Thành viên:Tentothehundred/Tōdō Takatora
Tōdō Takatora | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 1600 – 1608 |
Kế nhiệm | Matsudaira Sadafusa |
Nhiệm kỳ | 1608 – 1630 |
Kế nhiệm | Tōdō Takatsugu |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 16 tháng 2, 1556 (6 tháng 1 Hoằng Trị 2)[1] Làng Tōdō, Tỉnh Ōmi, Nhật Bản |
Mất | 9 tháng 11, 1630[2] Edo, Nhật Bản | (74 tuổi) (5 tháng 10 Khoan Vĩnh 7)
Vợ | Chính thất: Kuba-in - con gái của Isshiki Yoshinao Vợ hai: Shōju-in - con gái của Chō Tsurahisa |
Cha | Tōdō Torataka |
Mẹ | Con gái của Tōdō Tadataka |
Con cái | Tōdō Takatsugu Tōdō Takashige Chính thất của Gamō Tadasato Ketoku-in (vợ của Yamaoka Naonori và Watanabe Mamoru) Tōdō Takayoshi Vợ của Tōdō Takanori Chính thất của Okabe Nobukatsu |
Tōdō Takatora (
Cùng với Kuroda Yoshitaka và Katō Kiyomasa, Tōdō là một trong "Trúc thành tam danh nhân" (Ba danh nhân xây thành)[3]. Ông đã đảm nhận nhiều dự án xây thành, cũng như là người tiên phong kiểu xây tenshu Sōdō rất công phu, bao gồm việc tỉ mỉ xây nhiều dãy nhà tháp xung quanh các bức tường đá cao.[3] Tuy là một tozama daimyō, ông sở hữu thực lực siêu phàm, có thể sánh ngang với các bakkaku thân cận của Tokugawa Ieyasu.[4]
Xuất thân
[sửa | sửa mã nguồn]Gia tộc Tōdō trước đây được coi là một gia tộc thổ hào đại diện cho một thôn, và Takatora là người đã đưa gia tộc này lên vị trí daimyō. Tuy nhiên, tổ tiên của Takatora là Tōdō Kagemori lại là một samurai dưới trướng Hirohashi Kanenobu.[5] Gia tộc Tōdō cũng xuất hiện trong nhiều nhật ký cổ và cũng là một gia tộc quyền lực tại Kyōto.[6]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Đổi chủ liên tục
[sửa | sửa mã nguồn]Takatora sinh ngày 6 tháng 1 Hoằng Trị 2 (1556) tại thôn Tōdō, quận Inugami, tỉnh Ōmi (hiện là Zaiji, Kōra, Shiga). Ông là con thứ của thổ hào địa phương Tōdō Torataka.[1][6][7] Mẹ của ông là Tora trước đây là con gái của gia tộc Takara, về sau trở thành con nuôi của Tōdō Tadataka.[1]
Tên thời thơ ấu của ông là Yokichi. Từ khi còn nhỏ, thể trạng của ông đã to lớn hơn thường, và phải bú sữa của nhiều nhũ mẫu khác nhau. Tính cách của ông cũng rất hung bạo, và đến năm 13 tuổi, Takatora đã cao hơn anh trai là Tōdō Takanori và có thể hình săn chắc.[8] Sau khi Takanori chết trận, Takatora trở thành người thừa kế gia tài khi còn rất trẻ.[8]
Ban đầu, Torataka phụng sự lãnh chúa tỉnh Ōmi là daimyō Azai Nagamasa[9] và giành chiến thắng đầu tiên cùng cha là Torataka dưới trướng Isono Kazumasa tại trận Anegawa vào năm Nguyên Quy 1 (1570).[10] Trong cuộc tấn công thành Usayama, Takatora cũng tham chiến tích cực và nhận được thư khen thưởng cùng wakizashi từ Nagamasa. Tuy nhiên năm Nguyên Quy 3 (1572), sau khi xảy ra tranh chấp về công trạng với Yamashita, một đồng nghiệp của ông, Takatora đã đào ngũ. Khi đó ông mặc lộn ngược áo daimon no haori (haori in mon của gia tộc) để tránh bị truy bắt.[11]
Năm Thiên Chính 1 (1573), gia tộc Azai bị Oda Nobunaga tiêu diệt tại cuộc vây hãm thành Odani, và Takatora được chào đón nồng nhiệt bởi Atsuji Sadayuki, chủ thành Yamamotoyama, đồng thời là cựu thần của gia tộc Azai. Tuy nhiên, ông đã sát hại hai đồng nghiệp là Atsuji Natanosuke và Hirobe Monpei vì không tuân lệnh và trở thành rōnin. Trong thời gian này, Takatora bắt đầu giao lưu với Watanabe Satoru.
Sau đó, ông chuyển sang phục vụ một cựu thần khác của gia tộc Azai là Isono Kazumasa và quản lý 80 thạch.[12] Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông tiếp tục chuyển sang thành Sawayama làm việc cho Oda Nobuzumi, cháu họ của Nobunaga. Việc này cũng không kéo dài lâu vì hai người không hợp ý nhau.
Gặp gỡ ân nhân Hidenaga
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Thiên Chính 4 (1576), Torataka bắt đầu phục vụ Hashiba Hidenaga (Toyotomi Hidenaga), em một trọng thần của Oda Nobunaga là Hashiba Hideyoshi và nhận lương 300 thạch. Ông cũng đổi quán danh thành Yoemon trong khoảng thời gian này.[9][12][10]
Tháng 10 năm Thiên Chính 5 (1577),[13] Hashiba Hidenaga dẫn 3000 quân đánh chiếm các thành Iwasu và Takeda tại tỉnh Tajima. Takatora thành công phục kích thành Takeda nhờ chỉ dẫn của Iai Masasada[a], được tăng bổng thêm 1000 thạch và trở thành ashigaru taishō (chỉ huy bộ binh). Tuy nhiên, khi dẫn 120 kỵ binh chống lại một cuộc nổi loạn tại Oshirodani và Kojōzan, ông chịu nhiều khó khăn khi gặp phải lực lượng phản kháng mạnh mẽ, cũng như bị En'ya Saemonnojō tấn công từ thành Tochitani.[b]. Có người nói rằng Takatora một mình một ngựa dập tắt cuộc nổi loạn và đám quân từ thành Tochitani sau khi phải chịu nhiều thương vong.[14][13]
Năm sau đó, ông tiếp tục tòng quân và tham gia cuộc vây hãm Miki.[13] Ngày đầu năm mới năm Thiên Chính 8 (1580), trong cuộc tấn công thành Takanoo, Takatora đánh bại lão tướng của Bessho Tomoyuki là Kako Rokurōemon trong nửa khắc, đồng thời chiếm con ngựa quý của ông là Kakokoku.[15][16] Ngày 17 cùng tháng, thành Miki chính thức đầu hàng, và Takatora được tăng bổng 2000 thạch nhờ chiến công.
Năm Thiên Chính 9 (1581), ông bắt đầu dẹp cuộc nổi loạn Ojiro-ikki xảy ra trong địa phận của chủ quân Hashiba Hidenaga. Ông đã lên kế hoạch tấn công 92 người của Ojiro Daizen tại thôn Ojihi, quận Shitsumi cùng Tochio Yūzen và Iai Masahiro, tuy nhiên do phe địch nhận hỗ trợ từ Urihara, Takatora đã bị thương ở đùi trong khi tấn công và phải rút lui. Sau đó, trong khi giao chiến tại thôn Kuragaki, ông bị ngã ngựa và gặp nguy trước khi Tochio Yoshitsugu, con của Yūzen tới trợ giúp ông trở lại chinh chiến. Cùng năm đó, Takatora gặp vợ tương lai, con của Isshiki Yoshinao.[17]
Với chiến công đánh dẹp thổ hào ở tỉnh Tajima, Hashiba Hidenaga tăng lãnh thổ của Takatora thêm 3000 thạch, và phong ông trở thành teppō taishō (chỉ huy pháo binh).[18] Takatora cũng tham gia các chiến dịch được Hidenaga khởi xướng như chiến dịch Chūgoku năm 1577 hay trận Shizugatake. Tại trận Shizugatake, ông bắn hạ Sakuma Morimasa và xuất sắc mở đầu một chiến thắng, nhờ đó được thưởng 1300 thạch.[18] Tại trận Komaki và Nagakute, ông cũng góp công lớn tấn công các thành Mine và Matsugashima.
Năm Thiên Chính 13 (1585), trong khuôn khổ cuộc chinh phạt Kishū, Takatora đã buộc hàng Yukawa Naoharu và chém chết Yamamoto Shuzen.[18] Sau chiến tranh, ông được ban cho lãnh thổ 1 vạn thạch tại Kokawa, tỉnh Kii.[19] Ông cũng đảm nhận việc xây dựng các thành Saruokayama và Wakayama - những dự án xây thành đầu tiên của ông. Cùng năm đó, trong chiến dịch Shikoku, ông được Toyotomi Hideyoshi ban thêm 5400 thạch, qua đó trở thành daimyō sở hữu 1 vạn thạch. Trong quá trình xây dựng tượng Phật trong Đại Phật điện của chùa Phương Quảng, Takatora nhận lệnh từ Hideyoshi phải vận chuyển gỗ từ Kumano.[19]
Năm Thiên Chính 14 (1586), Hideyoshi mới nhậm chức kanpaku đã yêu cầu Hidenaga xây dựng một dinh thự cho Tokugawa Ieyasu đang lên Kyoto diện kiến Hideyoshi trong khuôn viên Jurakudai. Hidenaga đã chỉ định Takatora đảm nhận công việc này.[20] Takatora đã tự ý thay đổi bản vẽ được trình cho ông để khắc phục các thiếu sót trong khâu phòng bị, và các chi phí phát sinh đều được ông gánh chịu. Sau đó, khi bị Ieyasu hỏi về những điểm thay đổi này, Takatora đáp: "Thần đã tự ý thực hiện thay đổi như vậy, vì nếu một võ tướng vang danh thiên hạ như ngài Ieyasu có mắc sai lầm, chủ quân là Hidenaga sẽ mất mặt, còn danh tiếng của kanpaku Hideyoshi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nếu ngài có không vừa ý, xin hãy thẳng thắn trừng phạt thần."[20][18]
Năm Thiên Chính 15 (1587), trong trận Nejirozaka thuộc chiến dịch chinh phạt Kyūshū, Takatora đã tiên phong giải cứu Miyabe Keijun đang bị quân Shimazu tấn công, qua đó được thưởng 2 vạn thạch.[20] Nhờ những chiến tích này, ông được Hideyoshi phong tước Tòng ngũ vị hạ, đồng thời được bổ nhiệm làm trấn thủ tỉnh Sado. Năm Thiên Chính 17 (1589), ông đã cho xây thành Akagi (nay thuộc thôn Kiwa, thành phố Kumano, tỉnh Mie) để làm căn cứ trấn áp cuộc nổi loạn Kitayama-ikki, đồng thời ra lệnh chặt đầu nhiều nông dân trên đèo Tabirako.[21] Tại đó, ông đã nói: "Đến thành Akagi là một đi không trở lại. Nơi tốt nhất để bỏ mạng chính là Tabirako."[22]
Thời đại daimyō
[sửa | sửa mã nguồn]Hidenaga mất năm Thiên Chính 19 (1591), và Takatora chuyển sang phục vụ cháu họ của Hidenaga là Hashiba Hideyasu (Toyotomi Hideyasu),[23] và thay mặt Hideyasu tham gia cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ nhất. Hideyasu mất sớm năm Văn Lộc 4 (1595), khiến ông xuất gia và lên núi Koya ở. Hideyoshi tiếc nuối tài năng của Takatora và ra lệnh cho Ikoma Chikamasa mời ông về, đồng thời tặng ông 5 vạn thạch. Do đó, Takatora hoàn tục và trở thành daimyō lĩnh 7 vạn thạch tại Iwajima, tỉnh Iyo (nay là thành phố Uwajima).[24]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Một samurai địa phương.
- ^ Có thể chỉ En'ya Takakiyo.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Fukui 2016, tr. 6.
- ^ Fukui 2016, tr. 189.
- ^ a b Fukui 2016, tr. 2.
- ^ Fujita 2006, tr. 10.
- ^ Ebara, Masaharu (2011). “藤堂家始祖『三河守景盛』の素顔” [Sự thật về thủy tổ của gia tộc Tōdō - Kagemori, trấn thủ tỉnh Mikawa]. Rekishisho Tsūshin (bằng tiếng Nhật). 196.
- ^ a b Fujita 2018, tr. 48.
- ^ Fujita 2006, tr. 26.
- ^ a b Fukui 2016, tr. 8.
- ^ a b Fujita 2006, tr. 29.
- ^ a b Fujita 2018, tr. 49.
- ^ Fukui 2016, tr. 12-13.
- ^ a b Fukui 2016, tr. 11.
- ^ a b c Fukui 2016, tr. 13.
- ^ Nishio, Takamasa. 秀吉の但馬平定と大屋 [Hideyoshi bình định Tajima và Ōya] (bằng tiếng Nhật). 10.
- ^ Fujita 2006, tr. 35.
- ^ Fukui 2016, tr. 14.
- ^ Fukui 2016, tr. 17.
- ^ a b c d Sakuragi, Kendō. 高山公実録 [Thực lục Kōzankō] (bằng tiếng Nhật). tr. 18.
- ^ a b Fukui 2016, tr. 35.
- ^ a b c Fukui 2016, tr. 41.
- ^ Kodama, Kōta; Tsuboi, Kiyotari; Hirai, Kiyoshi; Murai, Masuo; Murata, Shūzō (1980). 日本城郭大系 [Tổng hợp thành quách Nhật Bản] (bằng tiếng Nhật). 10. Shin-Jinbutsuoraisha. tr. 187–188.
- ^ 三重県の歴史散歩 [Tản bộ dọc theo lịch sử tỉnh Mie] (bằng tiếng Nhật). 271: NXB Yamakawa. 2007.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
- ^ Fukui 2016, tr. 43.
- ^ Fukui 2016, tr. 49.