Thành viên:TUIBAJAVE/Nghiện và nỗ lực cai nghiện Wikipedia của TUIBAJAVE
Trang này là một bài luận chứa lời khuyên hoặc quan điểm của một hoặc nhiều thành viên Wikipedia. Bài luận không phải là quy định hay hướng dẫn của Wikipedia. Bài luận có thể đại diện cho tầm nhìn chung của đa số thành viên nhưng cũng có thể chỉ đại diện cho quan điểm của thiểu số. |
TUIBAJAVE cũng là thành viên bình thường như bao thành viên trên Wikipedia, vừa có tâm lý đóng góp và vừa mang cả tâm lý cai nghiện, và cũng như nhiều thành viên, quá trình tranh đấu cai nghiện chỉ thất bại.
Bài viết này là vấn đề rất cá nhân, nhưng đã có bài Nghiện hoạt động Wikipedia, nên tạm thời xem như nó là một bài viết nhỏ liên quan, có tính tham khảo, và do đó tạm để tại khu vực 'Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng'.
Các thời kỳ xung đột và Nội chiến Khả Vân
[sửa | sửa mã nguồn]Kể từ năm 2019 đến 2023, trải qua 5 năm, TUIBAJAVE và các tài khoản tiền thân đã trải qua 9 cuộc chiến tranh quy mô lớn, hầu hết là chống lại các bảo quản viên. Dù bị ăn các án cấm vô hạn nhưng cũng không làm lụi tàn sức sống mãnh liệt của một con nghiện, TUIBAJAVE vẫn quay lại mà không gì cản phá được. Có thể nói Lý thuyết Cú sốc không có tác dụng gì với tệ nghiện cả. Nó không thể làm sụt giảm tinh thần để dẫn đến rời bỏ Wikipedia. Sau các án cấm vẫn tiếp tục hoạt động, và cứ thế đã trải qua 3 đời tài khoản cốt lõi.[1]
Bên cạnh cuộc chiến tranh bên ngoài với các thành viên Wikipedia, từ bên trong TUIBAJAVE kể từ tháng 9 năm 2021 đã diễn ra cuộc nội chiến nội tâm tàn nhẫn, giữa hai luồng tư tưởng, Trường phái Ở lại Wikipedia và Trường phái Rời bỏ Wikipedia. Với kết quả bất phân thắng bại, và vì bất phân thắng bại, TUIBAJAVE vẫn ở lại Wikipedia. Việc chống nghiện đã dẫn đến sự phân hóa nội tâm sâu sắc, việc nội chiến không thể ngã ngũ, nghĩa là chống nghiện đã thất bại.[2]
Có thể nói, các biến cố dữ dội bên trong lẫn bên ngoài TUIBAJAVE đều có đủ, không chỉ nhiều mà còn sâu sắc. Nhưng tất cả đều không thể khiến rời bỏ nơi đây, Wikipedia. Do đó, việc thông hiểu cơn nghiện chính mình, giống như giải phẫu một cơ thể sống, xem xét từng bộ phận có lẽ là con đường duy nhất để thoát khỏi đây. Hay chí ít, giữ Wikipedia trong một khoảng cách vừa phải với cuộc sống.
Mổ xẻ cơ chế nghiện
[sửa | sửa mã nguồn]Biểu hiện: Muốn viết mọi thứ
[sửa | sửa mã nguồn]Đầu tiên là nhạy cảm với mọi thứ thông tin, cảm thấy chúng đặc biệt, thích thú tìm tòi chúng. Chẳng hạn, lướt TikTok thấy clip chia sẻ một món ăn đặc biệt, trong đầu ngay lúc đó ham muốn nghiên cứu và viết bài về món ăn đó. Lướt TikTok tiếp thấy clip chia sẻ một bãi biển nước xanh tuyệt đẹp, hay bất kỳ phong cảnh hữu tình nào, lập tức muốn tìm các bình luận xem nơi đó là địa điểm nào. Trong đầu hình dung viết về các thứ mà đôi mắt mình đã nhìn thấy. Cơ chế bệnh lý này tạm gọi là "phát hiện", "nhạy cảm và tìm tòi". Việc nhạy cảm với thông tin, hình ảnh của nhiều thứ thông qua hình ảnh, video thấy trên mạng internet là cơ chế tốt. Đó là cơ chế tốt hơn nhiều khi so với mấy cái đầu lười biếng, chả hạn lười đọc sách. Đó là khát khao tìm tòi của một người thuộc giới tri thức thật sự.
Thứ hai, ham muốn viết về thứ đã phát hiện, viết đầy ắp. Giai đoạn bệnh lý này là giai đoạn "bắt tay viết và muốn đầy ắp bài viết". Trong lòng cảm thấy vững chắc khi có kiến thức. Cảm thấy một cảm giác mạnh mẽ, an tâm khi kiến thức tăng dần. Việc viết bài được tiến hành, nỗ lực viết đầy, chỉ miễn cưỡng dừng khi đã tìm hết khả năng để có nguồn viết bài. Việc hiện thực hóa bài viết mong muốn về điều quan tâm mang đến lợi ích mở mang kiến thức không chỉ cho mình mà còn đóng góp cho Wikipedia.
Biểu hiện: Cầu toàn
[sửa | sửa mã nguồn]Khi bài viết đã hoàn thành nó vẫn sẽ tiếp tục tiêu hao nguồn lực cá nhân, về thời gian, sức lực,...khi tâm trí cứ đọc tới đọc lui, lòng vòng. Cơ chế bệnh lý này tạm gọi là "triệu chứng vòng lặp", nó xuất phát từ một tư tưởng mang tên chủ nghĩa cầu toàn, luôn muốn mọi thứ hoàn hảo. Dù chỉ là một dấu chấm, dù chỉ là một dấu phẩy. Và ám ảnh rằng, hình như vẫn chưa được tốt. Suy nghĩ không ngừng về cấu trúc bài, liệu đã hợp lý, các tiêu đề lớn, tiêu đề nhỏ liệu đã hợp lý. Cẩn trọng từng từ, rồi từng câu. Nghĩ về khả năng mở rộng, đặt liên kết, cẩn thận chú thích. Và tiếp tục suy xét tổng thể trong một chiều sâu tư duy, nghĩ về mọi khía cạnh của nó. Dù là hình thức, dù là nội dung. Vài ngày sau đó, thì mọi thứ này lặp lại như một vòng quay điên rồ.
Biểu hiện: Bệnh thành tích
[sửa | sửa mã nguồn]Khi bài viết được đưa lên mục BCB, lại muốn phát triển tiếp để ứng cử chất lượng. Mong muốn những gì mình thích và những gì mình đã làm có thể chạm tới đỉnh cao chất lượng. Sự ham muốn này càng được hun đúc, tăng dần khi quá trình tích lũy thành tích ngày càng nhiều. Tất cả là vì đóng góp Wikipedia, nhưng nó đã biến tướng thành tâm lý "đóng góp chứng tỏ". Điều này lại gia tăng bởi sự dễ dàng tìm kiếm và dịch lại các thành tựu từ ngôn ngữ khác, như BCB và BVT từ enwiki.
Hấp dẫn khác
[sửa | sửa mã nguồn]Các yếu tố khác gây hấp dẫn cũng góp phần vào nghiện Wikipedia. Chả hạn ám ảnh sứ mệnh khai hóa trong một dự án tập trung. Thói quen hóng chuyện đặc biệt là các bộ drama gây lộn kịch liệt trong cộng đồng, như các vụ bất tín nhiệm, đặc biệt bảo quản viên mà mình không ưa. Rơi vào bãi lầy tranh luận, lời sau chống hơi lời trước, triền miên khói lửa đấu khẩu, gồm với những người không ưa. Nếu không trực tiếp dính vào xung đột thì cũng vì nhiều chuyện đối với diễn biến quan hệ cộng đồng.
Nhu cầu và nỗ lực cai nghiện
[sửa | sửa mã nguồn]Xem xét trên góc độ lợi ích và thực tế cuộc sống thì ham muốn thông tin nên định hướng cho nghề nghiệp. Tức là nhạy bén thông tin và tạo dựng thông tin,...nhất thiết phải liên quan công việc kiếm tiền. Việc nhạy cảm và thích thú với phạm vi kiến thức quá rộng không phải là điều tốt. Và tệ hơn là bỏ nhiều nguồn lực kiến tạo bài, hoàn thiện bài. Vì nó làm yếu đi sự tập trung tổng lực cho cuộc sống. Dù sao, cơ chế này không thể và không nên loại bỏ, nó cần điều hướng hợp lý.
Điều tiết
[sửa | sửa mã nguồn]Điều tiết là các cố gắng cai nghiện Wikipedia theo cách 'giảm dần', với niềm tin khi ép cơn nghiện vào một cái khuôn chảy, hẹp dần hẹp dần. Do đó đề ra các khái niệm liên quan 2 phân kỳ cai nghiện: "nhỏ giọt", "hơi sương". Với nội dung chính là giảm dần hiện diện, và hiện diện nhưng chỉ quan sát không click chuột trên Wikipedia nữa, chỉ sửa đổi thật ít và tập dần như thế. Mỗi phân kỳ kéo dài qua nhiều tháng. Và đến 2023, một khái niệm mới ra đời, "hòa tan", bắt đầu phân kỳ thứ ba.[3]
Quy hoạch
[sửa | sửa mã nguồn]Quy hoạch là hoạt động bố trí, sắp xếp những công việc mình thích làm một cách có hệ thống. Liệt kê chi tiết và ngăn nắp chúng. Ghi lên các trang danh sách, chả hạn danh sách bài dự định viết, danh sách bài dự định ứng cử. Rồi từ đó có thể làm việc từ từ. Quy hoạch khiến mọi thứ được đầy đủ, không thiếu sót và do đó tâm lý an tâm, an tâm thì có thể làm việc chậm rãi. Chậm rãi sẽ khiến bớt nghiện Wikipedia. Khi ý thức mọi việc vẫn còn đó, ngay ngắn, bản thân sẽ an tâm tập trung cho công việc đời thực.
Chuyển đổi
[sửa | sửa mã nguồn]Từ 2023, chuyển sang "tiêu thụ tri thức" chứ không "đóng góp tri thức".[4] Kể từ nay chỉ đọc chứ không viết nữa. Đọc và đọc, chọn lựa và liệt kê bài yêu thích chỉ đọc, nghiên cứu. Lấy kiến thức làm lợi cho bản thân. Mặc kệ thế giới. Giống như phi công Rafe McCawley trong bộ phim điện ảnh 2001 Trân Châu Cảng, sau trận chiến chống Không quân Đức, anh bay về trong tự do: "nhiệm vụ với nước Anh đã hoàn thành, bây giờ ta có thể bay cho chính mình".
Hoạt động thay thế
[sửa | sửa mã nguồn]Hoạt động thay thế, nghĩa là để diệt cơn nghiện này phải tìm cơn nghiện khác thay vào.
Năm 2023, đã thay thế tình trạng nghiện bằng áp dụng dành thời gian cho TikTok, rồi sau đó là áp dụng xem phim JAV - 'tươi mát cả ngày'.
Tách rời
[sửa | sửa mã nguồn]Bản thân không nên quanh quẩn ở nhà, kể cả làm công việc gần nhà. Làm các công việc xa nhà, hay chí ít đến 6 giờ chiều mới về. Sự tách rời của không gian, phương tiện và hoạt động, làm gián đoạn thói quen. Các công việc mệt nhoài và chiếm dụng thời gian khiến đầu óc dần tập trung cho các công việc đó. Giải phóng một cơ chế đeo bám tâm trí, thói quen Wikipedia hằng ngày. Cuối cùng, cách hiệu quả nhất để cai nghiện Wikipedia là việc làm toàn thời gian hoặc gần như toàn thời gian.
Ngăn chặn
[sửa | sửa mã nguồn]Tốt nhất cần ngăn chặn từ đầu. Khi một tiêu đề được tạo ra, dự định ban đầu là viết sơ khai, chỉ phần mở bài thôi, nhưng rồi sớm muộn gì cũng bị cuốn hút vào việc viết, thêm chút nữa, rồi thêm chút nữa, rồi lại thêm chút nữa. Thế là hàng giờ được bỏ ra để hoàn thành bài viết. Lẽ ra một công việc: "đừng nên bắt đầu", bản thân thật sự không thể dừng lại.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thành viên:TUIBAJAVE/RC toàn thư, ngày truy cập 1 tháng 8 năm 2023
- ^ Thành viên:TUIBAJAVE/RC toàn thư (phần 3), Nội chiến Khả Vân, ngày truy cập 1 tháng 8 năm 2023
- ^ Thành viên:TUIBAJAVE/RC toàn thư (phần 3), ngày truy cập 1 tháng 8 năm 2023
- ^ Thảo luận Thành viên:TUIBAJAVE, 16:33, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC), ngày truy cập 1 tháng 8 năm 2023