội và các dàn nhạc nghi lễ, cung đình.

Trống bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống dẹt, đường kính khoảng 20cm, chiều cao 7-8cm, dùng trong hát Chầu văn.

Trống khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Kích thước như trống bản (đường kính 20cm, chiều cao 7-8cm), nhưng có cán cầm. Trống khẩu thường dùng trong các đội tế lễ đình làng, đền thờ, ngoài ra còn góp mặt trong Hát múa Ải Lao mỗi dịp lễ hội Gióng Phù Đổng.

Trống bộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống bịt da một mặt, kích thước nhỏ: Cao 6cm, đường kính 10cm. Dùng trong dàn nhạc lễ và Nhã nhạc Cung đình Huế.[4]

Trống mảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống bịt da một mặt, kích thước lớn hơn trống bộc. Trống mảnh đi thành cặp, một trống trầm một trống bổng, cả hai cầm trên 1 tay. Cùng với sênh sứa, đàn nhị, trống cơm và mõ, trống mảnh là nhạc cụ không thể thiếu trong hát Xẩm. Cách diễn tấu có phần nào giống trống cơm: mặt trầm đánh theo nhịp trường canh, mặt bổng luồn theo giai điệu.

Trống dài nhỏ đeo trước ngực, thường dùng trong múa dân gian (múa Bồng Triều Khúc).

Trống nêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống của người Dao.

Trống tang sành

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống của người Cao Lan.

Trống Paranưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống của người Chăm, kích thước dài như trống cơm.

Trống Ghinăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống của người Chăm.

Đàn đáy và ca trù
Đàn nguyệt
Đàn T'rưng

Kèn bầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Kèn bầu là nhạc khí hơi, sử dụng dăm kép (còn gọi là Kèn già nam, Kèn loa, Kèn bóp, Kèn bát).Kèn Bầu là nhạc khí hơi dăm kép rất phổ biến trên toàn thế giới, đồng thời một số nước khác ở Châu Âu hay Châu Á (trừ Nhật Bản và Lào) cũng có. Kèn Bầu được nhập vào Việt Nam và trở thành nhạc khí của các dân tộc Việt Nam như Tày, Chăm.

Nó là nhạc cụ do nam giới sử dụng trong việc đón khách, đám cưới, đám ma, trong hội hè của các dân tộc thiểu số và là thành phần quan trọng nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế và chầu văn của người Kinh. Người ta thường diễn tấu nhạc cụ này với trống, chũm choẹ và chuông, đôi khi kết hợp với thanh la.

Sáo ngang

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại.

Tiêu là nhạc cụ xuất hiện ở Trung Quốc du nhập vào Việt Nam hàng ngàn năm nay. Nó là nhạc cụ thổi hơi có cấu tạo đơn giản hơn cả sáo ngang, vì chỉ có một ống nứa và một số lỗ khoét. Nếu sáo thường được thổi ngang thì tiêu lại thổi dọc.

Họ Tự thân vang

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ tự thân vang chỉ các nhạc cụ phát ra âm thanh trên chính phần thân, tác động bằng cách gõ vào nhau hoặc dùng dùi gõ.[5] Trống đồng, cồng chiêng được xếp là nhạc cụ tự thân vang.

Chuông là nhạc khí thường dùng trong Phật giáo, Tín ngưỡng hầu đồng cũng như các nơi thờ tự của Công giáo. Nhìn chung âm sắc chuông nhà thờ có âm sắc sáng hơn (tần số cao hơn) chuông chùa. Ngoài chuông lớn (đại hồng chung) còn có một dạng chuông nhỏ hơn, hình bát, gọi là chuông gia trì.

Đàn đá

[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn đá là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau

Đàn T'rưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một loại nhạc cụ của Tây Nguyên gồm nhiều ống tre, nứa xếp thành dàn, đánh bằng dùi nhỏ.

Biên khánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Biên khánh là một nhạc cụ gõ Trung Hoa cổ xưa bao gồm một bộ chuông chùm bằng đá nhẵn nhụi hình chữ L còn được hiểu như là khánh, chơi một cách du dương. Bộ nhạc khí này được du nhập vào cung đình Việt Nam từ thời phong kiến.[6]

Mõ được xếp là một nhạc khí tự thân vang, phổ biến ở Việt Nam. Trên thực tế mõ được sử dụng vào các môi trường khác nhau và có những chức nǎng khác nhau.

Phách (Sênh)

[sửa | sửa mã nguồn]

Phách là nhạc cụ gõ, xuất hiện trong nhiều thể loại ca, múa nhạc ở Việt Nam từ lâu đời. Phách có nhiều loại và tên gọi khác nhau. Trong hát xẩm phách gọi là cặp kè; trong cải lương và dàn nhạc tài tử phách là song lang; trong ca Huế phách là sênh, còn trong dàn nhạc tuồng, đám ma, múa tôn giáo và múa dân gian người ta mới gọi là phách...

Sênh tiền

[sửa | sửa mã nguồn]

Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền. Ngày nay có người gọi là sinh tiền (hoặc sanh tiền). Nhìn chung, nhạc cụ này là một loại sinh có gắn những đồng tiền vào nên gọi là sênh tiền. Con chim.

Song lang là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt dùng để giữ nhịp trong dàn nhạc.

Trống đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trống đồng được xếp vào họ Tự thân vang, là nhạc khí của người Việt cổ cũng như dân tộc Lô Lô.

Một số loại khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem bài Nhạc cụ người dân tộc thiểu số Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Bài phỏng vấn GS. Trần Văn Khê: Làm cách nào khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam?”. vietsciences.free.fr. 9 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2025.
  2. ^ Túy-Phượng, Trần Lê (22 tháng 6 năm 2015). “Nhạc cụ cổ truyền VN – Trống Quân/Trống Thùng”. Đọt Chuối Non (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2025.
  3. ^ “Membranophone | Hand Drum, Frame Drum, Drumhead | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2025.
  4. ^ Túy-Phượng, Trần Lê (15 tháng 7 năm 2015). “Nhạc cụ cổ truyền VN – Trống Bộc”. Đọt Chuối Non (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2025.
  5. ^ “Idiophones”. www.europeana.eu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2025.
  6. ^ Đại Dương (9 tháng 12 năm 2010). “Sắp phục chế thành công 2 bộ nhạc cụ độc đáo đã thất truyền”.