Bước tới nội dung

Thành viên:TUIBAJAVE/nháp/nháp công cộng/Cuộc chiến cờ vàng - cờ đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cuộc chiến cờ vàng - cờ đỏ (tiêu đề tạm) là cuộc chiến tâm lý và biểu tượng trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chiến xảy ra giữa hai bên tranh chấp chính trị, với một bên sử dụng lá cờ đỏ và một bên sử dụng lá cờ vàng làm biểu tượng cho mình.

Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn
Thời gianthế kỷ 18
Địa điểm
Việt Nam
Tham chiến
Tây Sơn chúa Nguyễn

Phong trào Tây Sơn nổi lên vào cuối thế kỷ 18 đã sử dụng một lá cờ biểu trưng cho họ. Đó là một lá cờ màu đỏ thường được gọi là cờ đào. Trong chiến tranh với phe quân đội chúa Nguyễn, ở những thành trì mà quân Tây Sơn chiếm được họ treo cờ đỏ lên. Trái ngược với đối phương, phe chúa Nguyễn sử dụng lá cờ màu vàng.[1] Các thành trì mà các bên tái chiếm được họ hạ cờ đối phương xuống và treo cờ của mình lên.[2] Không chỉ thành trì, các mục tiêu quân sự khác bị chiếm, như chiến thuyền,...đều có hình ảnh hạ cờ và treo cờ.[3] Cuộc chiến tranh Tây Sơn và chúa Nguyễn là cuộc chiến tranh đầu tiên được tìm thấy trong sử Việt Nam ghi nhận việc treo và hạ cờ như hành động có tính biểu tượng.

Chiến tranh Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh Việt Nam
Thời gian1973-1975
Địa điểm
Nam Việt Nam
Tham chiến
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam
Việt Nam cộng hòa

Chiến tranh Việt Nam kể từ 1973 đến khi Việt Nam cộng hòa sụp đổ vào năm 1975 đã diễn ra cuộc chiến cắm cờ. Hai bên chiến đấu với nhau là phe Cách mạng, bao gồm Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại phe quốc gia Việt Nam cộng hòa. Hai bên đã tiến hành một cuộc chiến trên khắp miền Nam Việt Nam trong việc "giật đất giành dân", thường được phe Cách mạng gọi là chống lại "chiến lược tràn ngập lãnh thổ" của ngụy quyền Sài Gòn. Họ cho cắm cờ trên nóc nhà của người dân trong vùng họ chiếm được như một biện pháp tuyên truyền sự ủng hộ của người dân. Cuộc chiến kéo dài trong khoảng hai năm với việc treo và hạ cờ liên tục lẫn nhau.

Hình ảnh có tính biểu tượng cuối cùng là việc hạ lá cờ vàng tại Dinh Độc Lập và treo cờ giải phóng lên. Người lính Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã dùng chân giẫm lên lá cờ vàng của chế độ Việt Nam cộng hòa.

Cuộc chiến của những lá cờ giả

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phạm Văn Sơn 1959, tr. 227.
  2. ^ Phạm Văn Sơn 1968, tr. 382.
  3. ^ Nguyễn Phương 1968, tr. 381.